2. CÁC KIỂU BÀI DẠY KỸ THUẬT
2.4. Kiểu bài dạy chế tạo
Nhiệm vụ lý luận dạy học của các bài dạy là tổ hợp các thao tác, kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành một chi tiết hay là toàn bộ sản phẩm.
Nhiệm vụ của ngƣời học trong kiểu bài dạy này khác với nhiệm vụ hình thành kỹ năng kỹ thuật ban đầu là: lập kế hoạch, tổ chức quá trình chế tạo, thực hiện chế tạo và đánh giá kết quả (sản phẩm) một cách độc lập.
Các giai đoạn của kiểu bài dạy chế tạo:
1. Giới thiệu và thảo luận về bài tập chế tạo (Giáo viên – học sinh) 2. Lập kế hoạch và tổ chức sự chế tạo (Học sinh – giáo viên) 3. Thực hiện chế tạo và đánh giá (Học sinh)
LUYỆN TẬP THÔNG TIN LÀM MẪU – LÀM THEO 1. Gây động cơ -Khơi dậy sự chú ý
-Đƣa ra nhiệm vụ bài thực hành,… -Nội dung lý thuyết thực hành -Qui trình
2. Làm mẫu – làm theo
-Giáo viên làm mẫu và giải thích nhƣ thế nào, tại sao...
-Học sinh làm theo lặp lại các thao tác
3. Luyện tập
-Học sinh luyện tập các bài tập tƣơng tự -Giáo viên quan sát, giúp đỡ
Những thao tác và kỹ năng này nằm trong một trình tự công việc nhƣ: thiết lập kế hoạch chế tạo (thiết kế), lựa chọn phôi (nguyên liệu hoặc bán thành phẩm), lựa chọn công cụ và các thiết bị gá lắp, lựa chọn kích thƣớc, gia công chi tiết, lắp ráp và tu chỉnh sản phẩm, thử và kiểm nghiệm… Nhiệm vụ chủ yếu của kiểu bài dạy này là củng cố và phát triển những kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật và công nghệ khi chế tạo sản phẩm kỹ thuật.
Xét về tiến trình thực hiện bài dạy, kiểu bài dạy này có thể thực hiện theo phƣơng pháp dạy thực hành ba bƣớc – 3B:
Hình 26: Cấu trúc phương pháp dạy thực hành ba bước – 3 B