• Nhân tố tỷ giá
Với các nhân tố khác không thay đổi, khi tỷ giá tăng làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, dẫn đến:
Làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ
Do giá trị xuất khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số: X = P.QX
QX - khối lượng hàng hóa xuất khẩu (Q = Quantity) X - giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.
Rõ ràng là khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức Q X
tăng; QX tăng làm cho X tăng. Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối.
Làm cho giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ có thể tăng hoặc giảm
Do giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:
. P
X = P Qx E
Trong đó: P - giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ QX - khối lượng hàng hóa xuất khẩu
E - tỷ giá hối đoái, là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ
X* - giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ
Khi tỷ giá tăng (tức E tăng), làm cho khối lượng xuất khẩu tăng (tức Q X
tăng) và giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (X*) sẽ:
- Tăng, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu XQ lớn hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E.
Nghĩa là khi: QJ-QX0 > 1
EJ E0
Trong đó: QX0 - là khối lượng xuất khẩu trước khi tỷ giá tăng QXI - là khối lượng xuất khẩu sau khi tỷ giá tăng E0 - là mức tỷ giá trước khi thay đổi
E1 - là mức tỷ giá sau khi thay đổi
Trường hợp khi tỷ giá tăng làm tăng giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được gọi là “giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ co giãn với tỷ giá”.
- Giảm, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu XQ thấp hơn tỷ lệ tăng tỷ giá E. Nghĩa là khi: Q /Qx0 < 1
Trường hợp khi tỷ giá tăng làm giảm giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ được gọi là “giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ không co giãn với tỷ giá”.
- Không thay đổi, nếu tỷ lệ tăng khối lượng xuất khẩu XQ bằng tỷ lệ tăng tỷ giá E. Nghĩa là khi: QX1/ Q X 0 = 1
E / E0
Trong trường hợp này gọi là “xuất khẩu co giãn ngang với tỷ giá”.
Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên hay giảm xuống, và điều này phụ thuộc vào “tính co giãn của xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đối với tỷ giá”.
Tóm lại, tỷ giá tăng chắc chắn làm tăng cầu nội tệ, nhưng không nhất thiết làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Hay nói cách khác, tỷ giá tăng làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ, nhưng không nhất thiết làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ.
• Nhân tố lạm phát (giá hàng hóa xuất khẩu bằng nội tệ tăng)
Với các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế, do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm.
- Giá trị xuất khẩu bằng nội tệ có thể tăng hoặc giảm: X = P.Qx
P tăng, Qx giảm làm cho X có thể tăng hoặc giảm.
- Giá trị xuất khẩu bằng ngoại tệ cũng có thể tăng hoặc giảm:
P
X = P Qx 1
E không đổi, P tăng, Qx giảm làm cho X* có thể tăng hoặc giảm.
Tóm lại, ảnh hưởng của nhân tố lạm phát lên giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ là không rõ ràng.
• Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng (giá hàng hóa xuất khẩu bằng ngoại tệ tăng)
Với các nhân tố khác không đổi, nếu giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu của một nước tăng sẽ làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Hay nói cách khác, khi giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng, làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và bằng ngoại tệ.
Thu nhập của người không cư trú
Với các nhân tố khác không thay đổi, khi thu nhập thực tế của người không cư trú tăng, làm tăng cầu xuất khẩu bởi người không cư trú, do đó, làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ, tức làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ.
• Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài
Với các nhân tố khác không thay đổi, giá trị xuất khẩu của một nước sẽ giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức thuế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp cũng như áp dụng các hàng rào phi thuế quan như: yêu cầu về chất lượng hàng hóa và tệ nạn quan liêu.