Nội dung dạy học về công nghệ gia công cơ khí trong

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 53 - 55)

2. NỘI DUNG DẠY HỌC KỸ THUẬT

2.4. Nội dung dạy học về công nghệ gia công cơ khí trong

TCCN và DN

2.4.1. Các yêu cầu nghề nghiệp cơ khí chế tạo đối với nội dung dạy học.

Hoạt động của ngƣời công nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đƣợc mô tả trong các bản mô tả nghề và trong các chƣơng trình đào tạo. Họ phải chiếm lĩnh đƣợc phƣơng pháp gia công và vận dụng một cách hợp lý. Kỹ thuật cơ khí chế tạo đòi hỏi ngƣời công nhân, kỹ thuật viên phải có những hoạt động phù hợp. Chính những hoạt động đó thể hiện rõ tính chất nghề nghiệp của họ và những

yêu cầu về nội dung đào tạo. Tất cả các nghề cơ khí chế tạo đều có các hoạt động chung sau đây:

-Tìm ra, đọc đƣợc và đánh giá đƣợc các thông tin công việc; -Lựa chọn, chính xác và đánh giá số liệu của công nghệ (ví dụ xác định đƣợc chế độ làm việc của máy);

-Điều chỉnh, sử dụng máy và các phƣơng tiện chế tạo khác (đồ gá…); -Kiểm tra theo dõi hoạt động của máy;

-Bảo trì và bảo dƣỡng máy móc, thiết bị.

Những hoạt động này không thể tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hay nói cách khác ngƣời công nhân kỹ thuật phải đƣợc trang bị một cách trọn vẹn toàn bộ kiến thức, kỹ năng về các hoạt động trên. Các giờ dạy về nội dung công nghệ gia công có nhiệm vụ phát triển khả năng nghề nghiệp của học sinh. Tùy theo tính chất riêng biệt của từng nghề nghiệp trong phạm vi liên quan đến kỹ thuật gia công mà có phạm vi và độ lớn các nội dung phù hợp với các hoạt động dƣới đây:

-Nhóm hoạt động tìm ra, đọc được và đánh giá thông tin công

việc: là những hoạt động chung nhất cho tất cả các nghề cơ khí. Ngƣời

công nhân có nhiệm vụ gia công biến đổi vật liệu, do vậy trƣớc tiên phải nghiên cứu bản vẽ và đánh giá các thông tin (bản vẽ, sơ đồ lắp ráp…). Những nghề hẹp nhƣ phay, tiện, hàn những công nghệ đơn, ngƣời công nhân phải đọc đƣợc bản vẽ chính của công nghệ đó. Công nhân nghề lắp ráp, nguội dụng cụ luôn làm việc với bản vẽ lắp ráp và bảng thiết bị linh kiện.... Nhƣ vậy đọc đƣợc bản vẽ là nhiệm vụ chung cho tất cả các nghề cơ khí chế tạo.

-Nhóm hoạt động lựa chọn, xác định và đánh giá số liệu công

nghệ: Nhiệm vụ quyết định chế độ làm việc của máy, phƣơng pháp chế

tạo, phƣơng tiện chế tạo tùy thuộc vào nghề nghiệp.

-Nhóm hoạt động sử dụng máy: Nhóm này có công việc tƣơng tự

nhau nhƣ xác định vị trí của vật cần gia công và định vị chúng, điều chỉnh, chuẩn bị máy và các phƣơng tiện gia công nhƣ dao tiện, khoan, đồ gá...

-Nhóm hoạt động kiểm tra theo dõi máy: Ngƣời công nhân kiểm

tra đo đạc trong quá trình sản xuất gia công dựa theo tiêu chuẩn, yêu cầu của các sản phẩm. Công nhân vận hành sử dụng máy không chỉ chú ý đến độ chính xác, chất lƣợng của sản phẩm mà còn phải thƣờng xuyên kiểm tra dụng cụ nhƣ dao, mũi khoan để thay thế khi cần thiết.

-Nhóm hoạt động bảo trì máy móc: Công nhân vận hành sử dụng

Do ảnh hƣởng của khoa học kỹ thuật nên quy trình hoạt động của công nhân kỹ thuật có thể thay đổi tùy theo mức độ yêu cầu đầu ra của quá trình đào tạo. Từ những hoạt động trong các nghề cơ khí chế tạo trên mà có các môn học hoặc mô đun phù hợp với từng đặc thù riêng biệt của từng nghề. Các môn hoặc các mô đun về công nghệ gia công chế tạo nhƣ: tiện, phay, bào, đo, gia công biến dạng… Các kiến thức, kỹ năng liên quan nhƣ vật liệu học kim loại, vẽ kỹ thuật, dung sai đo lƣờng, cơ kỹ thuật, điều khiển và điều chỉnh có thể tích hợp vào trong các mô đun hoặc các môn học độc lập.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)