ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Hộ trồng RAT Hộ trồng RT
Tổng số vốn/hộ đầu tư cho sản xuất rau 162 48
Vốn tự có 125 38
Vốn đi vay 37 10
Qua bảng 3.12 ta thấy số vốn các hộ đầu tư cho sản xuất RAT lớn hơn nhiều so với hộ trồng rau thường do các hộ trồng RAT phải đầu tư mua lưới, cải tạo đất,... thực hiện các yêu cầu của sản xuất RAT. Tuy nhiên để sản xuất theo quy trình VietGAP thì đòi hỏi các hộ phải đầu tư lớn hơn do phải thêm chi phí kiểm tra mẫu đất, nước, mẫu rau và các chi phí khác để đảm bảo quy trình sản xuất. Vấn đề là đầu ra cho sản phẩm và giá cả có được người tiêu dùng chấp nhận mức giá cao hơn rau thường, có như vậy với đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất. Qua thực tế điều tra thì có tới 69% số hộ được hỏi thiếu vốn đầu tư cho sản xuất rau và 100% các hộ sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP đều trả lời việc đầu tư kinh phí quá lớn so với rau thường nên muốn mở rộng đầu tư thêm phải có đầu ra ổn định và giá cả phù hợp mới có thể bù đắp được chi phí. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất rau an toàn nói chung và quy trình VietGAP nói riêng.
Qua việc phỏng vấn các hộ dân cho thấy việc đầu tư cơ sở hạ tầng của người dân sản xuất RAT còn hạn chế do các hộ dân thiếu vốn và quy mô sản xuất nhỏ nên chưa đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất. Ngoài ra, để có mức giá thành phù hợp với mức chấp nhận được của thị trường như hiện tại thì khi đầu tư nhiều hơn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn. Mặt khác, tâm lý người nông dân lo lắng về việc phần lớn người tiêu dùng không phân biệt được RAT và rau thường nên khó duy trì được đầu ra lâu dài.
3.2.5. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất RAT
Các loại hình tổ chức sản xuất RAT ở TP Thái Nguyên trước đây gồm có 4 loại hình là nông hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp, trong đó, loại hình tổ chức sản xuất RAT hiện nay chỉ còn 2 loại hình là nông hộ; tổ hợp tác.
Bảng 3.14: Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất RAT tại TP Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018 Chỉ tiêu Số lượng 2015 2016 2017 2018 Hộ 320 217 130 30 Tổ hợp tác 8 6 3 2 Hợp tác xã 4 2 0 0 Doanh nghiệp 2 1 0 0
Có thể thấy, số lượng các loại hình tổ chức sản xuất RAT đều có xu hướng giảm mạnh qua 4 năm gần đây. Mặc dù trước đây có một số mô hình Hợp tác xã (HTX) sản xuất RAT được thành lập với sự hỗ trợ ban đầu từ các cơ quan chức năng, người nông dân được các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn, tập huấn trồng RAT, tuy nhiên các mô hình này không được phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, do đầu tư hạn hẹp từ chính quyền địa phương, nên chỉ có ít một số hộ tham gia thử nghiệm, trong khi việc giám sát, quản lý và kiểm định chất lượng mẫu ở vụ trồng thứ hai trở đi cần có kinh phí, nhưng kinh phí này nằm ngoài khả năng của người dân. Thứ 2, sau khi được chứng nhận sản phẩm an toàn, người dân cần kiểm định chất lượng và xây dựng thương hiệu dưới sự hỗ trợ của Sở KH&CN. Quy trình này khá phức tạp và yêu cầu chủ nhiệm HTX phải chủ động, kiên trì và nhiệt huyết. Tuy nhiên, không có HTX nào tại TP Thái Nguyên theo đuổi bước tiếp theo này. Thứ 3, trồng rau an toàn chi phí đầu tư cao hơn, thời gian thu hoạch lâu hơn, tuy nhiên rau sản xuất ra không được hỗ trợ tìm đầu ra ký kết các hợp đồng với các tổ chức mà người dân vẫn bán ở chợ, do không có chứng nhận thương hiệu, người tiêu thụ không phân biệt được RAT và rau thường dẫn đến giá bán không có sự khác biệt so với sản phẩm thường.
3.2.6. Tình hình phát triển mạng lưới và kênh tiêu thụ RAT
Thái Nguyên là một thành phố tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, nhà máy sản xuất, khai thác khoáng sản, nhà máy sản xuất công nghiệp. Điều này đã thu hút rất nhiều lao động và học sinh, sinh viên về đây, là một yếu tố quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm rau, diện tích thành phố nhỏ, hệ thống giao thông thuận tiện cũng là yếu tố tốt trong việc vận chuyển sản phẩm rau đi tiêu thụ. Thái Nguyên có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu di tích lịch sử ATK, … cũng là điểm thu hút nhiều du khách, đây cũng là điều kiện thuận lợi để tỉnh quảng bá các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm rau nói riêng. Điều này cũng khá quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT.
Mạng lưới tiêu thụ rau gồm có 2 kênh là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Kênh trực tiếp là người sản xuất rau trực tiếp bán rau cho người tiêu dùng. Kênh gián tiếp là người sản xuất bán cho những người bán hàng trung gian rồi mới tới tay
người tiêu dùng. Các hình thức bán rau chủ yếu là: Bán buôn tại chợ, bán buôn tại ruộng, bán lẻ tại chợ, bán cho các bếp ăn tập thể, bán cho nhà hàng, khách sạn, bán cho các cửa hàng cơm bình dân, bán cho các đơn vị như trường mầm non, cấp 1, bệnh viện, hoặc bán đến tận hộ gia đình. Tuy nhiên, đối với RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên hiện nay chủ yếu là bán gián tiếp thông qua tổ hợp tác, doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, quán ăn, trường học.
Hình 3.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ RAT
RAT ở TP Thái Nguyên sau khi thu hoạch sẽ được tiêu thụ qua các kênh chủ lực sau:
Kênh 1: Nông hộ Tổ hợp tác Siêu thị Người tiêu dùng (Chiếm 70-75% lượng RAT cung ứng trên thị trường) 75% lượng RAT cung ứng trên thị trường)
Kênh 2: Nông hộ Doanh nghiệp Siêu thị/ Nhà hàng, quán ăn, trường học Người tiêu dùng (Chiếm 25-30% lượng RAT cung ứng trên thị trường)
Kênh 3: Nông hộ Người tiêu dùng (Chiếm 1-2% lượng rau cung ứng trên thị trường, chỉ có người quen biết với nông hộ mới tiêu dùng qua kênh này)
Thực tế cho thấy, kênh tiêu thụ rau của TP Thái Nguyên chưa đa dạng, mới chỉ dừng lại ở tiêu thụ một phần nhỏ trên địa bàn thành phố, chưa có kênh chế biến, xuất khẩu hoặc phân phối ở các địa bàn ngoại thành, ngoại tỉnh do lượng RAT cung ứng ra thị trường còn hạn chế. Nhu cầu của người tiêu dùng cao nhưng người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng mua với giá cao hơn khi không có chứng cứ chắc chắn xác minh nguồn gốc RAT.
Nông hộ Tổ hợp tác Người tiêu dùng Doanh nghiệp Siêu thị, cửa hàng Nhà hàng, quán ăn, trường học
Bảng 3.15: Số lượng mạng lưới và kênh tiêu thụ RAT và RT tại TP Thái Nguyên năm 2018
Chỉ tiêu
Số lượng điểm bán rau So sánh
Tổng số RAT RT Tuyệt đối (±∆)
Tương đối (±%)
Chợ bán buôn 3 0 3 -3 0
Chợ bán lẻ 92 0 92 -92 0
Trung tâm thương mại 1 1 0 1 -
Siêu thị 5 2 3 -1 66
Cửa hàng 10 10 0 10 -
Doanh nghiệp 2 2 0 2 -
Tổng số 113 15 98 -83 15
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Tổ chức tiêu thụ rau hiện nay ở trên địa bàn TP Thái Nguyên gồm 113 điểm bán bao gồm 6 nhóm chính là hệ thống chợ bán buôn rau, hệ thống chợ bán lẻ rau, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán rau. Tuy nhiên, RAT có chứng nhận đủ điều kiện VSATTP hiện mới chỉ được bán ở 15 điểm, chiếm tỷ lệ 13% trên tổng số điểm bán rau, bao gồm 1 trung tâm thương mại, 2 siêu thị, 10 cửa hàng và 2 doanh nghiệp, 98 điểm bán rau còn lại đều là rau thường, chưa qua kiểm tra VSATTP hoặc chưa được chứng nhận chất lượng sản xuất theo đúng quy trình VietGAP. Sở dĩ RAT hiện chỉ được bán ở siêu thị và một số cửa hàng là do thói quen của người tiêu dùng: rau bán ở chợ tiện lợi, giá rẻ, dễ mặc cả, người tiêu dùng không chấp nhận mua rau ở chợ với giá cao do không có độ đảm bảo tin cậy về chất lượng rau. Mặt khác, rau được bán ở các siêu thị, cửa hàng, doanh nghiệp có độ sạch sẽ và uy tín nhất định, niềm tin về chất lượng rau đảm bảo an toàn cao hơn. Do đó, rau an toàn bán ở chợ không thể tiêu thụ được, đây là một khó khăn lớn đối với người nông dân vì chợ mới là nơi tập trung đông người tiêu thụ.
Nguồn gốc rau tại các chợ phần lớn là rau do người dân tự trồng theo hướng truyền thống đã nhiều năm nay. Qua khảo sát 15 đơn vị kinh doanh RAT, chỉ có 6 đơn vị có nguồn gốc rau nhập từ các hộ trồng RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên, còn lại là nguồn RAT lấy từ các hộ/tổ hợp tác/HTX trên địa bàn các huyện lân cận
như Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa,... ngoài ra có một số cơ sở có nguồn gốc rau từ Đà Lạt chuyển về. (Xem bảng 3.16)
Bảng 3.16: Nguồn gốc rau của các cơ sở kinh doanh RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên năm 2018 trên địa bàn TP Thái Nguyên năm 2018
Chỉ tiêu Số lượng điểm bán RAT Nguồn gốc từ các hộ/tổ hợp tác trên địa bàn TP Thái Nguyên Nguồn gốc từ các hộ/tổ hợp tác/HTX trên địa bàn khác Trung tâm thương mại 1 0 1 Siêu thị 2 1 1 Cửa hàng 10 4 6 Doanh nghiệp 2 1 1 Tổng số 15 6 9
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)
3.2.7. Các cơ chế, chính sách trong phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT
Theo Quyết định số 2517/QĐ-UB ngày 18/10/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển RAT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2010 thì các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất RAT sẽ được tạo điều kiện về đất đai và được hưởng các ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh RAT. Điểm đặc biệt của Quyết định này là khuyến khích các hộ nông dân dồn điền đổi thửa để đạt tiêu chí vùng sản xuất RAT tập trung. Với các vùng RAT có quy mô từ 20ha trở lên được Nhà nước đầu tư 40% kinh phí cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi; nhà lưới, nhà sơ chế, hệ thống đường điện, giao thông nội đồng; bể chứa vỏ bao bì; thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức giới thiệu sản phẩm... Đồng thời người tham gia sản xuất, kinh doanh RAT còn được Nhà nước hỗ trợ 40% kinh phí cho giống mới; 30% cho vật tư như phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật, ni lon che phủ và 100% kinh phí cho tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50% kinh phí cho xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm; 100% kinh phí cho công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT lần đầu, 50% kinh phí cho cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT lần 2.
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai, tỉnh/thành phố không hỗ trợ được người dân nguồn đầu ra ổn định, người dân chỉ bán cho các chợ và không được người tiêu dùng chấp nhận với giá bán cao hơn mặt bằng chung và hình thức không đẹp bằng, do đó người dân không bán được rau, dẫn đến việc người sản xuất RAT dần dần không duy trì sản xuất RAT được nữa. Qua đó có thể thấy chính sách tìm đầu ra cho người sản xuất trên địa bàn TP Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn, ngoài việc thực hiện khuyến khích người nông dân sản xuất RAT cần khuyến khích người tiêu dùng mua RAT để có đầu ra cho sản xuất.
3.2.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ RAT của các hộ điều tra điều tra
So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của RAT và rau thường tại các hộ điều tra (Xem bảng 3.17):
Bảng 3.17: Kết quả và hiệu quả của rau an toàn và rau thường/ha/năm
ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu RAT RT Tổng thu (TT) 215.271 163.230 Tổng chi (TC) 112.125 91.053 Thu nhập hỗn hợp (MI) 103.146 72.177 MI/TC 0,92 0,79 TT/TC 1,92 1,79
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)
Hiệu quả kinh tế trung bình của sản xuất RAT thường cao hơn so với sản xuất rau thường, chi phí sản xuất đầu vào của sản xuất RAT thường tăng hơn chi phí sản xuất rau thường, năng suất RAT nhìn chung không cao bằng rau thường nhưng hiệu quả kinh tế RAT vẫn cao hơn rau thường do RAT là sản phẩm có chất lượng tốt nên giá bán trên thị trường cao hơn rau thường. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất rau an toàn và sản xuất rau thường: Đối với sản xuất RAT, chi phí sản xuất RAT thông thường tăng hơn so với sản xuất rau thường nhưng mức tăng chi phí không đáng kể do chi phí thuốc BVTV giảm, lượng đạm giảm, công lao động giảm… Nhưng chất lượng của RAT cao hơn rất nhiều so với rau thường và
đều được bán ở các cửa hàng, siêu thị lớn, uy tín, vì vậy mà giá bán thường là cao hơn và do đó làm tăng thu nhập cho người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sản xuất RAT mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất rau thường, tổng thu của sản phẩm RAT đạt 215 triệu/ha thì rau thường đạt khoảng hơn 163 triệu/ha. Việc sản xuất RAT mang lại thu nhập hỗn hợp cao hơn so với rau thường tương đối nhiều (khoảng gấp rưỡi) với thu nhập hỗn hợp của RAT khoảng hơn 103 triệu/ha thì con số này của rau thường chỉ khoảng hơn 72 triệu/ha. Chính vì vậy mà việc cân nhắc chuyển phương án sản xuất rau từ rau thường sang RAT cũng nên có sự cân nhắc của các hộ sản xuất trên địa bàn TP Thái Nguyên cũng như các địa phương lân cận.
Tuy nhiên, chi phí bỏ ra đầu tư cho RAT cũng cao hơn so với rau thường do yêu cầu chăm sóc rau và quy trình chăm sóc của RAT nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với rau thường, đòi hỏi người sản xuất phải có kỹ thuật và thực sự tuân thủ quy trình sản xuất.
Bảng 3.18: Chi phí sản xuất bình quân của rau an toàn và rau thường/ha/năm
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu Loại hộ So sánh
RAT RT Tuyệt đối (±∆) Tương đối (±%)
Tổng chi phí 112.125 91.053 21.072 123,1
Giống 12.392 6.225 6.167 199,1
Phân bón 34.758 26.405 8.353 131,6
Thuốc trừ sâu 20.212 35.213 -15.001 57,4
Chi phí khác 44.763 23.210 21.553 192,9
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)
Chi phí của sản xuất RAT cũng tương tự như việc sản xuất rau thường, tuy nhiên, giá thành mua giống, phân bón đúng tiêu chuẩn cao hơn do quy trình chăm sóc cho RAT đòi hỏi chặt chẽ hơn so với rau thường. Phần lớn chi phí cho sản xuất RAT là chi phí cho phân bón cũng như nhân công cho quá trình sản xuất. Chi phí khác là chi phí dành cho thuê nhân công, mua những thiết bị khấu hao hết trong năm mà không phải là tài sản cố định của hộ gia đình. Chi phí cho thuốc trừ sâu của hộ sản xuất RAT thấp hơn của hộ sản xuất rau thường do lượng thuốc phun ít hơn
3.2.9. Phân tích kết quả khảo sát cơ sở kinh doanh RAT và người tiêu dùng
3.2.9.1. Đối với đơn vị kinh doanh RAT
Qua khảo sát 15 đơn vị kinh doanh RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên, mỗi đơn vị đều chỉ có 1 điểm bán RAT, thu nhập trung bình của 1 đơn vị được thống kê lại qua bảng sau: (Xem bảng 3.19)
Bảng 3.19: Kết quả và hiệu quả kinh doanh RAT/tháng
ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Sản lượng tiêu thụ (Kg) Doanh thu (1000 đồng) Chi phí (1000 đồng) Lợi nhuận (1000 đồng)
Trung tâm thương
mại 3.400 57.800 24.200 33.600
Siêu thị 3.800 53.200 20.700 32.500
Cửa hàng 2.600 41.600 17.200 24.400
Doanh nghiệp 1.900 30.400 9.200 21.200
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2018)
Qua điều tra, nguồn gốc RAT của các đơn vị kinh doanh RAT đều lấy từ nơi sản xuất và đều có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, tùy từng đặc điểm của nguồn gốc rau và đối tượng khách hàng mà đơn giá rau có sự