Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 43)

6. Bố cục của luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ở Việt Nam

1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại TP Hà Nội

Tại Hà Nội, nhu cầu về rau an toàn là rất lớn bởi quy mô dân số đông và mức sống của một bộ phận dân thành thị ngày càng được nâng cao, gần 90% người tiêu dùng tại Thủ đô đánh giá rau an toàn là quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Và đa số người dân đều chấp nhận mua rau an toàn với mức giá cao hơn rau thông thường từ 10-20%, thậm chí đến 50%; vì thế, rau an toàn có thị trường tiêu thụ rộng lớn và bền vững. Từ đặc điểm này nên các cơ quan chức năng TP Hà Nội rất chú trọng tập trung vào phát triển, sản xuất rau an toàn để đáp ứng được nhu cầu của người dân (Lê Mỹ Dung, 2017).

Để tạo nguồn rau cho người dân Thủ đô, những năm qua, TP Hà Nội đã xây dựng các vùng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại các nơi tập trung nhiều nông dân sản xuất rau, đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp giữa Chi cục BVTV Hà Nội và các huyện mở lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn: cách sử dụng thuốc BVTV, quản lý dịch hại (IPM), cách ghi nhật ký theo dõi đồng ruộng, làm quen với thói quen truy xuất nguồn gốc thực phẩm để thay đổi nhận thức của người nông dân trong việc sản xuất rau sạch. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng rau không nguồn gốc xuất hiện và trà trộn với rau an toàn trên thị trường, Sở NN&PTNT đã tăng cường kiểm soát chất lượng rau an toàn bằng cách giám sát theo chuỗi theo toàn bộ quá trình sản xuất, sơ

chế, vận chuyển và tiêu thụ; triển khai thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất rau an toàn theo các điều kiện pháp lý, sơ chế đóng gói an toàn, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra việc ghi nhãn, dán tem nhận diện sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, hướng tới truy xuất nơi cung ứng rau phải chứng minh được hồ sơ, quản lý bằng phần mềm máy tính là rau của các hộ đã được sử dụng thuốc như thế nào.

Để triển khai xây dựng vùng sản xuất và tiêu thụ RAT, Sở NN&PTNT Hà Nội đã ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất RAT giao Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tư vấn lập dự án xây dựng vùng RAT tập trung. Việc thu gom rau có 2 hình thức là ký hợp đồng với các HTX, cơ sở sản xuất RAT và ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông sản xuất RAT. RAT có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần 20.000 tấn/năm (chiếm 5% sản lượng RAT, 3% sản lượng rau, 2% nhu cầu tiêu dùng). RAT chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư với sản lượng trên 350.000 tấn/năm (chiếm 92,5% sản lượng rau an toàn; 61,67% sản lượng rau; 37% nhu cầu tiêu dùng) (Nguyễn Thu Trang, 2015).

1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại TP Hồ Chí Minh

Từ đầu những năm 2000, TP HCM đã bắt đầu thực hiện chương trình rau an toàn. Đầu tiên, TP tiến hành công tác quy hoạch, khảo sát công nhận vùng rau an toàn theo các bước: Bước 1: Thẩm định vùng đủ điều kiện sản xuất RAT, Bước 2 : Công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, Bước 3 : Công nhận vùng RAT,

Bước 4 : Tái công nhận vùng sản xuất RAThàng năm. (Phòng Nông nghiệp – Sở NN&PTNT TP. Hồ Chí Minh, 2006).

Thứ hai, nhằm mở rộng tầm hoạt động của các tổ sản xuất RAT, một số xã đã thành lập Liên tổ sản xuất RAT trên cơ sở hoạt động của các tổ hiện hữu tại xã để thành lập các HTX, các Liên tổ và HTX được Sở Nông nghiệp hỗ trợ trang bị máy vi tính, máy Fax, xây dựng trang Web để giới thiệu và giao dịch sản phẩm RAT. Hỗ trợ nông dân trồng rau thành lập các tổ sản xuất RAT.

Thứ ba: Sở Nông nghiệp và PTNT đã làm cầu nối giữa bà con trồng RAT và các nhà thu mua, cung ứng, tiêu thụ; phối hợp với Sở Y tế, Sở Thương mại, Sở giáo dục và đào tạo đã có nhiều buổi làm việc, tiếp xúc với các đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh RAT để thúc đẩy tiêu thụ RAT. Đặc biệt là các Hội chợ RAT qua các năm; Hội nghị tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, các ban ngành, trong hội nghị đã tiến hành ký kết hợp đồng giữa địa phương, hợp tác xã sản xuất RAT với các doanh nghiệp, tiểu thương ở các chợ đầu mối. RAT đã được sự tín nhiệm của nhiều đối tác, lượng khách hàng bán và sản lượng rau bán tăng lên hàng năm, sản phẩm RAT được bày bán ở nhiều siêu thị, ở Metro Cash & Carry,…và một số mặt hàng RAT cũng đã được xuất khẩu sang một số nước. (Đề án sản xuất rau an toàn, 2019) (Phòng Nông nghiệp – Sở NN&PTNT TP. Hồ Chí Minh, 2006).

Thứ tư: Sở Nông nghiệp và PTNT đã giải quyết thủ tục nhanh chóng cho những công ty và cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng RAT để gắn trách nhiệm của người cung ứng RAT với người nông dân trồng rau đối với người tiêu dùng.

Nhằm mục tiêu quảng bá sản phẩm RAT được sản xuất theo quy trình VietGAP, đồng thời thông tin đến người dân những sản phẩm đạt chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các đơn vị trực thuộc Sở như Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện các công tác nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền, giáp dục phổ biến pháp luật qua các kênh như:

- Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Sở Công thương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Thú Y, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức phổ biến kiến thức quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cán bộ quản lý lĩnh vực thương mại tham dự. (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh, 2012).

- Phối hợp với Đài VTC16, HTV9 và Đài Wiki thực hiện phóng sự về mô hình sản xuất RAT theo VietGAP tại hợp tác xã và các vùng trồng RAT, công tác quản lý an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối nông sản; thực hiện chương trình “Nông dân hội nhập” với các chủ đề xoay quanh nền nông nghiệp.

- Tổ chức thông tin tuyên truyền về VSATTP trong sản xuất, sơ chế và kinh doanh RAT bằng xe phát thanh lưu động vào trước dịp Tết Nguyên đán và tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại 20 xã, phường sản xuất RAT trọng điểm; tổ chức các lớp phổ biến kiến thức pháp luật về VSATTP trong sản xuất kinh doanh rau, quả cho các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế đóng gói rau, quả.

- Tổ chức Hội nghị “Trao đổi kinh nghiệm xây dựng thương hiệu – hướng dẫn quản lý, điều hành website cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản thành phố” với sự tham dự của nông dân và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bằng nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình sản xuất RAT đã nâng cao kỹ thuật sản xuất và chất lượng rau, tăng hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố; Phát triển kinh tế tập thể và hỗ trợ lãi vay.

- Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp hỗ trợ ký kết hợp đồng tiêu thụ RAT giữa các HTX và các hệ thống siêu thị như Fivi Mart, Công ty TNHH Metro Cash & Carry VietNam, Siêu thị Lotte, Siêu thị Metro, siêu thị Big C, Start Mart và công ty TNHH Tâm Phong....

- Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp thiết kế, đăng ký logo, nhãn hiệu và duy trì hoạt động website cho các tổ chức, các nhân, giúp các tổ chức tiêu thụ có thể tìm kiếm sản phẩm rau và nơi mua một cách dễ dàng.

- Tổ chức "Hội nghị Giao lưu các hợp tác xã, nông dân sản xuất rau VietGAP” và “Hội nghị giao lưu kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”

- Tổ chức các chuyến hướng dẫn nông dân tham quan học tập các mô hình đã được chứng nhận GAP. Thông qua đó đã giúp nông dân hiểu rõ lợi ích kinh tế, xã hội của việc sản xuất sản phẩm an toàn.

- Duy trì thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra, giám sát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kiểm tra chất lượng rau, quả bằng cách: Chi cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường duy trì việc ký cam kết chấp hành đúng các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, các quy định của Nhà nước trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau. (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh, 2012).

1.4.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 2005, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc triển khai dự án RAT trên địa bàn 15 xã nhằm mở rộng mô hình trồng, người dân tham gia dự án được hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất RAT. Tỉnh đã xây dựng 10 quy trình sản xuất rau an toàn, được nông dân tích cực áp dụng, cho đến nay đã đạt được nhiều thành tích tích cực nhờ một số chính sách như:

- Với người sản xuất là hộ cá thể nhỏ lẻ, được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn áp dụng quy trình sản xuất, phân tích mẫu, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP; 40 triệu đồng/hộ đối với các hộ sản xuất, sơ chế rau, quả có quy mô liền khoảnh từ 2 ha trở lên.

- Quy mô sản xuất RAT tập trung từ 2 ha trở lên với miền núi và 3 ha trở lên với các vùng còn lại: Hỗ trợ 35% chi phí sản xuất trực tiếp; 100% kinh phí triển khai (phân tích mẫu đất, nước, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VietGAP…); 200 triệu đồng/500m2 trở lên trồng rau trong nhà kính; 50% tiền mua mới máy nông nghiệp phục vụ sản xuất. (Hiến Minh – Lê Tuấn, 2018).

- Với sản xuất RAT theo chuỗi từ đồng ruộng đến người tiêu dùng quy mô tập trung từ 10 ha trở xuống, tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ: 5 triệu đồng/ha/năm; 50% (không quá 5 tỷ đồng) gồm: Hỗ trợ tiền làm đường giao thông, đường điện, hệ thống xử lý nước thải, sơ chế, bảo quản, chi phí tuyên truyền quảng bá, tiền thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ. (Hiến Minh – Lê Tuấn, 2018).

- Để thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất và chế biến RAT, Vĩnh Phúc có chính sách hỗ trợ lớn: 70% chi phí để xây dựng hệ thống giao thông, điện, hệ thống tưới – tiêu, xây dựng nhà lưới, hệ thống thu gom và xử lý chất thải đối với vùng sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP; 60% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải, nhà xưởng, hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước và mua sắm thiết bị. Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư sản xuất RAT vào Vĩnh Phúc còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như thuê đất, thuế… (Hiến Minh – Lê Tuấn, 2018).

RAT của Vĩnh Phúc được tiêu thụ theo 5 kênh với giá cao hơn rau bình thường từ 35-70%: Người sản xuất trực tiếp bán cho người tiêu dùng; các hộ sản xuất tham gia vào tổ hợp tác, HTX và được tổ hợp tác, HTX bao tiêu một phần

thông qua các cửa hàng bán lẻ của tổ hợp tác, HTX tại địa phương; các tổ hợp tác, HTX tiêu thụ một phần cho các thành viên thông qua hợp đồng với siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trường học… tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận; các tổ hợp tác, HTX tiêu thụ thông qua hợp đồng với doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng uy tín, thương hiệu của mình để cung cấp cho siêu thị, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, xuất khẩu... (Hiến Minh – Lê Tuấn, 2018).

Cuối cùng là tiêu thụ trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp, HTX đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp, HTX và xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp, HTX tự sản xuất hoặc ký hợp đồng với các tổ hợp tác, HTX sản xuất RAT để cung cấp cho thị trường.

Sản phẩm RAT của Vĩnh Phúc qua các đầu mối tiêu thụ này đã đi khắp các tỉnh, thành của cả nước. Người tiêu dùng chỉ cần một thao tác trên điện thoại là biết rau được sản xuất ở đâu, quy trình thế nào, chất lượng ra sao…

Tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh liên kết sản xuất tiêu thụ RAT cho các doanh nghiệp, tổ hợp tác và HTX tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. (Hiến Minh – Lê Tuấn, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)