Tỷ giá thực đa phương REER

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 40)

Khái niệm:

Tỷ giá thực đa phương bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại.

Ý nghĩa của tỷ giá thực đa phương:

Để tính được REER ta tiến hành một số bước sau: Bước 1: Tính tỷ giá NEER

Bước 2: Tính chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ theo tỷ trọng GDP của mỗi nước.

Bước 3: Công thức tính: CPIw REE R = NEER .CN Trong đó: CPIw i = CPIjI * GDPj j =1

CPIiw là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ.

CPIiVNlà chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ. j là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ. i là kỳ tính toán.

Xét ở trạng thái tĩnh:

- Nếu REERi > 1, thì nội tệ được coi là định giá thực thấp. Do đó, khi REERi > 1 sẽ giúp cải thiện được cán cân thương mại.

- Nếu REERi < 1, nội tệ được coi là định giá thực cao, tác động làm cán cân thương mại trở nên xấu đi.

- Nếu REERi = 1, đồng tiền ở trạng thái ngang giá sức mua, tác động làm cán cân thương mại cân bằng.

Nếu tỷ giá thực tăng, có tác dụng kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại. Nếu tỷ giá thực giảm, có tác dụng kích thích tăng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, làm cho cán cân vãng lai trở nên xấu đi. Nếu tỷ giá thực không đổi, trạng thái cán cân thương mại là không đổi.

Về ý nghĩa của REER là tương tự như er, tuy nhiên, REER có ý nghĩa hơn ở chỗ nó là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại. Do vậy, hiện nay hầu hết các nước đều tính toán và công bố chi tiêu REER.

về nguyên tắc, khi phân tích sức cạnh tranh thương mại quốc tế, cần đề

cập đến hai trạng thái là trạng thái tĩnh và trạng thái động.

- Trạng thái tĩnh: Là việc tại một thời điểm nhất định, so sánh mức tỷ giá thực với 100. Nếu tỷ giá thực lớn hơn 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là cao hơn nước bạn hàng. Nếu tỷ giá thực nhỏ hơn 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là thấp hơn nước bạn hàng. Nếu tỷ giá thực bằng 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của hai quốc gia là như nhau.

- Trạng thái động: Là việc xem xét tỷ giá thực tăng lên hay giảm xuống từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Nếu tỷ giá thực tăng, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của quốc gia được cải thiện. Nếu tỷ giá thực giảm, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của quốc gia bị xói mòn.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w