Nghĩa kinh tếcủa cán cân thương mại

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 31 - 32)

Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn cân bằng, do đó nếu chúng ta giả thiết hạn mục sai sót và nhầm lẫn thống kê bằng 0, thì bằng toán học chúng ta có thể viết:

X - M + SE + IC + TR + KL + KS + ∆R = 0 (1.1) Trong đó: X - giá trị xuất khẩu

M - giá trị nhập khẩu SE - giá trị dịch vụ ròng IC - giá trị thu nhập ròng

TR - giá trị chuyển giao vãng lai ròng KL - luồng vốn ròng dài hạn

KS - luồng vốn ròng ngắn hạn

∆R - thay đổi dự trữ (Chú ý: ∆R > 0 thì dự trữ giảm vì khi NHTW can thiệp bán ngoại tệ ra làm cho dự trữ ngoại hối giảm, đồng thời làm tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế, do đó ta phải ghi có (+); ∆R < 0 thì dự trữ tăng vì khi NHTW can thiệp mua ngoại tệ vào làm cho dự trữ ngoại hối tăng, đồng thời làm tăng cầu ngoại tệ đối với nền kinh tế, do đó ta phải ghi nợ (-)).

Từ đẳng thức (1.1) suy ra cán cân thương mại được xác định: TB = (X - M) = - (SE + IC + TR + KL + KS + ∆R) (1.2) Cán cân thương mại thặng dư khi: (X - M) > 0

Cán cân thương mại thâm hụt khi: (X - M) < 0

Như vậy, cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu về hàng hóa. Từ đẳng thức (1.2) cho thấy: thay đổi trong cán cân thương mại phản ánh sự thay đổi của các đại lượng thuộc bên phải của đẳng thức (1.2) nhưng có dấu ngược nhau.

Việc quan sát và phân tích diễn biến của cán cân thương mại có ý nghĩa trong thực tiễn, bởi vì:

Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai.

Cán cân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân vãng lai. Điều này xảy ra là vì, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp thời các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi đó việc thu thập các số liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai thường diễn ra chậm hơn, tức là có một độ lệch về thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 31 - 32)