Khái niệm:
Vì mỗi đồng tiền đều có tỷ giá với đồng tiền khác, nên một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này, nhưng lại giảm giá với đồng tiền khác. Vậy, để biết được từ thời điểm này sang thời điểm khác, một đồng tiền là lên giá hay giảm giá với tất cả các đồng tiền còn lại, người ta dùng phương pháp tính tỷ giá danh nghĩa đa phương.
Tỷ giá danh nghĩa đa phương là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại.
Ý nghĩa của tỷ giá danh nghĩa đa phương:
Bước 1: Chọn một số đồng tiền đặc trưng đưa vào rổ tiền. Đồng tiền đặc trưng là đồng tiền của nước có quan hệ thương mại chủ yếu với nước tính NEER. Tùy theo mục đích và mức độ chính xác và cần thiết có thể mở rộng hay thu hẹp các đồng tiền trong rổ.
Bước 2: Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của từng nước để phân bổ tỷ trọng cho từng tỷ giá song phương của các đồng tiền trong rổ theo nguyên tắc tỷ trọng thương mại càng lớn thì tỷ trọng tỷ giá song phương càng cao.
Bước 3: Công thức tính NEER
NEERi = ỵ eij * Wj
j=1
Trong đó: NEER: tỷ giá danh nghĩa đa phương. e: chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương. w: tỷ trọng của tỷ giá song phương.
j: số thứ tự của các tỷ giá danh nghĩa song phương. i: kỳ tính toán.
Về thực chất, NEER không phải là tỷ giá mà là chỉ số.
- Nếu NEER > 1, thì VND được xem là giảm giá (mất giá) đối với tất cả các đồng tiền còn lại.
- Nếu NEER < 1, thì VND được xem là lên giá (được giá) đối với tất cả các đồng tiền còn lại.
Vì NEER chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa các đồng tiền, do đó, đối với mỗi quốc gia, khi NEER tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này đối với các nước còn lại. Để khắc phục hạn chế này và để quan sát tác động của tỷ giá của một nước đến thương mại quốc tế với tất cả các nước còn lại, người ta sử dụng khái niệm tỷ giá thực đa phương.