Tiến trình dạy nguyên lý kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 106 - 108)

4. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP LOGIC

4.3.2. Tiến trình dạy nguyên lý kỹ thuật

Vì nguyên lý hoạt động của thiết bị kỹ thuật thƣờng trừu tƣợng, nên thiết bị trực quan ở đây có thể là sơ đồ, hình vẽ và mô phỏng động trên máy vi tính. Có thể tiến hành theo các bƣớc sau:

Bước 1. Giáo viên đưa ra tổng thể: sơ đồ cấu tạo, mô hình, hình

ảnh hay vật thật. Nêu nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận và chi tiết, nguyên lý hoạt động của từng phần.

Bước 2. Đặt xung lượng giải quyết: Giáo viên đặt câu hỏi kích

thích học sinh với nội dung câu hỏi là điểm xuất phát của các dòng (năng lƣợng, thông tin, vật liệu).

Bước 3.Giáo viên giải thích nguyên lý hoạt động tổng thể, nhấn

mạnh nơi xảy ra hiện tƣợng bản chất.

Có nhiều cách để thực hiện dạy học nguyên lý:

Cách 1: Để học sinh tự phát hiện ra nguyên lý thông qua thực hành và

Cách 2: Học sinh phát hiện ra nguyên lý thông qua quan sát thực

hành và thí nghiệm của ngƣời dạy;

Cách 3: Học sinh tự phát hiện ra nguyên lý thông qua mô tả của

ngƣời dạy về việc thực hành hoặc thí nghiệm;

Cách 4: Ngƣời dạy giảng trực tiếp nội dung nguyên lý. Tuy nhiên,

việc dạy nguyên lý theo con đƣờng gián tiếp sẽ có hiệu quả hơn nhiều.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

Câu 1: Phƣơng pháp dạy học là gì? Hãy nêu các đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp dạy học.

Câu 2: Hãy cho ví dụ để thấy rõ tính phong phú, đa dạng và phức tạp của việc phân loại các phƣơng pháp dạy học. Khi phân loại phƣơng pháp dạy học, cần lƣu ý những cơ sở chung quan trọng nào?

Câu 3: Hãy trình bày cách phân loại phƣơng pháp dạy học theo mô hình cấu trúc mặt ngoài, mặt trong của Lothar Klingberg.

Câu 4: Hãy trình bày cách phân loại phƣơng pháp dạy học theo mô hình tổng hợp ba cấp độ: Bình diện quan điểm dạy học, bình diện phƣơng pháp dạy học cụ thể và bình diện kỹ thuật dạy học.

Câu 5: Quan điểm dạy học là gì?

Câu 6: Hãy giải thích và cho ví dụ về các kỹ thuật dạy học.

Câu 7: Hãy phân tích những cơ sở lựa chọn phƣơng pháp dạy học.

Câu 8: Hãy phân tích quan điểm dạy học khám phá, dạy học định hƣớng giải quyết vấn đề và dạy học định hƣớng hoạt động trong dạy kỹ thuật.

Câu 9: Hãy giải thích đặc trƣng của các phƣơng pháp dạy học logic (phân tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, kế thừa phát triển) và cho ví dụ gắn với nội dung chuyên ngành.

Câu 10: Hãy trình bày đặc điểm, yêu cầu của việc dạy khái niệm trong dạy học kỹ thuật. Cho ví dụ về cách dạy khái niệm bằng phƣơng pháp phân tích-tổng hợp và phƣơng pháp quy nạp.

Câu 11: Hãy nêu đặc trƣng, yêu cầu và tiến trình của việc dạy cấu tạo thiết bị kỹ thuật. Cho ví dụ về dạy cấu tạo thiết bị kỹ thuật bằng phƣơng pháp phân tích-tổng hợp.

Câu 12: Hãy nêu những yêu cầu và tiến trình của việc dạy nguyên lý kỹ thuật. Hãy trình bày các phƣơng pháp tổng hợp có thể sử dụng để dạy học nguyên lý.

Chƣơng 5

KIỂU BÀI DẠY KỸ THUẬT

Mục tiêu chương 5: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:

Nêu được những kiểu bài dạy phổ biến trong giảng dạy kỹ thuật.

Giải thích được đặc trưng của các kiểu bài phân tích, giải thích

minh họa và nêu rõ được những ưu, nhược điểm của kiểu bài dạy này; Nêu được những điểm mà người giáo viên kỹ thuật khi sử dụng kiểu bài dạy này cần phải lưu ý.

Phân tích được những đặc trưng của kiểu bài dạy thiết kế kỹ thuật;

Trình bày được các giai đoạn và những dạng thiết kế theo mức độ nhận thức của học sinh của kiểu bài dạy thiết kế kỹ thuật; Phân tích được các kiểu nhiệm vụ kỹ thuật trong kiểu bài dạy này!

Nêu được đặc trưng và ý nghĩa của kiểu bài dạy hình thành kỹ

năng ban đầu; Trình bày được phương pháp dạy thực hành 4 bước và nêu những lưu ý khi thực hiện phương pháp này.

Giải thích được nhiệm vụ của kiểu bài dạy chế tạo; Trình bày được

các giai đoạn của kiểu bài dạy chế tạo và phân tích cấu trúc của phương pháp dạy thực hành 3 bước.

Trình bày được những ưu điểm của kiểu bài dạy phối hợp thiết kế -

chế tạo so với kiểu bài dạy thiết kế và kiểu bài dạy chế tạo.

Giải thích được cấu trúc mô hình phương pháp dạy thực hành 6 bước.

Trình bày được chức năng của thí nghiệm kỹ thuật; Giải thích được

ý nghĩa của kiểu bài dạy thí nghiệm kỹ thuật và trình bày các giai đoạn tiến hành kiểu bài dạy này!

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)