- Quy mô diện tích đất trồng RAT được quy hoạch qua các năm
4.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ rauan toàn
Để phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT, cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ trên cơ sở phải sử dụng tốt các điều kiện sản xuất - kinh doanh từng bước hạn chế và khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực đến việc mở rộng phát triển sản xuất RAT, có các biện pháp hỗ trợ tích cực cho các việc phát triển các địa điểm, mạng lưới tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố.
4.2.1. Đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch và duy trì vùng sản xuất RAT
Chính quyền địa phương cần có những biện pháp thúc đẩy nhanh, tiến hành việc thực hiện quy hoạch vùng RAT như: Rà soát lại các địa bàn có diện tích trồng rau lớn, kiểm tra phân tích mẫu đất, mẫu nước ở những vùng này, trước mắt lựa chọn những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để triển khai; khuyến khích các hộ nằm trong các vùng quy hoạch thành lập các mô hình HTX, THT để thuận tiện trong công tác quản lý và duy trì vùng quy hoạch RAT, đưa ra những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể đối với từng hộ dân tham gia và các chủ nhiệm HTX, THT để các hộ dân có động lực thay đổi mô hình từ sản xuất rau thường sang RAT.
4.2.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ RAT
Nhà nước và thành phố Thái Nguyên cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và mạng lưới tiêu thụ RAT. Trong đầu tư xây dựng cơ bản cần đảm bảo tính đồng bộ như hệ thống giao thông, điện, nước, hệ thống thủy lợi, nhà sơ chế làm sạch, kho bảo quản, nhà máy chế biến, phương tiện vận chuyển nhằm sản xuất ra số lượng lớn, sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại RAT, đặc biệt là phải quan tâm đến vấn đề VSATTP. Tiến hành tu sửa và xây dựng mới các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương nội đồng tăng cường năng lực tưới, chủ động tưới tiêu cho diện tích rau an toàn.
Chính quyền địa phương cần tập trung xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ tưới rau an toàn như hệ thống hồ chứa, giếng khoan, bể chứa, hệ thống lọc nước, các máy bơm nước với công suất đủ lớn… Phấn đấu các vùng sản xuất RAT đảm bảo có được nguồn nước sạch tưới rau ổn định.
Tăng cường cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất RAT tập trung chuyên canh: Ở các vùng sản xuất RAT tập trung chuyên canh cần được đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng: đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu, khu nhân giống, nhà xử lý sơ chế, bảo quản, đóng gói sản phẩm, xây dựng hệ thống bể chứa vỏ bao bì, thuốc BVTV trên đồng ruộng. Trước hết cần ưu tiên một số cơ sở thiết yếu như giao thông nội đồng, điện chiếu sáng, máy bơm nước và kho lạnh bảo quản RAT. Đối với các vùng sản xuất RAT với mô hình hiện đại, chuyên nghiệp hóa cần tập trung chuyên canh cần đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà vòm, nhà màng, hệ thống bơm tưới nước tự động, hệ thống kênh mương, đường giao thông được tốt. Cần có biện pháp thu hút vốn đầu tư vào vùng sản xuất RAT như: Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư với tỷ lệ khoảng 50%, nguồn vốn huy động từ nhân dân là 50%.
Chính quyền địa phương chú ý tới xây dựng hệ thống chợ, siêu thị cửa hàng, đại lý, phương tiện vận chuyển… phục vụ tiêu thụ rau. Xây dựng hệ thống các chợ, siêu thị, cửa hàng trong đó có phục vụ tiêu thụ RAT với quy mô đủ lớn và hiện đại, thuận tiện cho người tiêu dùng. Chính quyền địa phương có chính sách cho thuê đất để xây dựng các khu chợ, trung tâm thương mại, siêu thị… phục vụ cho tiêu thụ RAT.
4.2.3. Hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất và tiêu thụ RAT
a. Hỗ trợ nâng cao kỹ thuật sản xuất và chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT bằng các hình thức tập huấn, huấn luyện và các công tác khuyến nông
Chính quyền địa phương cần có nhưng công tác tập huấn, huấn luyện nông dân, kế hoạch tập huấn cần gắn với lộ trình phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Các hình thức để hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng nên đa dạng để phù hợp với trình độ nhận thức của từng địa phương, cơ sở sản xuất cụ thể.
Giai đoạn đầu của công tác tập huấn là phổ biến nhanh các kiến thức kỹ thuật về sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn đến người trồng rau và mọi đối tượng có liên quan bằng các hình thức tập huấn ngắn hạn. Giai đoạn tiếp theo là xây dựng đội ngũ nông dân nòng cốt để tiếp tục phổ biến lan tỏa những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, kinh nghiệm bảo quản, chế biến tiêu thụ rau an toàn.
Hỗ trợ kỹ thuật sản xuất rau an toàn còn được quan tâm ở khía cạnh là lựa chọn và khuyến cáo áp dụng các chủng loại vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp về chất lượng và giá thành đầu vào của vật tư sản xuất RAT. Thực hiện
giải pháp về khuyến nông cần có sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về các khoản đầu tư công để thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b. Hỗ trợ để thúc đẩy mở rộng nhanh việc sản xuất RAT theo VietGAP và GlobalGAP
Xu hướng sản xuất và tiêu thụ RAT theo GAP là tất yếu, để đưa VietGAP, GlobalGAP vào thực tế sản xuất cần thực hiện đồng thời một số biện pháp hỗ trợ như sau:
Tập trung triển khai trên các diện tích đã được quy hoạch và đủ điều kiện về đất, nước và nhân lực theo quy định sản xuất RAT.
Ban hành các quy trình sản xuất cụ thể cho các chủng loại RAT, phù hợp với VietGAP và gắn bó với điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương.
Nâng cao ý thức tự giác của người dân thông qua tuyên truyền giám sát cộng đồng: Thông qua các phương tiện truyền thông đội ngũ cán bộ kỹ thuật và lực lượng nông dân nòng cốt để từng bước định hướng cho bộ phận người sản xuất thực hiện nghiêm túc những nội dung quy định đã được hướng dẫn và có ý thức tự tìm hiểu, cập nhật các thông tin liên quan để thực hiện.
4.2.4. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và công tác khuyến nông, kiểm tra giám sát phục vụ ngành hàng rau an toàn tra giám sát phục vụ ngành hàng rau an toàn
- Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ:
Chất lượng giống rau phục vụ sản xuất luôn là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế vì vậy rất cần thiết ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác sản xuất cây giống rau trên địa bàn. Sử dụng công nghệ sản xuất RAT theo quy trình VietGAP cho năng suất, chất lượng cao; Sử dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất RAT, sử dụng giống rau mới có năng suất, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và vai trò của người lao động qua hệ thống kiểm tra chất lượng rau tại nơi sản xuất, nơi sơ chế và nơi tiêu thụ rau
Để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất rau an toàn đòi hỏi ngành sản xuất đó đặc biệt là ngành trồng trọt và đặc trưng là sản xuất rau an toàn
thì cần phải có cơ sở vật chất cơ bản để tiến hành áp dụng những thành tựu khoa học đó. Chính vì vậy, từng huyện, thành phố, từng xã cần xác định cơ cấu chủng loại rau cho phù hợp với từng vùng đất và truyền thống canh tác của địa phương.
- Tăng cường công tác khuyến nông phục vụ ngành rau:
Địa phương cần thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV đặc biệt đối với các loại thuốc sinh học, thuốc thế hệ mới ít độc phân giải nhanh để nông dân nắm bắt thực hiện, đồng thời mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất rau theo VietGAP, công tác quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV cho các thành viên đội kiểm tra HTX để họ hiểu và thực hiện trên địa bàn xã. Dự kiến một năm từ 3-4 đợt tập huấn cho mỗi xã/phường và chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau theo quy trình VietGAP cho nông dân của các xã, vận động tuyên truyền để bà con nông dân đến tham dự đầy đủ. Tại mỗi cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận theo quy trình VietGAP có một cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV do HTX quản lý có nhiệm vụ tư vấn cách sử dụng và cung cấp các loại thuốc BVTV đảm bảo kỹ thuật.
Công tác khuyến nông của địa phương cần khuyến khích tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp, với người sản xuất RAT và giữa người sản xuất RAT với nhau để nâng cao nhận thức về khoa học kỹ thuật sản xuất, kỹ năng quản lý kinh doanh… làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất rau, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ RAT phát triển.
- Công tác khuyến nông đối với sản xuất RAT:
Cần tổ chức chỉ đạo kỹ thuật và giám sát thường xuyên quy trình sản xuất RAT. Tại mỗi xã, phường có vùng đủ điều kiện sản xuất RAT, phân công một cán bộ kỹ thuật phụ trách nông nghiệp, cán bộ khuyến nông của xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát nông dân sản xuất RAT. Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo là phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức lớp tập huấn, huấn luyện nông dân về kỹ thuật sản xuất RAT, biện pháp quản lý tổng hợp. Cán bộ khuyến nông cần tham mưu với chính quyền địa phương biện pháp xử lý những trường hợp nông dân vi phạm quy trình sản xuất RAT theo pháp luật… Về kinh phí thì nhà nước cần phải
hỗ trợ 100% kinh phí từ nguồn ngân sách thông qua chi trả lương cho cán bộ khuyến nông viên cơ sở, hỗ trợ 100% nguồn kinh phí để chuyển giao công nghệ thông qua các mô hình sản xuất RAT hàng năm trên địa bàn. Hỗ trợ 100% chi phí phương tiện, nhân sự phục vụ cho công tác kiểm tra và chứng nhận cơ sở, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và GAP.
- Công tác kiểm tra giám sát đối với sản xuất RAT:
Thực hiện thanh kiểm tra thường xuyên đối với những hộ đã được chứng nhận RAT, mỗi năm thực hiện các đợt kiểm tra nhỏ về mẫu đất, mẫu nước, mẫu rau đảm bảo quy định và một đợt kiểm tra lớn về toàn bộ cơ sở vật chất cho việc sản xuất RAT, đưa ra những lời khuyên phù hợp với từng hộ để thực hiện được đầy đủ các tiêu chí mà tiêu chuẩn RAT đưa ra. Trang bị cho người nông dân thiết bị kiểm tra nhanh miễn phí để kiểm tra dư lượng thuốc trên đồng ruộng và rau.
4.2.5. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ và hộ nông dân vùng sản xuất RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên RAT trên địa bàn TP Thái Nguyên
Để thúc đẩy phát triển sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm RAT, công tác tập huấn đóng vai trò rất quan trọng. Chính quyền thành phố cần mở các lớp đào tạo, tập huấn về IPM, ICM trên rau và áp dụng quy trình sản xuất RAT theo hướng GAP.
Hai hình thức đào tạo, tập huấn ngắn ngày và đào tạo, tập huấn dài ngày. Mặt khác có thể tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương có vùng sản xuất RAT tiên tiến.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo các kiến thức về sản xuất và kinh doanh RAT. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tiêu thụ RAT như: hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí cho hoạt động đào tạo tập huấn về kỹ thuật sản xuất RAT, bồi dưỡng cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh RAT.
4.2.6. Thúc đẩy tiêu thụ rau an toàn
- Khuyến khích phát triển các kênh phân phối rau an toàn
TP Thái Nguyên cần xây dựng và triển khai tốt quy hoạch hệ thống tiêu thụ rau an toàn từ chợ đầu mối đến các cửa hàng, quầy hàng bán lẻ RAT; Khảo sát, lựa chọn, quy hoạch các cửa hàng, các siêu thị để có kế hoạch đầu tư nâng cấp trang
thiết bị phục vụ các bước mở rộng mạng lưới kinh doanh RAT hàng năm, nghiên cứu các cửa hàng rau tại các khu dân cư tập trung, đặc biệt quan tâm đến các khu đô thị sẽ hình thành; Đặt các cửa hàng RAT nằm xen ở các chợ để người tiêu dùng thuận tiện trong việc đi lại.
Đa dạng hóa các kênh phân phối RAT, gồm: Cửa hàng RAT tại các khu dân cư tập trung, chủ yếu tại thành phố, thị xã, khu đô thị; Quầy RAT tại các chợ dân sinh thông qua các tiểu thương bán lẻ, gian hàng RAT tại các siêu thị; Phân phối trực tiếp từ các cơ sở sản xuất RAT đến người tiêu dùng bằng các hình thức hợp đồng tiêu thụ (cá nhân, tập thể).
Tổ chức nhiều mô hình HTX sản xuất – tiêu thụ rau an toàn gia tăng số điểm bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Điểm mấu chốt để đạt được thành công là đảm bảo tam giác kinh tế người sản xuất – người phân phối – người tiêu dùng.
Hỗ trợ xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu rau an toàn
Chính quyền thành phố và các cơ quan tham mưu cần xây dựng các văn bản quy định về tiêu chuẩn hóa các sản phẩm RAT. Xây dựng và phát triển thương hiệu RAT để góp phần nâng cao trách nhiệm người tham gia kinh doanh RAT, tạo niềm tin của người tiêu dùng. Từng bước nâng cao thị phần của RAT trong hệ thống phân phối thực phẩm chung của địa bàn thành phố.
Nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất và kinh doanh RAT về tầm quan trọng của việc xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu cũng như nội dung bảo vệ thương hiệu.
Thực hiện dán nhãn, tem nhận diện thương hiệu thương hiệu nhà sản xuất, đầu tư thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng việc gắn mã vạch cho từng sản phẩm từ khâu sản xuất, những mã vạch này kết nối với các ứng dụng tại thiết bị cầm tay thông minh mà người tiêu dùng sở hữu, giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu nguồn gốc sản phẩm ngay tại cửa hàng.
Sở Nông nghiệp hỗ trợ các HTX/THT/DN trong việc trang bị máy tính, xây dựng website giới thiệu và giao dịch sản phẩm, liên kết đặt quảng cáo các website này với các trang báo điện tử, mạng xã hội, đặt quảng cáo ưu tiên khi tìm từ khóa về rau an toàn.
Minh bạch trong giá cả sản phẩm, giúp người tiêu dùng phân biệt được giá cả đi đôi với chất lượng sản phẩm một cách rõ ràng, khách hàng nhận diện được đúng số tiền mình bỏ ra là tương xứng với chất lượng sản phẩm.
Tiến hành các hoạt động maketing
Chính quyền thành phố cần tổ chức tốt công tác quản lý, tăng cường các kênh tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm RAT, kịp thời thông tin đến người tiêu dùng về chất lượng, địa điểm, các cơ sở kinh doanh RAT có uy tín thông qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, tuyên truyền tới ban lãnh đạo của phường, tổ dân phố, đưa thông tin qua mỗi buổi họp tổ hoặc tuyên truyền qua loa phát thanh lưu động về VSATTP để thông tin có thể lan tỏa được đầy đủ và sâu rộng nhất tới từng hộ dân.
Cải thiện công tác tiếp thị, khuyến mại đối với khách hàng mua khối lượng