Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 132 - 149)

Cần có sự phối hợp hài hòa giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất vì tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lên nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Việc xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá là vấn đề quan trọng và phức tạp. Sự không đồng bộ trong chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như nội tệ mất giá gây nguy cơ lạm phát, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài... Để đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế, NHNN phải đảm bảo ổn định lãi suất, tỷ giá danh nghĩa và khả năng hoạt động của đồng nội tệ.

Thu hẹp khoảng cách lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ. Phải hoàn thiện chính sách lãi suất để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ việc cấp tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài cho các NHTM trong nước cũng như cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước cần chủ động kiểm soát và hạn chế các khoản tín dụng, tránh tình trạng thị trường ngoại hối vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.

NHNN phải có chích sách lãi suất phù hợp, điều chỉnh lãi suất phải gắn với điều chỉnh giá cả, đồng thời gắn việc xử lý mối quan hệ giữa lãi suất với tỷ giá và phải được điều chỉnh hàng ngày căn cứ vào sức mua của đồng tiền Việt Nam.

Nhà nước cần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay ngoại tệ và nội tệ, chủ yếu với lãi suất của USD vì nó ảnh hưởng đến hiện tượng đôla hóa gây khó khăn cho hoạt động điều tiết chính sách tiền tệ của NHNN. Cần điều chỉnh và hoàn thiện chính sách lãi suất để lãi suất thực sự trở thành giá cả mua bán trên thị trường và luồng vốn của ngân hàng ngày càng tiếp cận với các doanh nghiệp.

Thứ hai, giải pháp khác cho hoạt động xuất nhập khẩu

Cán cân thương mại ngoài chịu tác động của nhân tố tỷ giá còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác. Do đó, ngoài các giải pháp về chính sách tỷ giá nói

trên, cần phải có chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, do đó trước mắt phải tận dụng lợi thế này, cần tạo điều kiện phát triển các ngành có nguồn lao động dồi dào hướng đến xuất khẩu.

Trong kinh doanh thương mại quốc tế, thông tin chính xác và kịp thời là rất quan trọng, do đó, cần thiết lập mối quan hệ, thường xuyên trao đổi thông tin giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin về khách hàng, thị trường, giá cả, mặt hàng xuất khẩu, thông tin về pháp luật của các quốc gia mà Việt Nam có giao dịch mua bán.

Xác định nền kinh tế thị trường, kinh tế mở trong phát triển kinh tế, nên Nhà nước cùng các doanh nghiệp phải có kế hoạch trong từng thời kỳ ngắn hạn và dài hạn trong việc định hướng chiến lược xuất nhập khẩu rõ ràng, chủ động nhằm phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Về nhập khẩu, có chính sách nhập khẩu hợp lý các mặt hàng thiết yếu, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị cải tiến công nghệ để chế biến hàng xuất khẩu có giá trị cao. Không nhập khẩu các mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được, có biện pháp cứng rắn đối với hành vi nhập lậu, hạn chế nhập các mặt hàng xa xỉ đặc biệt trong tình trạng kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều bất trắc như hiện nay, có các chính sách ưu đãi nhằm kích thích sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu.

Về xuất khẩu, cần xác định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực dựa trên những lợi thế cạnh tranh không chỉ trên giá cả mà bằng cả chất lượng; cũng cố thị trường xuất khẩu truyền thống, khai thác tối đa những thị trường mới.

Để xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông qua tăng tỷ giá, nhất thiết cần quan tâm và thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ như nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng hàng hóa xuất khẩu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của bạn hàng. Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả và tiềm năng về cả vốn, kỹ thuật, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nhằm tăng giá trị xuất khẩu một cách bền vững

trong dài hạn góp phần cải thiện cán cân thương mại, tăng sức cạnh tranh thương mại của nước ta.

Đối với nước ta, điều hành chính sách tỷ giá hợp lý, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đồng thời kiềm chế và kiểm soát được lạm phát, nhằm cải thiện cán cân thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững là vấn đề quan trọng hiện nay cũng như trong thời gian tới.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đi dự báo tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương mại nước ta trong thời gian tới từ cơ sở phân tích ở chương 2 và một số dự báo của các cơ quan có uy tín như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á. Dự báo cho thấy, VND tiếp tục bị định giá thực cao (REER(VND) nhỏ hơn 100) trong hai năm tới, điều này có thể sẽ có tác động không tốt đến cán cân thương mại nước ta trong hai ba năm tới.

Luận văn cũng tìm hiểu định hướng của Chính phủ về phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2011 - 2020. Chú trọng nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.

Từ đó, luận văn đưa ra một số gợi ý trong điều hành chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại. Trong đó, chính sách tỷ giá nhằm hướng tới mục tiêu ổn định đồng nội tệ, duy trì ngang giá sức mua so với rổ tiền là gợi ý đáng quan tâm nhất; việc tính toán chỉ số tỷ giá thực đa phương trong mối tương quan với rổ tiền là quan trọng, phản ánh tốt nhất quan hệ thương mại nước ta so với quốc tế, qua đó tùy từng thời kỳ để điều chỉnh tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế của nước ta.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích nhằm đánh giá tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam, với nội dung nghiên cứu trải dài qua 3 chương, luận văn đã phần nào đáng giá được ảnh hưởng nhất định của tỷ giá lên cán cân thương mại nước ta thời gian qua:

Thứ nhất, phải khẳng định rằng biến động tỷ giá có tác động lên cán cân

thương mại, trong đó yếu tố tỷ giá thực đa phương là nhân tố có ý nghĩa nhất trong việc phân tích sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới.

Thứ hai, VND được định giá thực thấp từ năm 1999 đến 2007; còn từ

năm 2008 đến nay VND lại bị định giá thực cao, nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát của Việt Nam giai đoạn này tăng cao so với các đối tác thương mại khác, điều này làm thâm hụt thương mại của nước ta giai đoạn 2007 - 2009 rất lớn.

Thứ ba, biến động trong mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại

nước ta tuân theo quy luật của lý thuyết hiệu ứng tuyến J.

Thứ tư, tỷ giá chỉ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến

cán cân thương mại. Xu hướng biến động của cán cân thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố ngoài yếu tố tỷ giá như đối với nước ta là cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu bên ngoài của nền kinh tế, nền kinh tế đang phát triển với khả năng hấp thụ vốn chưa hiệu quả, lạm phát cao,...

Thứ năm, theo dự báo VND vẫn tiếp tục bị định giá thực cao trong hai

năm tới; cán cân thương mại vẫn thâm hụt, sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam vẫn chưa được nâng cao trong ngắn hạn.

Thứ sáu, vì hạn chế về mặc kỹ thuật và nền kinh tế nước ta vẫn chưa thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự phát triển mạnh, nên vẫn còn một số hạn chế trong việc tính toán chỉ số REER. Tuy nhiên, cần xác định rằng việc tính toán và công bố tỷ giá thực đa phương là rất cần thiết, mang tính chất tham khảo nhằm định hướng trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế, qua đó giúp định hướng thị trường.

Thứ bảy, chính sách ổn định đồng nội tệ, duy trì ngang giá sức mua so với

rổ tiền cần được chú trọng nhằm cải thiện cán cân thương mại, phát triển kinh tế đất nước bền vững trong thời gian tới.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và khả năng có hạn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý và em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản pháp luật

• Pháp lệnh ngoại hối của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005.

• Nghị quyết số 11/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; ngày 24/02/2011.

• Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; ngày 28/12/2011.

Sách giáo khoa

• GS.TS Nguyễn Văn Tiến; Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống kê, năm 2011.

• GS.TS Nguyễn Văn Tiến; Bài tập và Bài giải Tài chính quốc tế, NXB Thống kê, năm 2011.

• GS.TS Nguyễn Văn Tiến; Giáo trình Kinh tế Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê, năm 2010.

• GS.TS Nguyễn Văn Tiến; Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống Kê, năm 2006.

• TS Lê Quốc Lý; Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống Kê, năm 2004.

Các bài báo

• GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, Tạp chí Ngân hàng, tháng 12 năm 2009.

• GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Tỷ giá thực của đồng Việt Nam và tác động của nó đến cán cân thương mại Việt Nam, Tạp chí Vietnam Economic Review, số 8 năm 2006.

Năm Kim ngạchXK Kim ngạchXK ∑KN XNK CCTM Tỷ lệ X/N

1999 11541,4 11742,1 23283,5 ~ -200,7 0,9829

2000 14482,7 15636,5 30119,2 -1153,8 0,9262

• TS. Hạ Thị Thiều Dao; Phạm Thị Tuyết Trinh, Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số tháng 12 năm 2010.

• TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, Tạp chí Ngân hàng, số 8/2011.

• TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Không đơn giản chỉ là phá giá đồng tiền, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số tháng 10 năm 2010.

• ThS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phân tích định lượng về thành phần rổ tiền tệ và mức độ linh hoạt của tỷ giá VND giai đoạn 1999 - 2009, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số tháng 1+2 năm 2010.

• ThS. Phạm Thị Hoàng Anh, Nhận định về điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2010, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số tháng 1+2/2011.

• ThS. Phạm Thị Hoàng Anh, Nhận định về điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2011, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số tháng 1+2/2012.

• TS Nguyễn Mạnh Hùng, Phá giá tiền tệ: Lợi bất cập hại, Tạp chí Ngân hàng, số 21/2011.

• TS Nguyễn Ngọc Bảo, Điều hành chính sách tiền tệ năm 2010 định hướng giải pháp năm 2011, Tạp chí Ngân hàng, số 2+3/2011.

• TS Nguyễn Ngọc Bảo, Một số vấn đề điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2011, Tạp chí Ngân hàng, số 13/2011. Các trang web • http://www.sbv.gov.vn • http:// www.gso.gov.vn • http://www.imf.org • http://www.adb.org PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU THỐNG KÊ

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoan 1999 - 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2004 26485 31968,8 58453,8 -5483,8 0,8285 2005 32447,1 36761,1 69208,2 -4314 0,8826 2006 39826,2 44891,1 84717,3 -5064,9 0,8872 2007 48561,4 62682,2 111243,6 -14120,8 0,7747 2008 62685,1 80713,8 143398,9 -18028,7 0,7766 2009 57096,3 69948,8 127045,1 -12852,5 0,8163 2010 72191,9 84801,2 156993,1 -12609,3 0,8513 2011 96905,7 106749,9 203655,6 -9844,2 0,9078 Tên mặt hàng Năm

2005 Năm2006 2007Năm Năm2008 Năm2009 Năm2010

m 2011 ______Dầu thô______ 22,9 2 21,02 17,52 16,61 10,85 6,87 7,47 Dệt may 14,9 1 14,65 16,09 14,48 15,88 15,53 14,4 9 Giày dép 9,32 8,98 8,19 7,47 7,12 7,1 6,76 Thủy sản 8,5 8,49 7,84 7,25 7,45 6,95 6,31 Gạo 4,34 3,3 3 4,61 4,67 4,5 3,77 Gỗ và sản phẩm ________gỗ_________ 4,71 4,81 4,89 4,42 4,55 4,76 4,08 Điện tử, máy tính 4,47 4,47 4,5 4,3 4,84 4,97 4,82 Nguồn: Tổng cục thống kê.

Bảng 1.2: Tỷ trọng giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu so với tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian 2005 - 2011

Máy vi tính, sp điện tử 4,72 4,60 5,65 6,14 7,47

Sắt thép, KL khác 11,17 10,54 14,72 14,19 11,98

Vải, nguyên liệu vải 9,74 8,44 8,8 9,41 9,06

_______Xăng dầu_______ 12,3 13,59 8,94 7,17 9,25

Thức ăn gia súc 1,88 2,16 2,52 2,56 2,22

_______Hóa chất________ 4,39 4,19 4,58 4,92 4,76

________Chất dẻo________ 4,00 3,65 5,58 6,14 6,07

Ôtô, linh kiện ôtô 3,00 3,67 4,39 3,43 2,90

Nội dung

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Kim ngạch Tỷ.tr ọng Kim ngạch Tỷ trọng ngạchKim Tỷ trọng ngạchKim Tỷ trọng Tổng XK hàng hóa 62685,1 100 57096,3 100 72191, 9 100 96905, 7 100 EU 10853 17,31 9378,3 16,43 11385, 5 15,77 16545, 3 17,07 ASEAN 10194,8 16,26 8591,9 15,05 10350, 9 14,34 13583, 3 14,02 Mỹ 11868,5 18,93 11355,8 19,89 14238, 1 19,72 16927, 8 17,47 Nhật Bản 8537,9 13,62 6291,8 11,02 7727,7 10,70 10781, 1 11,13 Trung Quốc 4535,7 7,24 4909 8,60 7308,8 10,12 11125 11,48 Úc 4225,2 6,74 2276,7 3,99 2704 3,75 2519,1 2,6 0 Singapore 2659,7 4,24 2076,3 3,64 2121,3 2,94 2285,7 2,3 6 Thái Lan 1348,9 2,15 1266,1 2,22 1182,8 1,64 1792,2 1,8 5 Hàn Quốc 1784,4 2,85 2064,5 3,62 3092,3 4,28 4715,4 4,8 7 Nguồn: Tổng cục thống kê.

Bảng 1.3: Tỷ trọng giá trị các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu so với tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian 2007 - 2011.

ĐVT: %

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Bảng 1.4: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2008 - 2011

ngạch ọng ngạch trọng ngạch trọng ngạch trọn g Tổng NK hàng hóa 80713,8 100 69948,8 100,00 84801,2 100,00 106749,9 100,0 0 Trung Quốc 15652,1 19,39 16441 23,50 20018,8 23,61 24593, 7 23,04 ASEAN 19570,9 24,25 13813,1 19,75 16407,5 19,35 20910, 2 19,59 Singapore 9392,5 11,64 4248,4 6,07 4101,1 4,84 6390,6 5,99 Nhật Bản 8240,7 10,21 7468,1 10,68 9016,1 10,63 10400, 3 9,74 Úc 1360,5 1,69 1050 1,50 1436,4 1,69 2123,3 1,99 Mỹ 2635,3 3,26 3009,4 4,30 3766,9 4,44 4529,2 4,24 EU 5445,2 6,75 6417,5 9,17 6361,7 7,50 7747,1 7,26 Hàn Quốc 7066,3 8,75 6976,4 9,97 9761,3 11,51 13175,

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 132 - 149)