Tình hình sử dụng giống cho sản xuất rau của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 72)

Chỉ tiêu Hộ trồng RAT (%) Hộ trồng RT (%) 1. Xử lý hạt giống - Có xử lý 80 29 - Không xử lý 20 71 2. Ghi chép các biện pháp xử lý - Có ghi 47 0 - Không ghi 53 100

3. Ghi chép nguồn gốc khi mua

- Có ghi 70 0

- Không ghi 30 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)

Theo phản ánh của các xã, phường thì cơ cấu giống được qua xử lý có chiều hướng tăng lên qua các năm, song còn thấp so với yêu cầu RAT là 100% hạt giống phải được xử lý; Đối với các hộ sản xuất RAT có xử lý hạt giống thì tiêu chuẩn RAT yêu cầu 100% số hộ phải ghi chép lại các biện pháp xử lý. Tuy nhiên, qua điều tra mới chỉ có 47% số hộ ghi chép lại và chỉ có 70% các hộ ghi chép nguồn gốc giống khi mua và tỷ lệ ghi chép lại là 0% đối với các hộ trồng rau thường.

* Tình hình sử dụng nước tưới của các hộ điều tra

Bảng 3.9: Tình hình sử dụng nước tưới của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Hộ trồng RAT (%) Hộ trồng RT (%)

1. Kiểm tra mẫu nước

- Đã kiểm tra 66 0

- Chưa kiểm tra 34 100

2. Nguồn nước

- Nước sông 13 15

- Nước ao hồ 0 5

- Nước giếng khoan 87 80

Qua khảo sát trực tiếp các hộ sản xuất rau cho thấy nguồn nước tưới để sử dụng cho sản xuất rau về cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, các hộ chủ yếu sử dụng nước giếng khoan và nước sông, đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm. Như vậy theo quy định của tiêu chuẩn RAT thì nguồn nước phục vụ cho sản xuất rau phải đảm bảo hàm lượng các chất gây ô nhiễm theo tiêu chuẩn của Việt Nam, về vấn đề này thì các xã đã thường xuyên đi kiểm tra mẫu nước và đáp ứng được các chỉ tiêu cho phép. Tuy nhiên tỷ lệ số hộ tự đi kiểm tra mẫu nước còn rất thấp do tâm lý từ kết quả kiểm tra của huyện, thành phố. Tuy nhiên theo quy trình sản xuất RAT thì mỗi hộ sản xuất phải tự kiểm tra mẫu nước trước khi tiến hành sản xuất. Qua khảo sát mới có 66% số hộ tiến hành xét nghiệm mẫu nước.

* Tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra

Bảng 3.10: Tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Hộ trồng RAT (%) Hộ trồng RT (%) 1. Bón phân chuồng - Phân tươi 0 39 - Phân hoai mục 100 59 2. Bón phân hoá học - Phân tổng hợp 62 32 - Phân không tổng hợp 38 68

3. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón

- Có đánh giá 0 0

- Không đánh giá 100 100

4. Lưu giữ hồ sơ khi mua

- Có lưu giữ 23 0

- Không lưu giữ 77 100

5. Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng

- Có lưu giữ 47 0

- Không lưu giữ 53 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)

Qua bảng số liệu ta thấy các hộ trồng RAT đều không sử dụng phân tươi để bón cho rau, thực hiện đúng theo yêu cầu quy định của RAT. Tuy nhiên đối với hộ

trồng rau thường vẫn còn 39% số hộ vẫn sử dụng phân tươi trong sản xuất rau. Hiện chưa có hộ nào đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón. Tỷ lệ số hộ lưu giữ hồ sơ khi mua phân bón rất thấp ở các hộ trồng RAT và bằng 0% ở các hộ trồng rau thường. Tương tự các hộ cũng không chú trọng việc lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón.

* Tình hình sử dụng dụng thuốc BVTV tại các hộ điều tra

Theo tiêu chuẩn RAT thì các hộ sản xuất rau nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, không được phép sử dụng thuốc BVTV không cho phép sử dụng, thuốc cấm, chỉ sử dụng loại thuốc trong doanh mục được phép sử dụng đối với từng loại rau, quả tại Việt Nam. Không được sử dụng thuốc BVTV tư các cơ sở kinh doanh không có giấy phép và thời gian cách ly phải đảm bảo đúng hướng dẫn trong sử dụng thuốc.

Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về sử dụng thuốc BVTV tại các hộ điều tra

Chỉ tiêu Hộ trồng

RAT (%)

Hộ trồng RT (%)

1. Sử dụng thuốc BVTV không cho phép

- Số hộ sử dụng 0 0

- Số hộ không sử dụng 100 100

2. Phòng trừ theo phương pháp IPM

- Số hộ phòng trừ 100 34

- Số hộ không phòng trừ 0 66

3. Sử dụng thuốc BVTV từ cửa hàng được phép kinh doanh

-Số hộ không sử dụng 100 92

- Số hộ sử dụng 0 8

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)

Qua bảng số liệu ta thấy các hộ sản xuất RAT được điều tra đều không sử dụng thuốc BVTV không nằm trong danh mục cho phép. Các hộ cũng đã chú trọng việc mua thuốc BVTV ở các cửa hàng kinh doanh có giấy phép tuy nhiên đối với các hộ trồng rau thường vẫn còn 8% số hộ sử dụng thuốc BVTV ở cửa hàng không có giấy phép kinh doanh. Nguyên nhân các hộ vẫn sử dụng thuốc BVTV không

được phép sử dụng và ở các cửa hàng không có giấy phép kinh doanh do giá thuốc BVTV rẻ, khả năng diệt sâu bệnh cao và có một số loại thuốc còn giúp cho rau có năng suất cao, xanh hơn... và nguồn gốc của các loại thuốc này chủ yếu từ Trung Quốc. Toàn bộ các hộ sản xuất RAT đã thực hiện phòng trừ theo phương pháp IPM và cũng có 34% hộ sản xuất rau thường thực hiện phòng trừ theo phương pháp này. Theo tiêu chuẩn RAT thì chỉ khuyến khích các hộ phòng trừ theo phương pháp IPM.

Như vậy có thể thấy, tình hình thực hiện các tiêu chí về chất lượng RAT của các hộ là tương đối nghiêm túc, tuy nhiên vẫn còn một vài hạn chế trong việc ghi chép, theo dõi sổ sách về việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV đầy đủ do vẫn chưa quen với công việc này và việc tự thực hiện kiểm tra mẫu đất, nước thường xuyên do tốn kém thêm chi phí. Ngoài ra, các hộ sản xuất rau thường cũng đáp ứng được một phần các tiêu chí, điều này cũng góp phần xây dựng nền tảng làm tiền đề cho việc phát triển sản xuất RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên.

3.2.3. Tình hình phát triển quy hoạch RAT

TP Thái Nguyên có 32 phường, xã, phần lớn diện tích rau được trồng tập trung ở 26 xã, phường dọc Sông Cầu như Quang Vinh, Túc Duyên, Cam Giá, Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Thịnh Đức, Huống Thượng,... Một số phường xã nằm ở trung tâm TP như phường Hoàng Văn Thụ, phường Quang Trung, phường Phan Đình Phùng, phường Đồng Quang, phường Quang Trung không có diện tích sản xuất rau (Xem phụ lục 5).

Diện tích sản xuất rau trên địa bàn TP Thái Nguyên mặc dù có tăng những năm gần đây, nhưng chủ yếu là do thành phố mở rộng địa giới hành chính, sát nhập một số xã, phường có diện tích sử dụng trồng rau thuộc các huyện lân cận vào địa bàn thành phố. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa, thực hiện các dự án mở đường, xây dựng khu dân cư như hiện nay thì diện tích sản xuất rau sẽ có nguy cơ giảm dần trong các năm tiếp theo.

Trước đây, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện “Đề án phát triển RAT tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2008 – 2015” được chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 18/10/2008. Đề án đã đặt nhiệm vụ cho phát triển RAT giai đoạn 2008 – 2015 là chú trọng làm công tác quy hoạch vùng

RAT tập trung, chuyên canh, phát triển mở rộng diện tích sản xuất RAT, đáp ứng được 30-40% nhu cầu RAT cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giai đoạn này, tỉnh đã thực hiện quy hoạch vùng RAT cho các địa bàn trên các huyện và TP Thái Nguyên, mở 2 quầy hàng RAT được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP ở số 3, đường Chu Văn An thuộc tổ 31, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên và ngay sát cổng trường Đại học Nông lâm, thuộc xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, hai cửa hàng này đã đóng cửa do không có khách hàng mua, người dân không đủ tin tưởng chất lượng RAT và giá thành cao hơn giá thị trường.

Sau đó, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng triển khai dự án Xây dựng mô hình quản lý chất lượng trong một số chuỗi cung ứng nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu lập các điểm phân phối nông sản an toàn bao gồm RAT trong các khu dân cư, trường tiểu học, mầm non, bệnh viện, khu công nghiệp trên địa bàn TPTN giai đoạn 2014 – 2016. Tuy nhiên, nguồn RAT từ dự án cũng được lấy ở các HTX sản xuất RAT như HTX Kim Thái (Thị trấn Ba Hàng, Phổ Yên), HTX Nhã Lộng (xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình), HTX RAT Ngọc Lâm (xã Ngọc Lâm, huyện Đồng Hỷ),… trong đó, không có các HTX ở địa bàn Thái Nguyên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, dự án này cũng không thể tiếp tục duy trì và đến nay cũng không còn tiếp tục triển khai.

Chính vì thế nên hiện nay quy hoạch vùng sản xuất RAT tại thành phố bị phá vỡ, tiếp tục dừng lại ở việc tập huấn cho các hộ dân tại các xã, phường trồng rau, phân tích, định hướng lợi ích của RAT để các hộ dân tự hình thành các tổ hợp tác theo xóm, thành lập tổ hợp tác và đăng ký việc thực hiện sản xuất RAT. Do diện tích sản xuất RAT còn hạn chế nên việc thu mua, đóng gói cũng chưa được phân bổ cụ thể theo vùng cho từng cơ sở cung cấp RAT để phát huy lợi thế địa bàn sản xuất và địa bàn tiêu thụ hợp lý.

Quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên vẫn chưa có và chưa được thực hiện thật sự quyết liệt. Vấn đề quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến rau và hệ thống chợ, siêu thị… phục vụ tiêu thụ, phân phối sản phẩm RAT cũng chưa được chú trọng. Trong quy hoạch RAT còn chưa chú ý kết hợp

giữa quy hoạch phát triển sản xuất RAT với quy hoạch mạng lưới khu công nghiệp chế biến và hệ thống tiêu thụ RAT. Việc xác định các vùng đất đủ điều kiện để quy hoạch tổ chức sản xuất RAT còn chưa được điều tra phân tích và triển khai rộng khắp trên toàn thành phố. Công tác quy hoạch còn chậm so với yêu cầu và kế hoạch đặt ra từ nhiều năm trước, còn gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc, chất lượng quy hoạch chưa cao, công tác quy hoạch cần được điều chỉnh, bổ sung kịp thời với sự biến động thực tế. Nguyên nhân bị hạn chế trên là do công tác quy hoạch RAT trên địa bàn thành phố còn thiếu nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, thiếu nguồn nhân lực, thiếu sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền.

Thực tế này đặt ra cho sản xuất rau tại TP Thái Nguyên trong việc quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất RAT theo hướng tập trung, cung cấp RAT phục vụ nhu cầu người dân thành phố và các địa bàn lân cận, hướng tới sản xuất rau hữu cơ, rau cao cấp có chất lượng cao.

3.2.4. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ sản xuất RAT

Thông qua việc điều tra các hộ trồng rau trên thành phố về cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất, tác giả đã tổng hợp thành bảng số liệu dưới đây: (Xem bảng 3.12)

Bảng 3.12: Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau an toàn của các hộ dân

ĐVT: %

STT Cơ sở hạ tầng Đã có Chưa có

1 Hệ thống thủy lợi 71,67 28,33

2 Hệ thống đèn chiếu sáng 18,41 81,59

3 Hệ thống giao thông nội đồng 86,32 13,68

4 Hệ thống nhà lưới 50,00 50,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)

Về hệ thống thuỷ lợi, theo số liệu điều tra có 71,67% hộ sản xuất RAT đã có hệ thống này. Hệ thống thủy lợi là một yếu tố rất cần thiết để phục vụ sản xuất, nhất là hệ thống dự trữ lượng nước khi mùa khô đến để đảm bảo luôn có đủ nước tưới cho rau. Bên cạnh đó, khi đã có hệ thống thủy lợi việc nuôi cấy sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian và không bị lãng phí nguồn nước. Tuy nhiên có 18,41% hộ sản xuất chưa xây dựng được hệ thống này, tưới tiêu vẫn sử dụng sức người là chủ yếu,

chưa có kế hoạch dự trữ nước khi cần thiết nên năng suất chưa cao, đây là một hạn chế cần khắc phục trong sản xuất RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên.

Theo bảng số liệu, có 18,41% hộ sản xuất đã có hệ thống đèn chiếu sáng, trong đó phần lớn là các hộ đã được chứng nhận sản xuất RAT và một một số hộ đã được qua đào tạo tập huấn về sản xuất RAT. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng thay thế ánh sáng mặt trời giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, kiểm soát môi trường tốt hơn, năng suất cao và ổn định hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn và đồng nhất hơn so với trồng ngoài trời và đặc biệt là có thể cung cấp sản phẩm liên tục quanh năm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất bền vững.

Hệ thống giao thông nội đồng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm thu hoạch, nếu hệ thống giao thông này bị xuống cấp sẽ gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển nông sản, sẽ dẫn đến dập, nát những loại rau củ mềm. Thực tế cho thấy trong số các hộ sản xuất được điều tra 86,32% hộ có đất canh tác gần đường giao thông nội đồng, còn 13,68% hộ còn lại chủ yếu có các thửa ruộng cách xa đường giao thông hoặc đường giao thông xuống cấp. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các hộ sản xuất RAT nên có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, đây vừa là thuận lợi cũng là cơ hội để nhiều nhà phân phối tìm đến mua nông sản hơn.

Hệ thống nhà lưới là một yêu cầu cơ bản đối với các hộ sản xuất RAT, nó giúp bảo vệ rau khỏi các tác nhân bên ngoài như các loài chim, gia súc ăn cỏ hay để tránh ánh sáng mặt trời quá gay gắt làm giảm chất lượng của rau. Tuy nhiên theo điều tra khảo sát 60 hộ gia đình, chỉ có 30 hộ sản xuất rau an toàn đã sử dụng hệ thống nhà lưới chiếm 50% tỷ lệ số hộ điều tra, và 50% hộ chưa sử dụng hệ thống này vào trong quá trình sản xuất rau.

Bảng 3.13: Vốn đầu tư cho sản xuất rau của các hộ điều tra

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Hộ trồng RAT Hộ trồng RT

Tổng số vốn/hộ đầu tư cho sản xuất rau 162 48

Vốn tự có 125 38

Vốn đi vay 37 10

Qua bảng 3.12 ta thấy số vốn các hộ đầu tư cho sản xuất RAT lớn hơn nhiều so với hộ trồng rau thường do các hộ trồng RAT phải đầu tư mua lưới, cải tạo đất,... thực hiện các yêu cầu của sản xuất RAT. Tuy nhiên để sản xuất theo quy trình VietGAP thì đòi hỏi các hộ phải đầu tư lớn hơn do phải thêm chi phí kiểm tra mẫu đất, nước, mẫu rau và các chi phí khác để đảm bảo quy trình sản xuất. Vấn đề là đầu ra cho sản phẩm và giá cả có được người tiêu dùng chấp nhận mức giá cao hơn rau thường, có như vậy với đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất. Qua thực tế điều tra thì có tới 69% số hộ được hỏi thiếu vốn đầu tư cho sản xuất rau và 100% các hộ sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP đều trả lời việc đầu tư kinh phí quá lớn so với rau thường nên muốn mở rộng đầu tư thêm phải có đầu ra ổn định và giá cả phù hợp mới có thể bù đắp được chi phí. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất rau an toàn nói chung và quy trình VietGAP nói riêng.

Qua việc phỏng vấn các hộ dân cho thấy việc đầu tư cơ sở hạ tầng của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)