- Quy mô diện tích đất trồng RAT được quy hoạch qua các năm
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên gồm có 21 phường và 11 xã. Các phường nội thành của thành phố Thái Nguyên bao gồm: Cam Giá, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quan Triều, Quang Trung, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên. Các xã ngoại thành bao gồm: Cao Ngạn, Đồng Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Sơn Cẩm, Quyết Thắng, Tân Cương, Thịnh Đức
Thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực và đang trở thành đầu tầu kinh tế của tỉnh cũng như vùng trung du miền núi phía Bắc. Kinh tế phát triển khá nhanh và bền vững, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đều hoàn thành và vượt mức so với kế hoạch, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; 100% các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2016, thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu được thể hiện trên bảng 3.1
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội TP Thái Nguyên năm 2015 – 2018 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tốc độ tăng trưởng các ngành sản xuất % 14,57 15,5 15,74 16,00 2
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương
Tỷ.đ 6.750 6.300 6.150 7.000
3 Thu ngân sách nhà nước Tỷ.đ 1.075 1.321 2.759 2.700
4 Chi ngân sách nhà nước Tỷ.đ 1.253 1.366 2.939 3.024
5 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 30.750 31.128 42.223 41.850
6 Giá trị sản xuất trên 01 ha đất
trồng trọt (theo giá thực tế) Trđ/ha 105 108 112 120
7 Số lao động được tạo việc làm
tăng thêm
Lao
động 4.125 4.213 4.728 5.100
8 Giảm tỷ suất sinh thô % 0,1 0,1 0,1 0,1
9 Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng
năm xuống còn % 1,38 1,83 1,68 1,3
10 Giảm tỷ lệ hộ cận nghèo hàng
năm % 1,3 1,32 1,27 1,13
(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, 2016, 2017, 2018 Thành phố Thái Nguyên)
Bảng số liệu cho thấy tình hình phát triển kinh tế của TP Thái Nguyên đều tăng qua các năm, tính trung bình tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP Thái Nguyên năm 2018 tăng cao nhất đạt 16%, trong đó, giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 9.800 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ, giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 5,32% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương giảm qua các năm giai đoạn 2015-2017, năm 2018 có xu hướng tăng vượt trội. Năm 2015 đạt 6.750 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 7.000 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước đều tăng qua các năm, năm 2015 thu đạt 1.075 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 2.700 tỷ đồng. Sản lượng lương thực có hạt tăng đều qua các năm, năm 2015 đạt 30.750 tấn, năm 2018 đạt 41.850 tấn. Giá trị sản xuất tính
trên 1ha đất trồng trọt tăng qua các năm, cụ thể năm 2015 đạt 105 trđ/ha, đến năm 2018 đạt 120 trđ/ha. Số lao động được tạo việc làm cũng tăng lên qua các năm, năm 2018 tạo được việc làm cho 5.100 lao động. Mức độ giảm tỷ suất sinh thô qua các năm không thay đổi, duy trì vững chắc ở 0,1%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,3% à hộ cận nghèo xuống cò 1,13%. Các kết quả đạt được đều vượt kế hoạch đề ra cho thấy tình hình kinh tế TP Thái Nguyên ngày một phát triển, mức sống người dân ngày một nâng cao.
3.1.2.2. Về phát triển dịch vụ - thương mại, công nghiệp, nông, lâm nghiệp thủy sản a. Dịch vụ, thương mại:
Các hoạt động dịch vụ, thương mại trên địa bàn đạt mức tăng trưởng cao, đa dạng phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo, vận tải… phát triển mạnh đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã cung cấp đủ lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, giá các mặt hàng thiết yếu ổn định không biến động lớn, đảm bảo cung cầu và bình ổn thị trường; sức mua của người dân ngày càng tăng cao.
Bảng 3.2: Các cơ sở dịch vụ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
STT Cơ sở dịch vụ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Năm 2016/ 2015 Năm 2017/ 2016 Năm 2018/ 2017 1 Trung tâm thương mại 4 5 5 6 125 100 120 2 Siêu thị 19 21 23 25 110,5 109,5 108,7 3 Cửa hàng tự chọn 95 105 116 115 110,5 110,5 99.1
(Nguồn: Phòng Kinh tế Thành phố Thái Nguyên)
Xã hội phát triển ngày một đi lên, nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng, số lượng siêu thị, cửa hàng tự chọn tại thành phố Thái Nguyên ngày càng
tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Năm 2015 thành phố Thái Nguyên chỉ có 19 siêu thị, 95 cửa hàng tự chọn, 4 trung tâm thương mại thì đến năm 2018 có tới 25 siêu thị, 125 cửa hàng tự chọn và 6 trung tâm thương mại. Tốc độ phát triển về siêu thị và cửa hàng tự chọn tương đối cao.
b. Sản xuất công nghiệp – nông nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2018 trên địa bàn tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định, số lượng hàng hóa tiêu thụ tăng, lượng hàng tồn kho không lớn. Để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, thành phố đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (Theo giá so sánh 2010) năm 2019 đạt 24.000 tỷ đồng, tăng 10.5% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2018 đạt 7.000 tỷ đồng, vượt 3% so với kế hoạch (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Thái Nguyên năm 2018).
Để thúc đẩy sản xuất ngành trồng trọt phát triển đạt hiệu quả, thành phố đã triển khai nhiều chương trình khuyến khích người dân tập trung đầu tư sản xuất, mở rộng mô hình trồng cây ăn quả, mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn... Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất hàng hoá cả về năng suất và chất lượng. Hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống cây trồng, hướng dẫn các hộ nông dân phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật và kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Đến hết năm 2018, diện tích lúa toàn thành phố là 6.289 ha, sản lượng đạt 34.257 tấn; diện tích ngô 1.525 ha, sản lượng đạt 7.593 tấn; diện tích khoai lang 219 ha, sản lượng đạt 1.432 tấn; diện tích rau 2.048 ha, sản lượng đạt 49.160 tấn; diện tích đỗ tương 63,74 ha, sản lượng đạt 107 tấn; diện tích cây lạc 151 ha, sản lượng đạt 271 tấn; diện tích chè 1.600 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 22.000 tấn (tương đương với 4.900 tấn chè búp khô) (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Thái Nguyên năm 2018).
Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố: Đàn lợn 81.500 con; đàn gia cầm 1.730.000 con (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Thái Nguyên năm 2018).
Thành phố đã xây dựng nhiều mô hình mở rộng trồng cây ăn quả, cây có múi; Mô hình mở rộng thâm canh cá an toàn sinh học; Mô hình sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGap; rau an toàn; Mô hình sản xuất hoa giống mới chất lượng ứng dụng công nghệ; Mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học: Mô hình mở rộng nuôi thỏ sinh sản; Mô hình nuôi Vịt trời; triển khai kế hoạch thực hiện đề án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 (Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Thái Nguyên năm 2018).
3.1.2.3. Dân số
Dân số của thành phố Thái Nguyên không ngừng tăng lên trong những năm qua. Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017, dân số thành phố Thái Nguyên là 364.078 người [18]. Sau khi điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố và thành lập các phường theo Nghị quyết số 422/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/08/2017, dân số thành phố Thái Nguyên tăng lên gần 420.000 người [19]. Thêm vào đó là mỗi năm thành phố đón nhận một lượng lớn người nhập cư là sinh viên theo học các trường Đại học cao đẳng và công nhân làm việc tại các nhà máy thuộc các khu công nghiệp trên địa bàn. Dân số tăng đã đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của thành phố, cùng với sự phát triển đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…đã gây nhiều trở ngại cho sự phát triển kinh tế của thành phố, đòi hỏi thành phố cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thành phố, đồng thời có những biện pháp hợp lý để tận dụng tăng trưởng xúc tiến thương mại nhằm đưa kinh tế thành phố phát triển đi lên.
3.1.2.4. Kết cấu hạ tầng a. Hệ thống giao thông
Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Ngoài ra thành phố còn là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn.
Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 4 đường Quốc lộ và 1 tuyến cao tốc, 1 tuyến tiền cao tốc đi qua gồm: Quốc lộ 3(đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 17 (đi Hà Nội, qua Bắc Giang, Bắc Ninh), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn), cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (nối vào tuyến tránh đi vòng qua thành phố, không vào trung tâm, đấu nối với các tuyến đường vào trung tâm tại 3 nút giao là Tân Lập, Đán và Tân Long), tiền cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn).
Thành phố hiện đã xây dựng và đưa vào sử dụng Bến xe khách trung tâm thành phố thay cho bến xe cũ đã quá tải. Đây cũng được xem như là bến xe lớn và hiện đại nhất khu vực phía Bắc, với hệ thống quản lý giám sát xe ra vào hoàn toàn tự động bằng thẻ từ. Bến xe cũ nằm trong trung tâm thành phố hiện được giao cho tập đoàn Vin group để triển khai dự án trung tâm thương mại. Thành phố đang triển khai xây dựng thêm Bến xe phía Bắc đặt tại phường Tân Long, và Bến xe phía Nam tại phường Tích Lương.
Năm 2018, thành phố đã hoàn thành dự án nâng cấp đường Việt Bắc và đang triển khai thực hiện đường Bắc Sơn kéo dài với tổng chiều dài toàn tuyến là 9,5km với tổng mức đầu tư trên 2000 tỷ đồng, thời gian hoàn thàn đưa vào sử dụng là đầu năm 2020. Dự án đường Bắc Sơn kéo dài là dự án quan trọng kết nối giao thông thành phố Thái Nguyên với dự án khu du lịch Hồ Núi Cốc với tổng diện tích trên 25.000 ha, tương lai sẽ biến khu du lịch Hồ Núi Cốc xứng tầm quốc gia, quốc tế,… tạo tiền đề để UNESSCO công nhận khu du lịch Hồ Núi Cốc là di sản văn hoá, thiên nhiên thế giới trong 10 đến 15 năm tới.
* Đường sắt:
Thành phố Thái Nguyên có 2 hệ thống đường sắt chính: Hà Nội - Quan Triều và Lưu Xá - Kép, ngoài ra còn có tuyến Quan Triều - Núi Hồng chuyên dùng để chở khoáng sản. Hiện nay, một ngày có 1 chuyến tàu xuất phát từ Thái Nguyên đi Hà Nội và 1 chuyến xuất phát từ Hà Nội về Thái Nguyên.
* Đường sông:
Hệ thống đường sông nội thủy hiện không còn được sử dụng do các sông thường có mức nước nông nhất là vào mùa đông. Trong tương lai tuyến sông Cầu
qua thành phố sẽ được khai thác phục vụ du lịch.
b. Hệ thống điện
Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm.
c. Hệ thống nước sinh hoạt
Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/người/ngày. Đến nay, 96% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.
d. Hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông
Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 6 mạng di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Gmobile, Vietnamobile và Sfone;
3.1.2.5. Thu hút đầu tư
Trong những năm qua, công tác thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố có bước đột phá, phát triển vượt bậc. Nhiều đề án, dự án lớn, công trình trọng điểm được triển khai trên địa bàn như: Dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc thành phố Thái Nguyên”; dự án Nghĩa trang An Lạc Viên Indevco Thái Nguyên; Dự án Quảng trường Võ Nguyên Giáp; Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu; Dự án đường Hồ Núi Cốc… với tổng mức đầu tư trên 45.000 tỷ đồng.
Nhiều công trình mang tính lịch sử có những đặc trưng riêng như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên,.. Nhiều công trình mới đầu tư như: Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, Tháp tài chính FCC, Tòa nhà Kim Thái, các khu chung cư cao tầng TBCO, TECCO, Trung tâm thương mại Vincom, Khu đô thị Picenza 1 và 2, Khu nhà ở HUDS Đồng Bẩm
Năm 2018, TP Thái Nguyên đã thu hút 27 dự án đầu tư trên địa bàn với tổng số vốn đăng ký trên 34.000 tỷ đồng do các nhà đầu tư đề xuất như: Công ty CP Tập đoàn FLC là 18.000 tỷ đồng, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường là 2.500 tỷ đồng, Công ty CP vườn thời đại Việt Nam kết hợp với tập đoàn Intercontinental Holels Group là 4.000 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Phát triển Trường An là 1.200 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Cotec Healthcare là 1.200 tỷ đồng;