Để thấy được ảnh hưởng của phá giá lên cán cân thương mại là như thế nào, chúng ta sử dụng phương pháp tiếp cận Marshall - Lerner.
Trước hết cần thấy rằng, cán cân thương mại được biểu thị bằng giá trị (chứ không phải khối lượng) hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu giá tri xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại thăng dư và ngược lại.
Cán cân thương mại tính bằng nội tệ như sau:
TB = P.QX - E.P*.QM (1.3)
Trong đó, P là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ; QX là khối lượng xuất khẩu; E là tỷ giá, bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ; P * là giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ; QM là khối lượng nhập khẩu.
Gọi giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ là X, ta có: X = P.QX; giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ là M, ta có: M = P*. QM. Phương trình (1.3) được viết lại như sau:
TB = X - E.M (1.4)
Lấy đạo hàm hai vế phương trình (1.4), ta được: dTB = dX - E.dM - M.dE (1.5) Chia hai vế phương trình (1.5) cho mức thay đổi tỷ giá dE:
dTB dX ,d l , dE∖ Z1 rλ
—⅛r = -⅛-E∈- - M.^— (1.6)
dE dE dE E
Chúng ta định nghĩa:
Hệ số co giãn xuất khẩu ηx: Biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%. Nghĩa là:
____dX / X dE v Z1 π .
η
χ = ⅛7E-→dX =ηχ- EX (1
'7) _ ,
Hệ số co giãn nhập khẩu ηm: Biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%. Nghĩa là:
dM /M ____dE Z1 ọ
ηm=-dE/E—→dM=-ηχjFM (1.8)
Thay giá trị các phương trình (1.7) và (1.8) vào (1.6)
dTBX ɪ= ηχ. ɪ +ηmM - M dTB X Z1 Z1X —M ( ηχ. +ηm -1) (1∙9) dE E.M
Giả sử trạng thái ban đầu của cán cân thương mại là cân bằng, tức TB = X - E.M = 0, hay X/E.M = 1
Phương trình (1.9) được viết lại như sau:
dτ
B = M (ηχ + ηm -1) (1.10)
dE
Phương trình (1.10) cho thấy: Nếu trạng thái ban đầu của cán cân thương mại cân bằng, thì theo Marshall - Lerner khi phá giá nội tệ làm cho:
- Cải thiện cán cân thương mại, tức dTB/dE > 0, chỉ khi tổng số của “hệ số co giãn xuất khẩu” và “hệ số co giãn nhập khẩu” lớn hơn 1, nghĩa là chỉ khi: (ηχ
+ ηm) > 1.
- Thâm hụt cán cân thương mại, tức dTB/dE < 0, khi (ηχ + ηm) < 1.
- Cán cân thương mại không thay đổi khi (ηχ + ηm) = 1.
1.4. Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại
Năm (triệu USD)
Đầu những năm 1980, Trung Quốc đã thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái cố định gắn đồng Nhân dân tệ (CNY) với đồng USD và kể từ đó, giá trị danh nghĩa của đồng Nhân dân tệ luôn cao hơn giá trị thực của nó. Điều này đã gây mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế, hàng xuất khẩu kém cạnh tranh. Để đẩy mạnh xuất khẩu, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, Trung Quốc đã thực hiện đồng bộ các biện pháp cải cách kinh tế với cải cách chế độ tỷ giá theo hướng phá giá đồng Nhân dân tệ trong suốt những năm 1981 đến 1994.
Vào năm 1994, Trung Quốc đã cố định tỷ giá 8,28 nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ. Với tỷ giá này, đồng Nhân dân tệ đã bị định giá thấp, tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng. Cộng với những yếu tố thuận lợi khác, kể từ đó thặng dư mậu dịch và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc liên tục gia tăng. Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ, CNY đã giảm đi mất 40% so với giá trị thực của nó làm cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác trở nên quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra một môi trường kinh doanh không cô ng bằng. Nhờ vào chính sách tỷ giá đồng tiền yếu này mà các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, làm cho giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn, xuất khẩu không ngừng tăng trưởng, thu hút lượng lớn ngoại tệ và có sự tăng lên đột biến trong nguồn ngân sách quốc gia. Trong năm 2002, xuất khẩu tăng 22,3%, nhập khẩu tăng 21,2%, thặng dư thương mại đạt 44,167 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ đạt mức cao kỷ lục là 286,407 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 8%/năm và là mức cao nhất trên thế giới. Trước tình hình này, Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng Nhân dân tệ tăng giá. Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005.
Ngày 21/07/2005, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố thay đổi từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết theo một rổ tiền tệ, đồng thời cho phép CNY tăng giá 2,1%. Tại thời điểm đó, Ngân hàng trung ương Trung Quốc không công bố thành phần cũng như tỷ trọng của các tiền tệ có mặt trong rổ tiền tệ của mình.
Bảng 1.1: Diễn biến tỷ giá, CCTM và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giai đoạn 2002 - 2007
2004 8,2768 58.982 609.932
2005 8,1943 134.189 818.872
2006 7,9734 217.746 1.066.340
hàng trung ương Trung Quốc tại Thượng Hải, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công khai danh sách 11 tiền tệ có mặt trong rổ tiền tệ nhưng không công khai tỷ trọng của các tiền tệ có mặt trong rổ tiền tệ của mình. Căn cứ vào mức độ quan trọng của các nền kinh tế đối với cán cân thương mại của Trung Quốc, 11 tiền tệ được chia thành 2 cấp, trong đó 4 tiền tệ ở nhóm 1 và 7 tiền tệ ở nhóm 2. Các tiền tệ ở nhóm 1 bao gồm: USD, EUR, JPY và KRW. Các tiền tệ ở nhóm 2 bao gồm: SGD, GBP, MYR, RUB, AUD, THB và CAD.
Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng. Do đó,
đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc.
Kinh nghiệm rút ra từ thành công của Trung Quốc
Với mục tiêu hướng tới xuất khẩu, Trung Quốc đã định giá đồng tiền ở mức thấp tạo ra lợi thế cạnh tranh ngoại thương trong một thời gian dài. Để có thể thành công trong việc duy trì chính sách tỷ giá của mình, song song với chính sách đồng tiền yếu, Trung Quốc đã có một tiến trình cải cách thương mại và cải cách tài chính hợp lý, dựa vào một nền tảng sức mạnh sẵn có của nền kinh tế cộng với một lượng ngoại tệ dự trữ tương đối lớn.
1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và tiếp đó là cuộc chiến Nam - Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc lúc này được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới. Sau gần mười năm nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế, Hàn Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu.
Trong suốt hơn 25 năm tiếp theo, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọng tâm là hướng về xuất khẩu, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 41 triệu USD năm 1960 lên 1.048 triệu USD vào năm 1970. Song song với các biện pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu một cách hợp lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, Hàn Quốc khá thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, Hàn Quốc theo đuổi chính sách phá giá tiền tệ. Hàn Quốc là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng máy móc, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cũng như vay nợ nước ngoài để đầu tư, do đó, việc phá giá tiền tệ có thể làm giảm tăng trưởng do tác động làm cản trở đầu tư lớn hơn khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, song song với chính sách này, Hàn Quốc đồng thời mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn kết hợp với các nhân tố khác làm giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ. Kết quả là, sau khi phá giá mạnh đồng Won cùng với tăng cường năng lực sản xuất và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao.
Kết hợp điều chỉnh giảm giá trị đồng nội tệ với việc thay đổi chế độ tỷ giá linh hoạt, từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi và duy trì một biên độ dao động ổn định suốt trong thời gian dài. Chính phủ Hàn Quốc đã rất chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi để đảm bảo tỷ giá USD/KRW không cản trở tới hoạt động xuất khẩu, để thị trường tự điều tiết khi USD lên giá và tăng cung đồng KRW khi USD giảm giá nhằm có lợi cho xuất khẩu.
1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan được xem là nơi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại châu Á vào năm 1997-1998. Một trong những nguyên nhân chính là do Thái Lan đã quá vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế cố định tỷ giá khi mà nền kinh tế chưa thực sự ổn định, khu vực tài chính ngân hàng còn bộc lộ nhiều yếu kém cộng với những cải cách khác chưa được thực hiện theo tiến trình tự do hóa tài chính. Với tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 1USD = 25 THB quá lâu khi mà thâm hụt thương mại kéo dài đã làm cho áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng gia tăng. Chính phủ bán ra gần 15 tỷ USD trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối nhưng vẫn không đủ sức giữ được tỷ giá, đồng Baht bị phá giá và khủng hoảng xảy ra với những hậu quả khôn lường, thặng dư thương mại ngày càng gia tăng; hơn thế nữa, dòng vốn nước ngoài đang quay trở lại ngày một nhiều hơn. Ngày 2/7/1997, Thái Lan đã cạn kiệt các nguồn dự trữ
tiêu USD/T HB 25,16 47,25 36,59 37,47 43,27 44,22 43,1 5 39,59 39,06 41,03 36,05 CC TM -16.148 -4.624 12.23 5 9.272 5.466 2.494 2.73 9 3.759 1.460 -8.254 994
ngoại hối trong nỗ lực bảo vệ đồng Baht tránh bị tác động của một cuộc đầu cơ lớn và buộc phải thả nổi đồng Baht. Đồng tiền này ngay lập tức giảm giá mạnh.
Bảng 1.2: Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan từ năm 1996 - 2006
nhẹ nhưng nói chung duy trì ở mức ổn định. Tỷ giá tăng nhẹ từ 39,06 năm 2004 lên 41,03 năm 2005 nhưng cho tới nay, tỷ giá giảm do USD giảm giá. Mặc dù luôn chú trọng tới xuất khẩu, nhưng Thái Lan đã phải chấp nhận để tỷ giá của nội tệ tăng hơn 20% so với USD và duy trì ở mức lạm phát trung bình là 3% từ năm 2006 tới nay do Chính phủ Thái Lan nhận thức được rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, nội tệ tăng giá so với USD là chính sách có lợi hơn.
Kinh nghiệm rút ra từ thất bại của Thái Lan
Sai lầm lớn nhất gây ra cuộc khủng hoảng năm 1997 - 1998 là việc Thái Lan đã mở tài khoản vốn quá sớm làm cho một dòng nợ, nhất là nợ ngắn hạn khổng lồ đổ vào kết hợp với chính sách cố định tỷ giá ở mức cao, đồng tiền kém sức cạnh tranh, thâm hụt thương mại gia tăng làm cho vấn đề trầm trọng hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày khá cụ thể những lý thuyết có liên quan đến tỷ giá, chính sách tỷ giá, cán cân thương mại, và định hướng phân tích mối quan hệ của tỷ giá với cán cân thương mại.
Đặc biệt, luận văn chú trọng tìm hiểu phần tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại trên cả hai khía cạnh là tác động đến khối lượng và giá trị xuất nhập khẩu, nhằm làm nền tảng đi phân tích nội dung ở chương sau.
Bên cạnh đó, luận văn đã đi phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tế các nước.
Lý thuyết ở chương 1 sẽ là nền tảng để tiếp tục tìm hiểu, phân tích và đánh giá về nội dung ở chương 2: Thực trạng tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam trong thời qua.
Năm Tỷ giá bình quân Chênh lệch Chỉ số lạm phát
Xuất khẩu Nhập khẩu
R-USD USD R-USD USD
1989 4.718 54% 34,7% 1.946 1138,
2 2505,8 879,4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Tỷ giá hối đoái là một biến số tác động lớn đến nền kinh tế quốc gia. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi mức giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ khi so sánh bằng nội tệ và ngoại tệ, do đó điều tất yếu là tỷ giá sẽ có tác động nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu. Chương 2 sẽ hướng trọng tâm phân tích vào mục tiêu này và trước khi đi sâu nghiên cứu tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại, chúng ta hãy nhìn nhận khái quát về điều hành chính sách tỷ giá và đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua.
2.1. Khái quát điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại của ViệtNam trong thời gian qua Nam trong thời gian qua
2.1.1. Chính sách điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua
Cơ chế tỷ giá hối đoái, cơ sở hình thành và phương pháp xác định tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua được chia làm 2 thời kỳ rõ rệt:
Thời kỳ trước tháng 03/1989: trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch tập trung, sự hình thành và phương pháp xác định tỷ giá đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác theo hình mẫu của Liên Xô và các nước XHCN khác, đặc trưng cơ chế tỷ giá trong thời kỳ này là cố định và đa tỷ giá - mang tính áp đặt.
Tỷ giá chính thức do NHNN công bố và do VND chưa tính theo hàm lượng vàng nên việc xác định tỷ giá hối đoái của VND không thể dựa vào so sánh hàm lượng vàng mà phải thông qua so sánh sức mua đối nội của VND với sức mua đối ngoại của các loại tiền tệ các nước XHCN
Với cơ chế nhiều tỷ giá mang thính chất cố định đã bộc lộ nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện được vai trò điều tiết cân bằng cán cân thanh toán, trong cân bằng kinh tế đối ngoại mà nó còn kìm hãm mọi hoạt động phát triển kinh tế của đất nước ta giai đoạn này. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ nền kinh tế nước ta trong thời gian khá dài.
Thời kỳ từ năm 1989 đến nay: trong điều kiện đổi mới quản lý kinh tế, vận dụng cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước.
Từ thời điểm này, chính sách tỷ giá bắt đầu chuyển hướng theo tín hiệu thị