Nhằm đánh giá nhân tố tỷ giá có tác động như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua trên cơ sở định lượng, thông qua mô hình hồi quy, xử lý số liệu và kiểm định bằng Eview, ta tiến hành như sau:
Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá USD/VND đối với xuất khẩu
Thiết lập mô hình
Theo lý thuyết, xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng khi tỷ giá tăng, do đó hệ số hồi quy sẽ mang dấu dương.
Mô hình hồi quy có dạng: EX = C(1) + C(2)*RATE Trong đó: EX là giá trị xuất khẩu (đvt: triệu USD).
RATE là tỷ giá (USD/VND). C(1), C(2) là các hệ số hồi quy. Với số kỳ quan sát là 13 kỳ.
Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá USD/VND đối với nhập khẩu:
Thiết lập mô hình
Mô hình hồi quy có dạng: IM = C(1) + C(2)*RATE Trong đó: IM là giá trị nhập khẩu (đvt: triệu USD).
RATE là tỷ giá (USD/VND). C(1), C(2) là các hệ số hồi quy. Với số kỳ quan sát là 13 kỳ.
Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực đối với xuất nhập khẩu:
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện của Marshall - Lerner ở chương 1, cùng với nghiên cứu của tác giả Dương Văn Kháng, xây dựng mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực tới xuất nhập khẩu sau:
Giả thuyết cơ bản cho mô hình là một nước sản xuất một hàng hóa được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hóa khác từ phần còn lại của thế giới, khi đó cán cân thương mại được xác định như sau:
XN = EX - IM Trong đó:
XN: cán cân thương mại Việt Nam. EX: giá trị xuất khẩu.
IM: giá trị nhập khẩu.
Hàm cầu xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá thực. Khi phá giá tiền tệ, đồng nội tệ mất giá, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn trên góc độ người tiêu dùng nước ngoài. Do đó, tạo lợi thế cạnh tranh về giá cả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài.
Wald Test:___________________________________________________ Equation: EQ01______________________________________________ Null Hypothesis: C(2)=0____________________________________ F-Statistic__________ 121.0951 Probability 0.000000 Chi-square_________ 121.0951 Probability 0.000000
Hàm cầu nhập khẩu cũng chịu sự tác động của tỷ giá thực. Khi đồng tiền trong nước mất giá, hàng hóa nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn, người tiêu dùng trong nước có xu hướng chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thay thế mang lại những lợi ích tương tự mà có giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, cầu nhập khẩu cũng có thể thay đổi khi thu nhập quốc dân thay đổi. Khi thu nhập quốc dân tăng lên, người tiêu dùng có khung hướng thích sử dụng hàng ngoại hơn vì vậy sẽ làm tăng nhập khẩu.
Trong ngắn hạn, hàng hóa thường không co giãn theo giá bởi vì người ta không thay đổi thói quen một cách dễ dàng. Do đó, ta xét điều kiện Marshall - Lerner trong dài hạn với mô hình kinh tế lượng thực chứng phân tích cho Việt Nam như sau:
dXN/ds = a + β EX + XIM + Ydy/ds
Trong đó:
dXN/ds là thay đổi của XN so với thay đổi của tỷ giá thực. EX là giá trị xuất khẩu.
IM là giá trị nhập khẩu.
ε: tỷ giá thực.
y: thu nhập quốc dân.
β là hệ số co giãn của nhu cầu xuất khẩu.
X là hệ số co giãn của nhu cầu nhập khẩu.
dy/ds là mức thay đổi của GDP so với biến động của giá trị thực đồng VND.
Điều kiện Marshall - Lerner cho rằng nếu cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng (EX = IM) và với (β + X) > 1 thì khi phá giá VND sẽ ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại của Việt Nam.
2.3.2. Tác động của tỷ giá USD/VND đến xuất nhập khẩu
Tác động của tỷ giá USD/VND đến xuất khẩu
Bước 1: Từ số liệu tổng hợp ở phần phụ lục 1 bảng 1.7; tiến hành kiểm định bằng Eview, ta có kết quả hồi quy xuất khẩu theo tỷ giá (mô hình hồi quy cụ thể xem phần phụ lục 2, bảng 2.1)
EX = -166899,7545 + 12,49193229*RATE R2= 0,916727
Prob (F-Statistic) = 0,00000
Từ kết quả hồi quy của mô hình trên, ta thấy:
R2 của mô hình bằng 0,916727 có ý nghĩa là 91,6727% sự biến thiên của xuất khẩu (EX) được giải thích bởi sự phụ thuộc vào tỷ giá (RATE).
Bước 2: Tiến hành kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy Tiếp tục sử dụng kiểm định Wald Test trong Eview để kiểm định giả thuyết, ta được kết quả như sau:
Hypothesis:
F-statistic_______ 80.58949 Probability 0.000002 Chi-square______ 80.58949 Probability 0.000000
Ta thấy xác suất rất thấp, chứng tỏ giả thuyết H0: C(2) = 0 bị bác bỏ mạnh, điều này có nghĩa là xuất khẩu có quan hệ tuyến tính chặt chẽ với tỷ giá.
Giải thích mô hình
Tỷ giá danh nghĩa song phương USD/VND có mối quan hệ đồng biến với xuất khẩu
Với hệ số C(2) = + 12,49193229 cho thấy sự tác động thuận chiều của tỷ giá đến xuất khẩu là rất lớn, khi tỷ giá danh nghĩa USD/VND tăng 1 đồng thì xuất khẩu sẽ tăng 12,49193229 triệu USD.
Tác động của tỷ giá USD/VND đến nhập khẩu
Bước 1: Từ số liệu tổng hợp ở phần phụ lục 1 bảng 1.7; tiến hành kiểm định bằng Eview, ta có kết quả hồi quy nhập khẩu theo tỷ giá (mô hình hồi quy cụ thể xem phần phụ lục 2, bảng 2.2).
IM = - 191123,9159 + 14,39062807*RATE R2= 0,879899
Prob (F-statistic) = 0,000002
Từ kết quả hồi quy của mô hình trên, ta thấy:
R2 của mô hình bằng 0,879899 có ý nghĩa là 87,9899% sự biến thiên của xuất khẩu (IM) được giải thích bởi sự phụ thuộc vào tỷ giá (RATE).
Bước 2: Tiến hành kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy Tiếp tục sử dụng kiểm định Wald Test trong Eview để kiểm định giả thuyết, ta được kết quả như sau:
Tỷ giá danh nghĩa song phương USD/VND có quan hệ đồng biến với nhập khẩu.
Hệ số C(2) = + 14,39062807 cho thấy sự tác động thuận chiều của tỷ giá đến nhập khẩu là rất lớn, khi tỷ giá tăng 1 đồng thì xuất khẩu sẽ tăng 14,39062807 triệu USD.
Thực tế là khi phân tích số liệu hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm qua cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua tăng liên tục nhưng thực trạng thâm hụt cán cân thương mại vẫn tồn tại, nguyên nhân là do khi tỷ giá biến động tăng, cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhưng tốc độ tăng của nhập khẩu thường cao hơn xuất khẩu và kết quả hồi quy từ hai mô hình chứng minh rõ điều này.
Wald Test:_________________________________________________________ Equation: EQ011____________________________________________________ Null Hypothesis: C(2)=0____________________________________________ C(3)=0____________________________________________ C(4)=0____________________________________________ F-Statistic________ 17.63424 Probability________ 0.000414 Chi-square________ 52.90271 Probability________ 0.000000 2.3.3. Tác động của tỷ giá thực đa phương đến xuất nhập khẩu
Khi nghiên cứu những vần đề liên quan đến tỷ giá và tác động của nó đến xuất nhập khẩu, từ quá trình phân tích trong chương hai cho thấy, để phân tích vị thế tổng hợp sức cạnh tranh thương mại quốc tế của nước ta đối với các quốc gia khác thì tỷ giá thực đa phương là chỉ số đáng quan tâm nhất. Chính vì vậy, việc tính toán và phân tích tác động của tỷ giá thực đa phương REER(VND) đến xuất nhập khẩu là điều rất cần thiết.
Do đó, ta tiến hành phân tích, kiểm định tác động của tỷ giá thực đa phương đến hoạt động xuất nhập khẩu để có cái nhìn chính xác hơn.
Bước 1: Mô hình hồi quy
Ta xét điều kiện Marshall - Lerner trong dài hạn với mô hình kinh tế lượng thực chứng phân tích cho Việt Nam như sau:
dNX/ds = a + βEX + XIM + Vdy/ds
Trong đó:
NX: cán cân thương mại Việt Nam. EX: giá trị xuất khẩu.
IM: giá trị nhập khẩu.
ε: tỷ giá thực đa phương REER (VND). y: thu nhập quốc dân.
dNX/ds là thay đổi của NX so với thay đổi của tỷ giá thực đa phương REER (VND).
α là tham số.
β là hệ số co giãn của nhu cầu xuất khẩu.
X là hệ số co giãn của nhu cầu nhập khẩu.
dy/ds là mức thay đổi của GDP so với biến động của giá trị thực đồng VND.
Từ đó ta đặt:
Y = dNX∕dε là thay đổi của NX so với thay đổi của tỷ giá thực đa phương REER (VND).
X1 = EX là giá trị nhập khẩu. X2 = IM là giá trị xuất khẩu.
X3 = dy∕dε là mức thay đổi của GDP so với biến động của giá trị thực đồng VND.
Bước 2: Tiến hành kiểm định bằng Eview, ta có kết quả hồi quy như sau: (kết quả cụ thể ở phụ lục 2, bảng 2.3).
Y = 3448,75587 - 0,166003245*X1 + 0,12640847*X2 - 0,52989006*X3 R2= 0,854611
Prob (F-Statistic) = 0,000414
Từ kết quả hồi quy của mô hình , cho thấy:
Hệ số xác định thể hiện qua R-Squared bằng 85,4611% là khá cao, điều này thể hiện mối quan hệ của các biến X1, X2, X3 với Y là khá mạnh. Do đó, kết quả của mô hình hồi quy có ý nghĩa và phù hợp trong quá trình nghiên cứu tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua.
Bước 3: Tiến hành kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy Tiếp tục sử dụng kiểm định Wald Test trong Eview để kiểm định giả thuyết, ta được kết quả như sau:
chặt với nhau.
Wald Test:____________________________________________________ Equation: EQ022_______________________________________________ Null
Hypothesis: C(2)=0________________________________________c(3)=0________________________________________ c(4)=0________________________________________
Có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa tỷ giá và giá trị xuất nhập khẩu thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn; sự vận động của chúng tuân theo qui luật của hiệu ứng tuyến J.
Biến X1 có hệ số β = - 0,166003 có nghĩa là xuất khẩu và tỷ giá có mối tương quan nghịch biến được mô phỏng theo hiệu ứng giá cả, khi tỷ giá thực đa phương tăng 1% thì giá trị xuất khẩu giảm 0,166003%.
Hệ số X = + 0,126408 cho thấy sự tác động thuận chiều của tỷ giá lên sự thay đổi giá trị nhập khẩu và có ý nghĩa là khi tỷ giá thực đa phương tăng 1% thì giá trị nhập khẩu tăng 0,126408%.
Biến X3 (dy/ds) có hệ số Y = - 0,529890; biến này mang dấu âm có nghĩa là trong ngắn hạn thu nhập quốc dân có mối tương quan nghịch biến đối với sự thay đổi của cán cân thương mại.
Theo lý thuyết, ta có: β + X = = - 0,166003 + 0,126408 = - 0,0396 < 1 cho biết đối với Việt Nam hiện nay, trong ngắn hạn khi phá giá VND sẽ không có tác động tích cực đến cán cân thương mại.
Như vậy, chúng ta thấy khi phân tích hồi quy trong mô hình không có độ trễ thì tác động của tỷ giá tới xuất khẩu và nhập khẩu được mô phỏng theo hiệu ứng giá cả.
Mặc dù vậy, với kết quả hồi quy trên, ta thấy khi tỷ giá thực đa phương tăng thì xuất khẩu lại giảm và nhập khẩu tăng, do đó có thể nhận định rằng, ở nước ta tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại có một độ lệch pha nhất định. Để chứng minh tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại ở nước ta là có độ trễ, ta tiếp tục đưa các biến trễ vào mô hình để kiểm chứng và có kết quả hồi quy như sau: (kết quả cụ thể ở phụ lục 2, bảng 2.4).
Sau khi làm trễ 1 năm ta thấy, ở nước ta:
Tác động của sự thay đổi tỷ giá lên cán cân thương mại đã có sự thay đổi rất rõ. Với hệ số của biến X1(-1) bằng + 2,4317 có nghĩa là trong dài hạn sau một năm từ thời điểm phá giá, mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất khẩu là thuận
chiều được mô phỏng theo hiệu ứng khối lượng, tức tỷ giá tăng 1% thì xuất khẩu tăng 2,4317%. Với biến X2(-1) có hệ số bằng - 0,9796 có nghĩa là trong dài hạn sau một năm kể từ thời điểm phá giá, mối quan hệ giữa tỷ giá và nhập khẩu là nghịch biến, tức là tỷ giá tăng 1% thì nhập khẩu giảm 0,9796%. Do đó, trong dài hạn đối với Việt Nam khi phá giá giúp cải thiện cán cân thương mại.
Bên cạnh đó, sau một năm kể từ thời điểm phá giá, thu nhập quốc dân tăng có tác động cải thiện cán cân thương mại, biểu hiện bởi hệ số của biến X3(- 1) bằng + 0,10511, như vậy tăng trưởng kinh tế có tác động tốt tới cán cân
thương mại trong dài hạn.
Hơn nữa mô hình hồi quy có R-squared rất cao bằng 96,06% điều này cho thấy mối tương quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình khi đưa biến trễ vào là rất cao và mô hình có ý nghĩa.
Tiếp tục sử dụng kiểm định Wald Test trong Eview để kiểm định giả
F-statistic_______ 20.31771 Probability________ 0.00229 2
Chi-square______ 121.9062 Probability________ 0.00000 0
động của tỷ giá thực đa phương lên cán cân thương mại ở nước ta, có thể dự đoán độ trễ trong tác động của tỷ giá lên cán cận thương mại Việt Nam có thể trên từ 1 tới 2 năm, để chứng minh điều này ta hồi quy thêm mô hình với độ trễ 2 năm; kết quả hồi quy xin xem cụ thể tại phụ lục 2, bảng 2.5.
Với mô hình hồi quy đưa biến trễ X1(-2), X2(-2), X3(-2) vào thì R- squared bằng 98,09% là rất cao, khi tỷ giá thực đa phương tăng, sau khoảng thời gian 2 năm tác động tốt tới cán cân thương mại được thể hiện, tỷ giá tăng 1% thì xuất khẩu tăng 1,234% và nhập khẩu giảm 0,6667%.
Như vậy, với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, nhiều mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc nếu có thì chất lượng thấp giá thành cao, tỷ lệ hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu cao, tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thấp,... làm cho khối lượng hàng xuất khẩu tăng không đáng kể, khối lượng hàng nhập khẩu giảm chậm hơn. Điều đó hàm ý rằng, ở nước ta hiện nay, khi phá giá tiền tệ, trong ngắn hạn thời gian cán cân thương mại bị xấu đi sẽ kéo dài và mức độ thâm hụt cũng cao hơn; tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá chỉ được thể hiện trong dài hạn.
Tóm lại, từ phân tích trên, ta có những đánh giá tổng hợp như sau:
Thứ nhất, các mô hình đều cho hệ số R-squared cao, điều này cho thấy mối tương quan mạnh giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại.
Thứ hai, có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn; sự vận động của chúng tuân theo quy luật của hiệu ứng tuyến J. Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại trong thực tế thường không xảy ra ngay lập tức mà thường sau một thời gian, đây có thể gọi là độ trễ trong ảnh hưởng của các biến số kinh tế với nhau trong thực tế.
Thứ ba, biến động của tỷ giá thực đa phương REER(VND) tác động lên cán cân thương mại của nước ta trong thời gian qua tốt hơn tác động của tỷ giá thực song phương USD/VND, điều này hoàn toàn phù hợp các nghiên cứu, nhận định của các học giả về vần đề này và phù hợp với thực tế.
Thứ tư, trong dài hạn mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương với giá trị xuất khẩu thực là đồng biến, còn với nhập khẩu là nghịch biến. Trong đó, một sự biến động trong tỷ giá thực sẽ tác động tới xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu.
Thứ năm, tăng trưởng kinh tế giúp thu nhập quốc dân có xu hướng tăng lên, trong khi ở nước ta thời gian qua, thu nhập quốc dân có mối tương quan đồng biến với sự thay đổi của cán cân thương mại trong dài hạn, nên tăng tưởng kinh tế là một nhân tố có thể tác động tích cực giúp cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.
Thứ sáu, qua nghiên cứu cho thấy, VND hiện đang bị định giá cao so với rổ tiền, điều này tác động xấu tới vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam ở hiện tại và trong thời gian tới.
2.4. Đánh giá chungNhững mặt tích cực Những mặt tích cực
Thứ nhất, mặc dù cán cân thương mại vẫn trong tình trạng nhập siêu nhưng trong chừng mực nào đó cũng nhận thấy một nét khả quan trong cơ cấu