Nhằm có cơ sở đánh giá khái quát quy mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, tác giả đi tổng hợp số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu từ Tổng cục thống kê, sau đó tính toán các chỉ số, ta tổng hợp được số liệu ở phụ lục 1, bảng 1.1. Từ đó ta vẽ đồ thị sau đây:
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu từ 1999 - 2011
Quan sát đồ thị ta thấy,
Tỷ lệ X/N luôn nhỏ hơn 1 trong suốt thời gian từ năm 1999 - 2011, điều này cho biết kim ngạch xuất khẩu luôn nhỏ hơn nhập khẩu, thâm hụt cán cân thương mại ở nước ta trong thời gian qua là đáng quan tâm, nhất là trong thời kỳ 2002 - 2004 và thâm hụt nặng nề vào thời kỳ 2007 - 2009.
Tuyến biểu diễn của chỉ số XK, chỉ số NK, chỉ số tổng XNK phần lớn đều nằm trên 1 và tăng trong thời gian nghiên cứu, cho thấy kim ngạch XK, NK, tổng XNK tăng qua các năm, kim ngạch XNK chỉ giảm trong năm 2009. Năm 2011, kim ngạch XNK bắt đầu tăng trở lại, dù cán cân thương mại vẫn thâm hụt.
Tóm lại, trong thời gian qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta có tăng nhưng cán cân thương mại Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt.
2.1.2.2. Về cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Để có cái nhìn tổng thể về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê thành bảng tỷ trọng giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu so với tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian 2005 - 2011 ở phụ lục 1, bảng 1.2. Từ đó ta có đồ thị:
Đồ thị 2.2: Tỷ trọng giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu so với tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian 2005 - 2011
ĐVT: %
Quan sát đồ thị cho thấy, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm tài nguyên như dầu thô, gỗ và sản phẩm từ gỗ; hàng nông thủy sản; hàng dệt may, giày dép... Bên cạnh đó, trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tỷ trọng dầu thô có xu hướng giảm qua các năm, đây là một chuyển biến tích cực, hàng dệt may vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu ổn định qua các năm chiếm trên dưới 15% dù xu hướng giảm trong 3 năm gần đây được thể hiện. Các mặt hàng như giày dép, thủy sản chiếm tỷ trọng khá lớn tuy nhiên lại có xu hướng suy giảm theo thời gian.
Có hai điểm đáng chú ý:
Thứ nhất, trong cơ cấu xuất khẩu, tổng tỷ trọng của các mặt hàng dầu thô, gạo, dệt may, giày dép, thủy sản chiếm 45,97% năm 2009, 40,95% năm 2010, 38,80% năm 2011; yếu tố tác động lớn đến khối lượng và giá trị xuất khẩu các mặt hàng này chủ yếu nhất là khả năng của doanh nghiệp thể hiện qua: kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng tìm kiếm xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường; còn nhân tố tỷ giá hối đoái chỉ là yếu tố ảnh hưởng ít hơn; có thế thấy tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng này suy giảm qua những năm gần đây chính là do khó khăn từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và thị trường thế giới; vì thế khi tỷ giá biến động cụ thể là nếu VND giảm giá thực cũng chưa chắc chắn là làm tăng khả năng cạnh tranh của nhóm hàng xuất khẩu chủ lực này.
Thứ hai, giá trị cấu thành trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguồn nguyên liệu xuất sứ từ nước ngoài là khá lớn, như vậy đối với những mặt hàng này muốn sản xuất để xuất khẩu thì trước đó các doanh nghiệp đã phải nhập nguyên vật liệu nên việc cải thiện cán cân thương mại dù kim ngạch xuất khẩu có tăng cũng không đáng kể trong tình hình hiện nay.
Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Để có cái nhìn tổng thể về cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, thông qua số liệu từ Tổng cục thống kê, đi tổng hợp thành bảng tỷ trọng giá trị các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu so với tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian 2007 - 2011 ở phụ lục 1, bảng 1.3. Từ đó ta có đồ thị sau:
Đồ thị 2.3: Tỷ trọng giá trị các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu so với tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian 2007 - 2011
ĐVT: % 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 2007 2008 2009 2010 2011 □ Máy móc thiết bị □ Máy vi tính □Sat
thép
□ Thức ăn gia súc □ Hóa chất
□ Vải, nguyên liệu vải □ Xăng dầu □ Ôtô linh kiện ôtô
Nguồn: Tổng cục thống kê Quan sát đồ thị cho thấy,
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là máy móc thiết bị, sắt thép và các nguyên vật liệu kim loại, máy vi tính, vải, nguyên liệu vải, xăng dầu, chất dẻo, hóa chất; tổng tỷ trọng các mặt hàng này là khoảng 62,55% năm 2008; 66,39% năm 2009; 64,11% năm 2010 và 62,96% năm 2011. Đây là các mặt hàng phần lớn đóng vai trò là tư liệu sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước, hơn nữa với Việt Nam hiện nay, việc sản xuất hàng hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu rất hạn chế, do đó tình hình thâm hụt thương mại vẫn là vần đề cần quan tâm.
2.1.2.3. Về thị trường xuất nhập khẩu
Để có cái nhìn tổng quát về các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam trong những năm gần đây, tác giả đi tổng hợp số liệu về các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu của nước ta, nguồn số liệu lấy từ Tổng cục thống kê.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Từ số liệu tổng hợp được ở phần phụ lục 1, bảng 1.4, tiến hành vẽ đồ thị đáng giá các đối tác thương mại chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu những năm gần đây.
Đồ thị 2.4: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2008 - 2011
ĐVT: %
Nguồn: Tổng cục thống kê Quan sát đồ thị cho thấy, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong những năm gần đây gồm Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên đồ thị cho thấy, tỷ trọng trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ, nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính thế giới mà Mỹ là nơi bắt nguồn và thị trường tiêu thụ có xu hướng giảm, thêm vào đó là các vụ kiện chống bán phá giá về thủy sản trong những năm gần đây. Thị trường xuất khẩu chủ yếu tiếp theo phải kể đến là EU chiếm từ 15 - 17% tỷ trọng xuất khẩu và ASEAN chiếm từ 14 - 16% tỷ trọng xuất khẩu. Đối với thị trường ASEAN, hai nước có tỷ trọng lớn là Singapore và Thái Lan. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc cũng là những thị trường có tỷ trong khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, tỷ trọng xuất khẩu qua thị trường Úc có xu
hướng giảm còn đối với Nhật tỷ trọng xuất khẩu có dấu hiệu chững lại. Đáng chú ý, hai thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc có tỷ trọng xuất khẩu tăng dần qua các năm.
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam
Từ số liệu tổng hợp được ở phần phụ lục 1, bảng 1.5, tiến hành vẽ đồ thị đáng giá các đối tác thương mại chủ yếu trong hoạt động nhập khẩu những năm gần đây.
Đồ thị 2.5: Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011
ĐVT: %
Nguồn: Tổng cục thống kê Quan sát đồ thị cho thấy, Việt Nam chúng ta nhập khẩu chủ yếu từ hai thị trường là Trung Quốc chiếm trên 23% tỷ trọng nhập khẩu trong 3 năm gần đây và ASEAN chiếm gần 20% tỷ trọng, trong đó hai đối tác Việt Nam nhập khẩu chủ yếu của ASEAN là Singapore và Thái Lan. Tình tạng nhập siêu từ Trung Quốc đang có xu hướng tăng, nguyên nhân là do nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh, hàng hóa đa dạng giá rẻ, kinh tế chú trọng xuất khẩu. Hơn nữa về vị trí địa lý, ASEAN và Trung Quốc là những đối tác thương mại cùng nằm chung khu vực Châu Á với Việt Nam, thậm chí Trung Quốc và một số nước
ASEAN còn có chung đường biên giới với Việt Nam. Đáng chú ý, Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu với Trung Quốc như năm 2011 là 13468,7 triệu USD tỷ lệ X/N là 45,24%; còn đối với ASEAN thâm hụt năm 2011 tương ứng 7326,9 triệu USD; tỷ lệ X/N là 64,96% năm 2011 nghĩa là Việt Nam vẫn nhập siêu từ ASEAN.
Ngoài ra, nước ta còn nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ. Trong đó tỷ trọng nhập khẩu từ Hàn Quốc có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.
Tóm lại, qua phân tích cho thấy các đối tác Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc chính là các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam trong những năm gần đây. Đáng chú ý, nước ta thường có thâm hụt thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore.
2.2. Phân tích tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam
Hầu hết các nghiên cứu về tỷ giá đều cho rằng, đối với tỷ giá yếu tố thực mới có vai trò quan trọng, một sự thay đổi của tỷ giá thực sẽ có tác động thực sự lên nền kinh tế nói chung và cán cân thương mại nói riêng của một quốc gia. Do đó, luận văn đi phân tích tác động của tỷ giá thực song phương và tác động của tỷ giá thực đa phương lên cán cân thương mại nhằm đánh giá tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua.
Về nguyên tắc khi phân tích sức cạnh tranh thương mại quốc tế, cần đề cập đến hai trạng thái là trạng thái tĩnh và trạng thái động.
- Trạng thái tĩnh: Là việc tại một thời điểm nhất định, so sánh mức tỷ giá
thực với 100. Nếu tỷ giá thực lớn hơn 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là cao hơn nước bạn hàng. Nếu tỷ giá thực nhỏ hơn 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là thấp hơn nước bạn hàng. Nếu tỷ giá thực bằng 100, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của hai quốc gia là như nhau.
- Trạng thái động: Là việc xem xét tỷ giá thực tăng lên hay giảm xuống từ
Năm (i) X/N (%)
cạnh tranh của quốc gia được cải thiện. Nếu tỷ giá thực giảm, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của quốc gia bị xói mòn.
Trên cơ sở đó, luận văn đi phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua trên hai trạng thái, trạng thái tĩnh và trạng thái động.
2.2.1. Tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại Việt NamThực tế là, ở nước ta cho tới nay vẫn chỉ công bố chính thức tỷ giá danh Thực tế là, ở nước ta cho tới nay vẫn chỉ công bố chính thức tỷ giá danh nghĩa song phương, chưa công bố chính thức bất kỳ một loại tỷ giá thực nào. Trong thời gian qua, Việt Nam chủ yếu công bố chính thức tỷ giá USD/VND và trong giao dịch thanh toán quốc tế cũng sử dụng USD là chủ yếu. Do đó, tỷ giá USD/VND có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Căn cứ vào lý thuyết về tỷ giá thực song phương (RER) và cách tính tỷ giá này đã được trình bày trong chương 1, dưới đây là phần trình bày về cách tính RER của Việt Nam.
Bước 1: Chọn thời điểm gốc: Tác giả chọn năm 1999 làm năm cơ sở vì năm này cán cân thanh toán của Việt Nam khá cân bằng, cũng trong năm này Chính phủ hai lần giảm giá mạnh đồng nội tệ, do đó đã đưa tỷ giá về gần hơn vùng ngang giá sức mua, hay nói cách khác là tỷ giá hiệu lực thực được xem là gần như bằng 100. Hơn nữa, năm 1999 cũng là năm không quá xa so với hiện tại, việc thu thập số liệu ít khó khăn hơn.
Bước 2: Thu thập dữ liệu:
Tỷ giá danh nghĩa: tiến hành thu thập tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đôla Mỹ, nguồn số liệu tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chỉ số lạm phát: lấy chỉ số tiêu dùng kỳ này so với kỳ trước (kỳ tính theo năm) của Việt Nam và Mỹ, nguồn số liệu tổng hợp từ Quỹ tiền tệ quốc tế.
Bước 3: Lập bảng tính tỷ giá thực song phương USD/VND
Tỷ giá thực USD/VND là eRi (USD) được tính theo công thức:
______ CPĨi *
eRi = e1 (USD) x pi .100%
Ta tính và tổng hợp thành bảng tỷ giá thực song phương USD/VND:
2001 107,53 106,30 98,07 116,55 92,67 2002 109,82 108,00 101,89 116,40 84,61 2003 111,54 110,48 105,05 117,31 79,78 2004 112,48 113,46 113,24 112,70 82,85 2005 113,45 117,32 122,64 108,53 88,26 2006 114,42 121,07 131,84 105,08 88,72 2007 114,27 124,59 142,78 99,71 77,47 2008 124,04 129,32 175,76 91,26 77,66 2009 131,63 128,93 187,54 90,49 81,63 2010 138,97 131,00 204,80 88,89 85,13 2011 149,91 135,06 243,09 83,29 90,78
Quan sát đồ thị cho thấy 3 điểm đáng lưu ý:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương USD/VND và tỷ lệ
X/N có sự tăng giảm ngược chiều nhau. Thời kỳ từ năm 1999 đến 2003, tỷ giá thực song phương tăng nhưng tỷ lệ X/N lại giảm; từ năm 2003 đến 2006 thì ngược lại, tỷ giá thực giảm, tỷ lệ X/N lại tăng và từ năm 2006 đến 2008, tỷ giá thực giảm mạnh, tỷ lệ X/N đạt mức thấp nhất vào năm 2007; sau đó tỷ lệ này có xu hướng tăng trở lại từ năm 2007 đến năm 2011 dù vẫn ở mức thấp, trong khi đó tỷ giá thực song phương cho tới năm 2008 - 2010 vẫn giảm nhưng với xu hướng chững lại vào năm 2011 tỷ giá thực có xu hướng giảm sâu xuống mức chỉ số 83,29. Khi nghiên cứu lý thuyết đường cong tuyến J và so với thực tế trên cho thấy, tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại là có độ trễ. Do tỷ giá thực song phương chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân thương mại của hai quốc gia nghiên
Nguồn: NHNN, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ADB, IMF và tính toán
Tác động của tỷ giá thực USD/VND lên cán cân thương mại xét ở trạng thái tĩnh
Từ kết quả tính tỷ giá thực song phương USD/VND, đi đánh giá mối quan hệ giữa tỷ giá thực USD/VND và tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu.
cứu, vì thế tác giả sẽ phân tích độ trễ này kỹ hơn ở phần tác động của tỷ giá thực đa phương lên cán cân thương mại Việt Nam.
Thứ hai, nếu lấy tỷ giá thực eR (USD) so với 100, tỷ giá thực song phương USD/VND chia làm hai giai đoạn rõ ràng. Từ năm 1999 đến năm 2006, tỷ giá thực eR (USD) luôn lớn hơn 100, sau đó tỷ giá thực có xu hướng giảm mạnh xuống dưới 100 bắt đầu từ năm 2007 đến năm 2011.
Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2006, tỷ giá thực lớn hơn 100. Về lý thuyết, nếu eR lớn hơn 100, Đồng Việt Nam được định giá thực thấp sẽ giúp nâng cao vị thế cạnh tranh thương mại của quốc gia, tức là xuất khẩu được nhiều hơn, nhập khẩu thì ít hơn, nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy.
Từ năm 1999 đến 2003, tỷ giá thực eR (USD) tăng, theo lý thuyết thì cán cân thương mại phải được cải thiện nhưng thực tế, tỷ lệ X/N giảm, cán cân