Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT

1.2.1. Phát triển quy mô diện tích, năng suất, sản lượng RAT

Để phát triển sản xuất RAT, đủ sản lượng đáp ứng nhu cầu người dân thì việc đầu tiên cần quan tâm là phát triển quy mô diện tích trồng RAT, mở rộng các vùng trồng RAT tập trung, vận động người nông dân chuyển đổi từ sản xuất rau thường thành RAT, vận dụng đúng các kỹ thuật trồng RAT để tăng năng suất, sản lượng RAT. Việc nhân rộng các mô hình sản xuất RAT là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu và bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng. Hiện tại, nhiều địa phương đã thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng diện tích sản xuất RAT, chuyển biến đồng bộ từ khâu sản xuất kinh doanh đến sử dụng theo một hệ thống mang tính chuyên nghiệp, tăng năng suất, sản lượng RAT bằng cách thực hiện ứng dụng công nghệ cao, sản xuất RAT đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, tập huấn quản lý dịch hại (IPM) trên cây trồng cho người trồng rau, kiến thức an toàn thực phẩm và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ không sử dụng thuốc BVTV.

1.2.2. Phát triển và quản lý chất lượng, xuất xứ RAT

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chuỗi liên kết không chặt chẽ, thiếu kênh phân phối hiệu quả đang là những rào cản phát triển thị trường RAT. Việc sản xuất, tiêu thụ nhỏ lẻ, tự phát dẫn đến việc quản lý RAT rất khó khăn. Về chất lượng, do nhân lực, kinh phí cho công tác hướng dẫn, kiểm ra và kiểm nghiệm VSATTP chưa đáp ứng được yêu cầu, cho nên khó đánh giá đúng việc chấp hành các quy định của nông dân, của cơ sở sản xuất và thiếu thông tin cho các doanh nghệp, người tiêu dùng trong việc kinh doanh và tiêu thụ RAT. Người tiêu dùng khó mua được RAT có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thiếu lòng tin với sản phẩm này khi không thể phân biệt được RAT với rau không an toàn bằng cảm quan. Về giá bán, người sản xất chưa bán được rau đúng giá trị. Ngành hàng này có rất ít doanh nghiệp tham gia bởi vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận lại thấp, thu hồi chậm, rủi ro cao. Trong khi đó các HTX nông nghiệp hầu như không đóng được vai trò tiêu thụ rau cho nông dân, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm kinh doanh.

Để cải thiện tình trạng này, người sản xuất và người mua cùng phải hợp tác, tạo sự đồng thuận để sản xuất và phân phối RAT tới người tiêu dùng. Người sản xuất và người mua cùng nhau lập kế hoạch sản xuất, thực hiện sản xuất dựa trên kế hoạch sản xuất đã lập nhằm thống nhất ý kiến về chất lượng và tiêu chuẩn giao hàng cho mỗi loại rau, cùng nhau kiểm soát từng giai đoạn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Hình thành các chuỗi sản xuất, phân phối khép kín, thuận lợi hơn trong quản lý và giảm chi phí trung gian. Để người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm RAT, đảm bảo 100% truy xuất nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm. Ngoài các thông tin trên nhãn hiệu, bao bì, các cơ sở sản xuất nông nghiệp cần đưa giải pháp ứng dụng mã phản hồi nhanh (mã hình QR), thực hiện quy trình xác thực chống hàng giả, hàng nhái. Hiện nhiều nông trại Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác đã ứng dụng mã QR để chứng minh nhật ký đồng ruộng trong sản xuất nông nghiệp sạch nhằm khẳng định và giữa vững niềm tin với người tiêu dùng. Nếu áp dụng những giải pháp này, việc sản xuất tiêu thụ RAT sẽ chuyên nghiệp, quy mô và đạt hiệu quả cao hơn.

1.2.3. Phát triển quy hoạch RAT

Để có thể phát triển sản xuất RAT cần phát triển sản xuất RAT tập trung theo hướng thâm canh và công nghiệp hóa từ sản xuất đến thu mua, đóng gói ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu. Mức độ ổn định của quy hoạch phát triển sản xuất RAT tác động đến mức độ ổn định của các vùng sản xuất và mức độ đầu tư của các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất RAT. Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý. Quy hoạch phát triển RAT bao gồm quy hoạch vùng sản xuất và quy hoạch hệ thống phân phối sản phẩm (phát triển tư liệu sản xuất là đất đai, phát triển chính sách đầu tư công về cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm)

Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất đai, nước tưới cho sản xuất, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy định hiện hành về điều kiện sản xuất RAT và phù hợp với trình độ sản xuất, đạt được hiệu quả sau đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Công tác quy hoạch phát triển sản xuất RAT ở nước ta còn nhiều bất cập. Tiến độ xây dựng quy hoạch chậm, quy hoạch chưa sát thực tế, việc chỉ đạo thực hiện quy hoạch còn thiếu đồng bộ… nên sản xuất RAT của các địa phương phát triển một cách tự phát, tình trạng phá vỡ quy hoạch năm nào cũng xảy ra, nhưng chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Vì vậy, việc thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất RAT để đảm bảo có một diện tích sản xuất ổn định, cung cấp một khối lượng sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương là hết sức cần thiết và cấp bách.

1.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ sản xuất RAT

Sản xuất – kinh doanh RAT đúng quy trình kỹ thuật và đạt năng suất cao đòi hỏi các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như nguồn nước tưới, hệ thống điện, hệ thống nhà lưới, trạm bơm, hệ thống kênh tiêu, hệ thống giếng khoan,… Để phát triển việc đầu tư này, các địa phương khi lập dự án quy hoạch vùng trồng RAT cần lựa chọn vùng tập trung diện tích lớn và điều kiện thuận lợi để ưu tiên cơ sở hạ tầng, các HTX tiêu thụ RAT

khi đầu tư nhà sơ chế phải phù hợp với quy mô sản xuất và chủng loại sản phẩm. Tùy theo điều kiện của từng vùng, chủng loại rau, thời vụ gieo trồng để đầu tư nhà màng, nhà lưới, mái che kiên cố hoặc bán kiên cố có quy mô phù hợp, không nên đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn ngân sách. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ đáp ứng được yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

1.2.5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất RAT

Hiện nay, có nhiều hình thức tổ chức tham gia sản xuất rau như các hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, hội liên hiệp Phụ nữ, tổ hợp tác. Đây là các đơn vị tập trung chủ yếu mang tính tự phát, khó kiểm soát được chất lượng. Do đó, để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất RAT cần tập trung phát triển từng loại hình thức tổ chức sản xuất RAT, hoàn thiện trong bản thân mỗi đơn vị đều thực hiện quy trình chuẩn, liên kết, phối hợp với nhau triển khai rộng rãi trong sản xuất và tiêu thụ RAT.

1.2.6. Phát triển mạng lưới và kênh tiêu thụ RAT

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của chuỗi sản xuất – kinh doanh nhưng lại là khâu rất quan trọng đối với sản xuất, quyết định sự sống còn của sản xuất. Tiêu thụ được sản phẩm sẽ kích thích sản xuất phát triển, kích thích việc mở rộng quy mô. Ngược lại, nếu sản xuất không được tiêu thụ sẽ kìm hãm sản xuất phát triển, ảnh hưởng đến sự tồn tại của quá trình sản xuất.

Mạng lưới phân phối sản phẩm RAT gồm các chợ đầu mối, chợ bán buôn cần gắn với các vùng sản xuất lớn và các trục đường giao thông chính; hệ thống các quầy hàng bán lẻ cần bám sát người tiêu dùng sẽ có vai trò quyết định trong việc lưu thông, phân phối RAT. Tuy nhiên, hệ thống chợ bán buôn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối nông sản do thói quen mua hàng tươi sống ở các chợ bán lẻ và các quầy hàng nhỏ hơn là từ các siêu thị (Cadihon và cộng sự, 2003) [31]. Bên cạnh đó, mạng lưới chợ quy mô nhỏ còn tạo sự thuận tiện phục vụ rau cho các vùng sản xuất rau lớn nằm xa chợ đầu mối và phát triển mạng lưới bán lẻ phục vụ tiêu dùng.

1.2.7. Các cơ chế, chính sách trong phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT

trường… của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành sản xuất RAT. Việc ban hành cơ chế chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hộ/HTX và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh RAT phát triển. Cơ chế, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người sản xuất kinh doanh RAT yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh ngày càng cao và ổn định.

Các cơ chế, chính sách quan trọng, chủ yếu tác động trực tiếp sự ổn định của phát triển sản xuất RAT như chính sách về đất đai, chính sách đầu tư, hỗ trợ người sản xuất về vốn, kỹ thuật, chính sách khuyến nông, liên kết tín dụng, ưu đãi… Các chính sách này đóng vai trò rất quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, tạo nền tảng để phát triển sản xuất RAT, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm và điều tiết thị trường RAT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)