Nhằm dự báo tỷ giá thực đa phương trong thời gian tới, phải thống kê và tính toán các chỉ số cần thiết như:
Dự báo chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và các nước tham gia rổ tiền: số liệu dự báo lấy từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ở trong web: www.imf.org
Dự báo GDP của các nước có đồng tiền trong rổ, qua đó tính toán tỷ trọng GDP của mỗi nước trên tổng số GDP các nước, để có cơ sở tính toán dự báo chỉ số tỷ giá tiêu dùng bình quân CPIiw: số liệu dự báo tổng hợp từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF ở trang web: www.imf.org
Tiến hành đưa chỉ số giá tiêu dùng về năm gốc, năm gốc là năm 1999 có chỉ số bằng 100, tính CPIiwtừ các số liệu dự báo nguồn từ Quỹ tiền tệ quốc tế (số liệu cụ thể xin xem phụ lục 1 bảng 1.9).
Ta thấy những năm gần đây, NEER năm sau tăng so với năm trước khoảng 6%, do đó giả định rằng NEER hai năm 2012, 2013 có mức tăng tương tự.
Qua đó ta tổng hợp và tính toán được bảng sau:
Bảng 3.1: Dự báo tỷ giá thực đa phương hai năm 2012, 2013 (năm gốc 1999 = 100)
hơn 100 và tiếp tục giảm trong hai năm 2012, 2013. Điều này có thể được giải thích là do trong vài năm gần đây cũng như trong hai năm tới lạm phát Việt Nam vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mức lạm phát bình quân. REER nhỏ hơn 100, dự báo VND vẫn bị định giá thực cao so với rổ tiền, giá hàng hóa trong nước sẽ cao hơn giá hàng hóa ở nước ngoài, vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế Việt Nam thấp hơn so với các nước bạn hàng, có thể gây tác động xấu lên cán cân
thương mại. Theo dự báo, REER năm 2013 có giảm nhưng tốc độ giảm có xu hướng chững lại, cùng với nền kinh tế thế giới và trong nước có thể khôi phục, tăng trưởng trở lại, giúp phát triển sản xuất trong nước, khơi thông thị trường nước ngoài và với những chính sách của Chính phủ, hy vọng cán cân thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ biến chuyển theo chiều hướng tích cực trong thời gian ba bốn năm tới.