Phƣơng pháp quy nạp

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 94 - 96)

3. CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC LOGIC

3.2. Phƣơng pháp quy nạp

Quy nạp đƣợc hiểu là sự đúc kết từ những cái đơn lẻ, trƣờng hợp riêng lẻ thành cái tổng thể chung cho các đơn lẻ đó. Dạy học theo phƣơng pháp quy nạp là tổ chức cho học sinh nhận thức theo con đƣờng từ những trƣờng hợp đơn lẻ và mối quan hệ của chúng đến một quy luật chung cho các trƣờng hợp riêng lẻ đó, thông qua con đƣờng khái quát hóa.

Tiến trình các bƣớc của phƣơng pháp quy nạp thực chất không trùng lặp lại tiến trình thực hiện phƣơng pháp phân tích - tổng hợp. Mặc dù vậy, phân tích tổng hợp có tầm quan trọng rất lớn cho việc thực hiện phƣơng pháp này. Bản chất quy nạp là từ những cái cụ thể sau đó tổng hợp lại thành tổng thể, cái mới, chung nhất cho các đơn lẻ. Kết quả của quy nạp là tìm ra công thức, các quy luật, các mệnh đề mới.

Trình tự tiến hành của phƣơng pháp này tùy theo mục tiêu dạy học mà có thể tổ chức dƣới những hình thức khác nhau, nhƣng bản chất của nó là theo con đƣờng quy nạp.

Theo Buhrdel17 thì cấu trúc tiến trình của phƣơng pháp nhƣ sau: (1) Phân tích từng trƣờng hợp riêng lẻ, tìm ra các đặc điểm của nó (các tính chất, mối quan hệ) sau đó tổng hợp lại các đặc điểm. Ví dụ: Vẽ đồ thị phác họa.

(2) Khái quát các đặc điểm chung nhất của các đơn lẻ. (3) Kiểm tra lại phạm vi hợp lý của sự khái quát.

Nhƣ vậy, khi thực hiện phƣơng pháp này giáo viên phối hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ thuyết trình, đàm thoại hoặc nêu vấn đề. Đối

17

Buehrdel, Reibetanz,Toelle (1988). Unterrichtsmethodik Maschinenwesen. VEB Verlag Technik Berlin, trang 30.

với các môn học khoa học kỹ thuật, tự nhiên, để tìm ra một quy luật nào đó giáo viên có thể tổ chức giờ học dƣới dạng thí nghiệm mà trong đó bản chất của nó là quy nạp.

Phạm vi sử dụng phƣơng pháp quy nạp:

- Phân tích từng trƣờng hợp riêng lẻ dựa theo những câu hỏi định hƣớng mục tiêu.

- Quan sát, phân tích, nắm bắt các mối quan hệ của sự vật, hiện tƣợng. Khái quát hóa từng trƣờng hợp riêng lẻ thành những quy luật, công thức mới.

Ví dụ: dạy quy luật bằng phƣơng pháp quy nạp: Truyền động

bằng dây đai

1. Phân tích các đơn lẻ:

Truyền động bằng dây đai là truyền động từ trục chủ động sang trục bị động (xem hình 19). Cho trƣớc các kích thƣớc r1, r2 và n1. Học sinh làm thí nghiệm để xác định tìm n2 và điền vào bảng nhƣ trong hình.

2. Đưa ra các đặc trưng chung cho các đơn lẻ: Học sinh hoạt động

nhóm để xác định mối quan hệ giữa tốc độ quay và đƣờng kính R1.n1 ~ R2.n2 cho các trƣờng hợp.

Từ các trƣờng hợp đơn lẻ học sinh rút ra đƣợc công thức chung cho sự truyền động bằng dây đai là: n1 * d1 = n2 * d2.

3. Giới hạn sự đúc kết: Giáo viên mở rộng thêm cho học sinh là

công thức luôn luôn đúng trong mọi trƣờng hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)