4. NHIỆM VỤ DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƢỜNG PHỔ
4.1. Nhiệm vụ giáo dƣỡng kỹ thuật nghề nghiệp
Mỗi môn học kỹ thuật hay mô đun giáo dục nghề, nhiệm vụ giáo dƣỡng có hai nội dung chính. Hai nội dung này có thể trình bày tách biệt nhau hoặc tích hợp trong các nội dung dạy học cụ thể, đó là:
- Những kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật liên quan đến nghề nghiệp; - Những kỹ năng kỹ thuật nghề nghiệp;
Trang bị cho học sinh những hệ thống kiến thức về kỹ thuật, phù hợp với thực tiễn sản xuất liên quan đến nghề nghiệp, bao gồm:
- Các dạng vật liệu, năng lƣợng liên quan đến nghề nghiệp (vật liệu kim loại, nhựa composit, vật liệu điện, cơ năng, điện năng...);
- Các thông tin liên quan đến kỹ thuật (bản vẽ kỹ thuật, ký hiệu, sơ đồ cấu tạo máy...);
- Hệ thống kỹ thuật (các máy móc) và việc vận hành sử dụng chúng gắn liền với các chức năng của kỹ thuật nhƣ biến đổi, chuyển tải, lƣu trữ nhƣ các phƣơng pháp gia công vật liệu, phƣơng pháp sản xuất, lƣu trữ năng lƣợng, truyền xử lý thông tin, vận chuyển...
- Các nguyên lý kỹ thuật, các quy trình kỹ thuật công nghệ, phƣơng pháp tổ chức lao động, quản lý điều hành quá trình sản xuất;
- Các mối quan hệ của kỹ thuật – công nghệ đối với con ngƣời (xã hội), với tự nhiên và môi trƣờng.
Hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng kỹ thuật, bao gồm: - Kỹ năng biểu diễn vật thể trên các bản vẽ kỹ thuật;
- Kỹ năng đọc bản vẽ (bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ráp), sơ đồ (sơ đồ động của hệ thống máy móc, sơ đồ lắp ráp, sơ đồ nguyên lý, sơ đồ cấu tạo, sơ đồ mạch...)
- Kỹ năng sử dụng các công cụ lao động, các máy móc thiết bị liên quan đến nghề nghiệp và bảo quản chúng;
- Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo để kiểm tra, đánh giá tình trạng làm việc và phát hiện những hƣ hỏng của các thiết bị kỹ thuật;
- Kỹ năng lập kế hoạch lao động, chọn đúng các thông số kỹ thuật tƣơng ứng với nhiệm vụ cụ thể.
- Kỹ năng tổ chức lao động