Tỷ lệ lượng RAT tiêu thụ ở các kênh của những người được điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 96)

Bảng 3 .23 Ý kiến đánh giá về sự ảnh hưởng của nhân tố thị trường

Bảng 3.25 Tỷ lệ lượng RAT tiêu thụ ở các kênh của những người được điều tra

Địa điểm bán Tỷ lệ lượng RAT tiêu thụ (%)

Chợ bán buôn 0

Chợ bán lẻ 0

Trung tâm thương mại 23

Siêu thị 40

Cửa hàng 32

Doanh nghiệp 5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)

Hiện nay, các cửa hàng tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên là chưa nhiều và chưa phủ kín được toàn thành phố, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố - nơi có nhiều người thu nhập cao, vì vậy nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết đến những địa điểm kinh doanh RAT hoặc địa điểm kinh doanh RAT không thuận lợi cho việc mua sắm của họ. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định mua sắm vì trong thời đại bận rộn, ai cũng muốn mọi thứ thật thuận tiện, tránh gây mất thời gian và công sức chỉ để đi mua rau.

Qua việc khảo sát tỷ lệ lượng RAT tiêu thụ của người tiêu dùng tại các điểm bán, có thể thấy, lượng RAT chủ yếu được mua tại các siêu thị (40%) và các cửa hàng chuyên bán RAT (32%) do giá cả phải chăng và có phần tiện lợi hơn so với mua rau ở trung tâm thương mại (40%). Chỉ một phần nhỏ (5%) người tiêu dùng mua rau của doanh nghiệp do phần lớn doanh nghiệp phân phối rau cho các nhà hàng, siêu thị, quán ăn, ít khi bán lẻ.

Ngoài kênh bán hàng truyền thống, trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển, người tiêu thụ không chỉ ra chợ mới mua được rau mà có thể mua hàng qua điện thoại hoặc mua hàng trực tuyến vô cùng thuận tiện qua kênh facebook. Người bán hàng không cần có cửa hàng vẫn có thể kinh doanh, giới thiệu mặt hàng rau cho người tiêu dùng và người tiêu dùng vẫn có thể đặt hàng, nhận hàng tại nhà mà không cần phải mất thời gian đi chợ. Với kênh này, người tiêu thụ chủ yếu là người trẻ có khả năng sử dụng công nghệ, là người đã có mối quan hệ với người bán từ trước hoặc được người quen tin tưởng giới thiệu. Người tiêu dùng chỉ cần xem mạng, vô tình thấy hình ảnh rau tươi ngon cũng có thể đặt hàng mua

rau ngay cho bữa ăn của gia đình theo thực đơn rau mà cửa hàng đã có sẵn trong ngày hoặc đặt mua rau theo gói tuần, gói tháng… mà tùy cửa hàng có chính sách đặt hàng riêng hợp lý. Khi mua hàng qua kênh này, người bán hàng sẽ chở hàng đến tận nơi cho người tiêu dùng theo đúng đơn đặt hàng, do đó, kênh này rất phù hợp với những gia đình trẻ bận rộn, không có thời gian đi chợ mua sắm.

Phần lớn lượng rau an toàn được cung ứng vào TP Thái Nguyên do chính TP Thái Nguyên và các huyện lân cận cung cấp, một số lượng rất nhỏ rau an toàn được cung cấp bởi các tỉnh/thành phố lân cận hoặc nhập từ Đà Lạt về, điều này vừa không đủ cung cấp rau an toàn cho người dân thành phố, vừa khó khăn trong việc người tiêu dùng kiểm chứng chất lượng thực sự của rau an toàn.

Trong hoạt động Marketing, khả năng tiếp thị của người nông dân bị giới hạn do họ thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu phương tiện và thiếu vốn để thực hiện. Họ chỉ biết sản xuất RAT và khả năng sản xuất của họ còn được phát huy khi sản phẩm RAT có thị trường rộng. Hiện nay, khâu tiêu thụ phần lớn vẫn trông chờ vào các tổ chức kinh tế của Nhà nước, chỉ có một số ít nông dân đã tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình. Nếu không tiêu thụ được họ chỉ bán như rau thường tại các chợ tuyền thống.

3.4. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên Nguyên

3.4.1. Những mặt đạt được

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có những chính sách, chủ trương và biện pháp tích cực trong tổ chức quản lý đối với ngành RAT, tỉnh đã thực hiện xây dựng và triển khai thực hiện một số đề án phát triển sản xuất RAT, quy hoạch các vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh, ban hành một số chế độ chính sách khuyến khích việc đầu tư sản xuất RAT.

Tỉnh đã xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc quy định kiểm tra, đánh giá, phân loại, thực hiện thủ tục hành chính,… trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản nói chung và RAT nói riêng đã cơ bản được hoàn thiện, thống nhất theo nội dung của Thông tư 45/2014/TT- BNNPTNT và Thông tư 51/2014/TT-BNTPTNT.

Cán bộ, công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực quản lý chất lượng nông sản của tỉnh, thành phố, huyện đã được đào tạo, tập huấn các nội dung cơ bản theo quy định việc thực hiện công tác quản lý chất lượng.

Sản xuất rau đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các cây trồng khác trên địa bàn, vì vậy, người nông dân đã chuyển từ sản xuất lúa sang sản xuất màu nhiều hơn.

Một số cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến kinh doanh các sản phẩm nông sản nói chung và rau nói riêng đã được hướng dẫn các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm và bước đầu có ý thức tiếp thu, thực hiện theo các quy định để đảm bảo sản xuất sản phẩm an toàn.

Giá trị sản xuất RAT cao hơn rau sản xuất theo phương thức truyền thống. Tuy nhiên, giá RAT và giá rau trồng theo phương pháp truyền thống có sự chênh lệch không nhiều. Nguyên nhân là do người dân vẫn còn tâm lý ưu chuộng và chưa có thói quen sử dụng RAT theo quy chuẩn, mặc dù nhận thức hiểu biết về RAT được phổ biến nhiều. Qua thực tế tìm hiểu, mặc dù chênh lệch về giá RAT và rau sản xuất theo phương pháp thông thường chưa nhiều, nhưng rau vẫn là nguồn mang lại thu nhập chính của các hộ.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

- Công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch vùng sản xuất RAT, chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất RAT còn chậm, do vậy diện tích sản xuất RAT còn nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, hạn chế về kinh phí thực hiện lấy mẫu rau để kiểm tra chất lượng rau; cơ cấu lại diện tích rau trồng có chất lượng cao, diện tích rau trồng tập trung chuyên canh, diện tích RAT mới chỉ ở giai đoạn khởi động và diễn ra tương đối chậm; tổn thất trong khâu thu hoạch, vận chuyển rau lớn làm giảm hiệu quả sản xuất, tăng gia thành sản phẩm rau.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ: Khâu chế biến rau còn nhiều hạn chế cả về công suất chế biến, trình độ công nghệ và phương thức bảo quản chế biến; Cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, chi phí vận chuyển cao làm gia tăng giá thành sản phẩm rau; Môi trường, điều kiện tiếp cận thông tin thị trường và công nghệ còn thấp;

Chưa có hệ thống kho dự trữ, kho lạnh, bảo quản, việc bảo quản bằng kỹ thuật lạnh chưa được sử dụng nhiều do giá thành còn cao; Các vùng trồng rau chuyên canh chưa được đầu tư đầy đủ hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu, khu nhân giống, nhà xử lý sơ chế, bảo quản đóng gói sản phẩm, hệ thống nhà lưới, hệ thống bơm tưới nước tự động. Chưa có máy thử nhanh dư lượng chất BVTV và phân tích nhanh các chỉ số trong rau và chưa có hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ tại các điểm bán hàng.

- Việc thực hiện yêu cầu của RAT: Các hộ sản xuất chưa thực hiện đầy đủ hoàn toàn theo yêu cầu sản xuất RAT như ghi chép nhật ký đồng ruộng, chưa kiểm tra mẫu đất, mẫu nước thường xuyên, không lưu trữ hồ sơ khi mua và sử dụng phân bón.

- Hình thức sản xuất: Hình thức sản xuất rau hiện nay vẫn chủ yếu là các nông hộ, các trang trại sản xuất rau chuyên canh vẫn chưa phát triển mạnh, vai trò của các HTX chế biến tiêu thụ rau còn hạn chế. Việc hình thành và phát triển các HTX chuyên sản xuất RAT còn rất ít. Đa số các HTX sản xuất RAT mới chỉ dừng lại ở các khâu cung cấp dịch vụ đầu vào, tổ chức tiến hành tập huấn kỹ thuật, tiếp nhận vật tư từ các tự án… Mô hình các HTX trang trại hoạt động khép kín từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào (giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV, điện, thủy lợi,…) cho sản xuất đến chế biến, lưu thông phân phối tiêu thụ RAT còn ít, chưa có nhiều sự hợp tác liên kết chặt chẽ trong sản xuất RAT. Năng lực hoạt động và quản lý của các HTX còn yếu kém, sự liên kết giữa HTX với xã viên, giữa các xã viên với nhau, giữa các HTX với nhau, HTX với các doanh nghiệp… còn chưa phát triển mạnh.

- Mạng lưới tiêu thụ: Việc tiêu thụ chưa được nhà nước quan tâm tìm đầu ra cho người sản xuất. Mạng lưới tiêu thụ thưa thớt, manh mún, nhỏ lẻ, địa điểm kinh doanh chưa thuận tiện, chưa xây dựng được hệ thống có quy mô đủ lớn và đủ tiêu chuẩn. Khả năng giao dịch, đàm phán của các doanh nghiệp, hộ dân, HTX… sản xuất rau với các khách hàng còn yếu, chưa tạo được lợi thế trong đàm phán, ký hợp đồng; thị trường RAT chưa ổn định. Sản lượng rau mới chỉ dừng lại ở tiêu thụ trong địa bàn thành phố và một phần nhỏ xuất cho địa bàn ngoại tỉnh, chưa đủ tiêu chuẩn, công suất, sản lượng và tìm được đầu ra thị trường xuất khẩu. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ các đơn vị trên địa bàn TP không làm được thì sẽ có các đơn vị ngoài vào thực hiện, chiếm mất thị phần RAT tiềm năng của thành phố.

- Công tác quản lý, giám sát: Công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV, quản lý môi trường, kiểm soát quy trình sản xuất rau, tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất RAT, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap…chưa được thực hiện quyết liệt, chưa có được các biện pháp quản lý hữu hiệu. Số HTX, cơ sở sản đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm RAT còn ít, thủ tục hành chính để được cấp giấy chứng nhận còn phức tạp và mất nhiều chi phí. Kỹ thuật sản xuất nhiều nơi còn chưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và sự giám sát trong quản lý kỹ thuật bị buông lỏng. Việc giám sát chất lượng rau lưu thông trên thị trường chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng đưa rau thường cửa hàng RAT để tiêu thụ.

- Xây dựng thương hiệu: Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm RAT và rau theo tiêu chuẩn VietGAP còn hạn chế, khách hàng chưa nhận diện được nguồn gốc sản phẩm, chưa xây dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng.

- Hiệu quả kinh tế: Giá RAT thông thường và RAT theo tiêu chuẩn VietGap với sự khác biệt chưa đủ chênh lệch so với chi phí và công sức sản xuất, hiệu quả kinh tế chưa cao nên chưa tạo động lực cho người sản xuất đầu tư mở rộng phát triển. 3.4.2.2. Nguyên nhân

- Từ chính sách Nhà nước: Cơ chế chính sách chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ nên chưa khuyến khích được ngành RAT phát triển, công tác quản lý thị trường tiêu thụ RAT còn lỏng lẻo, chưa có chính sách mạnh khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ cho vùng sản xuất RAT; các chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất – tiêu thụ RAT. Việc chứng nhận chất lượng và công bố chất lượng RAT chưa được quan tâm đúng mức; thủ tục hành chính để cấp chứng nhận còn chưa được đơn giản hóa; đa số RAT chưa được chứng nhận, công bố hoặc có thương hiệu để phân biệt với rau không an toàn nên người tiêu dùng chưa yên tâm sẵn sàng trả giá cao hơn. Hoạt động tuyên truyền chưa thực sự mạnh mẽ, sâu rộng, đi sâu vào tiềm thức của người dân, nâng cao hiểu biết và ý thức về tầm quan trọng của việc sử dụng RAT. Chính sách cho nông dân vay còn hạn chế, lãi suất cao.

- Từ phía người sản xuất: Vốn đầu tư của người sản xuất hạn chế, trình độ văn hóa còn thấp, trình độ tay nghề thấp, tác phong và tư duy của người sản xuất

nhỏ chưa quen với điều kiện nền kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, thói quen mạnh ai nấy làm, thiếu sự hợp tác, chia sẻ và thiếu ý thức làm việc theo nhóm, công tác tổ chức lao động SXKD còn thấp, thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn làm việc hợp lý và hiệu quả.

- Từ phía người tiêu dùng: Người tiêu dùng vẫn có tư tưởng ưa chuộng đồ rẻ và địa điểm mua thuận tiện, chưa có cái nhìn tổng quan về RAT, chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của RAT, chưa phân biệt được rau thường và RAT và chưa có khả năng đánh giá đúng về chất lượng và giá cả sản phẩm.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 4.1. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT góp phần nâng cao nhu cầu của cuộc sống, bảo vệ an toàn môi trường sống, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên cơ sở nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm RAT trên địa bàn TP, đảm bảo toàn bộ người dân TP Thái Nguyên đều được sử dụng sản phẩm RAT, hướng tới nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh, cung cấp ra địa bàn trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Đẩy mạnh việc phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh TP Thái Nguyên, phát huy tối đa các nguồn lực.

Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất RAT quy mô tập trung, xây dựng hệ thông kênh phân phối chuyên nghiệp chuyên sâu, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm RAT bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ như cầu của thị trường thành phố, phân phối trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu thu ngoại tệ.

Phát triển sản xuất RAT đạt được sự tăng trưởng về quy mô diện tích, sản lượng và chất lượng VSATTP, đạt các tiêu chuẩn VietGAP, các tiêu chuẩn quy định về sản phẩm RAT. Phát triển thị trường tiêu thụ RAT, từng bước đáp ứng yêu cầu về RAT của người tiêu dùng về chất lượng, số lượng và giá cả ổn định, phù hợp.

Phát triển sản xuất RAT tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người sản xuất. Giảm thiểu tác động gây ảnh hưởng, gây ô nhiễm môi trường.

Thay đổi xu hướng và cách ứng xử của người sản xuất rau và người tiêu dùng theo hướng chủ động, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất rau có trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm và sức khỏe của cộng đồng, đặt lợi ích lâu dài lên trên lợi ích trước mắt.

4.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Để phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT, cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ trên cơ sở phải sử dụng tốt các điều kiện sản xuất - kinh doanh từng bước hạn chế và khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực đến việc mở rộng phát triển sản xuất RAT, có các biện pháp hỗ trợ tích cực cho các việc phát triển các địa điểm, mạng lưới tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố.

4.2.1. Đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch và duy trì vùng sản xuất RAT

Chính quyền địa phương cần có những biện pháp thúc đẩy nhanh, tiến hành việc thực hiện quy hoạch vùng RAT như: Rà soát lại các địa bàn có diện tích trồng rau lớn, kiểm tra phân tích mẫu đất, mẫu nước ở những vùng này, trước mắt lựa chọn những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để triển khai; khuyến khích các hộ nằm trong các vùng quy hoạch thành lập các mô hình HTX, THT để thuận tiện trong công tác quản lý và duy trì vùng quy hoạch RAT, đưa ra những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể đối với từng hộ dân tham gia và các chủ nhiệm HTX, THT để các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)