PHƢƠNG TIỆN NHÌN

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 129 - 132)

2.1. Phạm vi sử dụng của phƣơng tiện nhìn

Sự tiếp thu thông tin qua nhìn tốt hơn qua nghe và lƣu giữ lại đƣợc khoảng 30%. Để truyền thụ các nội dung dạy học đƣợc dễ dàng, có nhiều nội dung cần phải đƣợc giới thiệu với học sinh bằng vật thật, sự việc thật. Nhƣng trong thực tế nhiều vật thật quá lớn, quá nhỏ, quá đắt tiền, quá dơ bẩn, quá nguy hiểm, khó đến gần, xảy ra quá nhanh... Trong những trƣờng hợp đó, biện pháp tốt nhất cho thầy giáo 1à sử dụng một mô hình hay tranh, ảnh. Đôi khi đồ vật có sẵn và có thể mang đến lớp đƣợc nhƣng do đặc tính của nó không thể trình bày đƣợc rõ ràng (ví dụ, nó bị che khuất bởi một vật khác ) nên có thể sử dụng các biện pháp tình diễn khác, vừa thực tế vừa có lợi cho học sinh hơn.

Có sự vật có thể không tồn tại hay tồn tại ở dạng không thể quan sát đƣợc. Lúc đó giáo viên chỉ có thể giới thiệu nó dƣới dạng hiệu quả của nó. Ví dụ, để biết đƣợc tác dụng của dòng điện lên cơ thể con ngƣời, thầy giáo không thể cho dòng diện chạy vào ngƣời hay một sinh vật cụ thể nào mà chỉ có thể trình bày qua các hình vẽ mô tả cảnh ngƣời bị điện giật.

Ngày nay, có thể nói chúng ta đang ở trong một xã hội nhìn, một xã hội mà trừ lúc ngủ, con ngƣời luôn luôn nhìn thấy và học đƣợc bao điều

mới lạ. Chƣơng trình TV phát suốt ngày; báo chí tập san đủ loại thông tin tràn ngập trên các sạp bán báo, trong hiệu sách; các tranh quảng cáo, panô, áp phích lớn nhỏ đƣợc trƣng lên khắp nơi, các biển báo giao thông đủ loại trên khắp nẻo đƣờng, bắt ngƣời ta phải nhìn và ghi nhớ một điều gì đó.

Có ba 1ý do chính mà phƣơng tiện nhìn đƣợc sử dụng trong dạy học là:

- Có sự bất lợi khi dùng vật thật.

- Phƣơng tiện nhìn có thể giải thích các nguyên 1ý tốt hơn.

- Khi mà vật thật xuất hiện ở những thời điểm khó quan sát hay thực tế không thể nhìn thấy đƣợc.

Bởi vì tính hiệu quả cao của phƣơng tiện nhìn nên việc thiết kế và sử dụng có hiệu quả phƣơng tiện nhìn trong dạy học 1à vấn đề đặc biệt quan trọng cần đƣợc nghiên cứu một cách cẩn thận.

2.2. Chức năng của phƣơng tiện nhìn

Chức năng chính của phƣơng tiện nhìn 1à một phƣơng tiện truyền thông trình bày sự việc cụ thể hơn 1à nói và viết. Lời nói luôn luôn biến hóa, lời nói và chữ viết không thể nào giống y nhƣ vật mà chúng muốn mô tả. Phƣơng tiện nhìn 1à một phƣơng tiện tƣợng hình, thƣờng 1à nó giống nhƣ vật mà nó muốn mô tả và có các chức năng sau:

- Thúc đẩy, lôi cuốn sự chú ý của học sinh: Phƣơng tiện nhìn có tác dụng thúc đẩy việc học tập của học sinh, làm tăng thêm sự thích thú khi theo dõi bài học. Chúng có tác động lôi cuốn và kéo dài sự chú ý, tạo ra sự xúc động. Chúng có thể nhấn mạnh các nội dung quan trọng bằng các hình thức biểu diễn và màu sắc đặc biệt.

- Đơn giản hóa: Phƣơng tiện nhìn có thể đơn giản hóa các thông tin phức tạp và làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phƣơng tiện nhìn có thể minh họa, làm rõ hơn cấu tạo của các vật thể không thể nhìn thấy đƣợc.

- Giải thích: Phƣơng tiện nhìn còn có chức năng giải thích cấu tạo, nguyên lý; giải thích quan hệ giữa các phần tử hay khái niệm nghiên cứu.

2.3. Các loại phƣơng tiện nhìn

2.3.1. Phương tiện nhìn tĩnh không gian hai chiều

Có nhiều cách phân loại phƣơng tiện nhìn khác nhau. Ngƣời ta có thể phân loại theo khả năng chuyền động của nó nhƣ động - tĩnh; qua chiếu và không qua chiếu; không gian hai chiều và ba chiều.

Phƣơng tiện nhìn tĩnh không gian hai chiều có thể chia làm ba loại: hiện thực, tƣơng tự và cấu trúc mà nó có thể là dùng để chiếu hoặc không

tùy hình thức sử dụng. Nếu dùng để chiếu thì ngƣời ta thiết kế nó lên phim đèn chiếu, slide hoặc giấy thƣờng để chiếu trên máy phản quang. Nếu dùng để không chiếu thì ngƣời ta có thể thiết kế thành tranh treo tƣờng...

- Phƣơng tiện nhìn hiện thực 1à các phƣơng tiện đƣợc trình bày giống vật thật trong một không gian tạo cảm giác ba chiều nhƣ tranh vẽ, ảnh thật.

- Phƣơng tiện nhìn tƣơng tự chuyển tải một nội dung nào đó thông qua hình tƣơng tự, ví dụ hình cấu trúc các mạng tinh thể kim loại...

- Phƣơng tiện nhìn cấu trúc là phƣơng tiện mô tả các mối quan hệ của các thành phần nội dung, ví dụ: lƣu đồ, đồ thị, sơ đồ, biểu đồ...

Một số phƣơng tiện nhìn cấu trúc:

Biểu đồ là một loại hình vẽ trình bày các mối quan hệ tóm tắt giữa hai hoặc nhiều đại lƣợng có liên quan. Biểu đồ có các dạng nhƣ:

- Biểu đồ cấu trúc nhƣ cấu trúc hành chính của cơ quan - Biểu đồ phân loại

- Biểu đồ chỉ thời gian - Biểu đồ bảng

Đồ thị trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố bằng số liệu và nêu lên xu hƣớng phát triển của các mối quan hệ đó. Các biểu đồ bảng có thể chuyển thành dạng đồ thị vì nó dễ quan sát hơn. Đồ thị có các dạng sau đây:

- Đồ thị dạng đƣờng - Đồ thị dạng thanh - cột

- Đồ thị dạng bánh tròn chia độ %

2.3.2. Các phương tiện nhìn không gian ba chiều

Phƣơng tiện nhìn không gian ba chiều gồm vật thật và mô hình. Vật thật 1à những máy móc, bộ phận, chi tiết thật có thể làm việc đƣợc trong thực tế sản xuất. Để hỗ trợ cho trực quan của học sinh trong giờ học giới thiệu những vật thật đƣợc xem là biện pháp có hiệu quả cao. Tính chất đặc trƣng của loại phƣơng tiện này 1à xác thực và nguyên bản. Có thể liệt kê vào loại phƣơng tiện dạy học này các thiết bị thí nghiệm, trang thiết bị của xƣởng trƣờng (dụng cụ, máy móc thiết bị) vật liệu, mẫu các chi tiết riêng biệt, bộ sƣu tập khoáng sản, sinh vật, quặng mỏ, bộ mẫu thực vật.. Trong quá trình dạy, nêu ƣu tiên sử dụng các vật thực kết hợp với các phƣơng tiện khác. Đối với những vật thật có kích thƣớc lớn, khối lƣợng lớn không thể dùng trực tiếp trên lớp học đƣợc thì sử dụng hình thức tham quan hoặc dùng tranh ảnh hay các phƣơng tiện dạy học khác. Việc tháo và lắp các vật thật trong lúc học thực tế giúp cho học sinh khả

năng tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng chi tiết và của toàn hệ thống. Trong các phòng học chuyên môn, các cơ sở đào tạo nên trang bị các mẫu vật liên quan đến chuyên môn, một mặt làm chức năng trực quan cho học sinh, và mặt khác, tạo điều kiện cho học sinh làm quen với các đồ vật thiết bị này.

Mô hình 1à loại phƣơng tiện nhằm cung cấp những kinh nghiệm giả tạo qua việc phản ánh cấu trúc không gian của đối tƣợng thực. Qua đó học sinh sẽ có đƣợc điều kiện để nghiên cứu bản chất của vật thật. Trong thực tế dạy học có những điều kiện hạn chế không thể sử dụng vật thực quá lớn, quá dơ bẩn, quá đắt tiền, quá nhỏ hoặc không tồn tại nữa hoặc nhằm các mục tiêu dạy học nhất định nào đó, giáo viên có thể sử dụng mô hình. Giá trị của mô hình là có khả năng truyền đạt thông tin nội dung dạy học liên quan đến đối tƣợng vật thật đó. Tùy theo mục đích sử dụng mà mô hình đƣợc phân thành các loại sau:

Mô hình tỷ lệ: đây 1à loại mô phỏng vật thật theo một tỷ lệ có thể 1à thu nhỏ hay phóng lớn theo một tỷ lệ nhất định nào đó, nhằm giúp cho học sinh hình dung đƣợc đối tƣợng thực.

Mô hình giản hóa: là loại mô hình không cần đúng tỷ lệ, thƣờng tạo thành một hình dạng tƣơng đối giống vật thực dùng để trang bị cho học sinh hình ảnh khái quát chung về đối tƣợng nghiên cứu.

Mô hình cắt hay vật cắt: là loại mô hình có các bộ phận bị chặt bổ nhằm trình bày những cấu trúc bên trong của vật thể, ví dụ: động cơ các loại, v.v...

Mô hình tháo lắp là loại mô hình bao gồm những thành phần tách

rời ra đƣợc và có thể ráp lại nhƣ cũ, nhằm trình bày các mối liên hệ của bộ phận và toàn bộ hay các bộ phận với nhau và nó có thể dùng luyện kỹ năng tháo lắp.

Mô hình phỏng tạo: Đây 1à loại mô hình có thể trình bày sự chuyển động đặc trƣng của vật thể, thƣờng đƣợc kết hợp giữa một số vật thực và một số bộ phận đƣợc biến đổi dùng để nhấn mạnh những đặc điểm hoạt động của các bộ phận chính, ví dụ mô hình trình bày hệ thống điện xe hơi... giúp học sinh quan sát đƣợc toàn cảnh sự vật hiện tƣợng.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Giáo trình dùng cho sinh viên, học viên sư phạm kỹ thuật Nguyễn Văn Tuấn (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)