Khái quát điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mạ

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55)

Tỷ giá hối đoái là một biến số tác động lớn đến nền kinh tế quốc gia. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi mức giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ khi so sánh bằng nội tệ và ngoại tệ, do đó điều tất yếu là tỷ giá sẽ có tác động nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu. Chương 2 sẽ hướng trọng tâm phân tích vào mục tiêu này và trước khi đi sâu nghiên cứu tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại, chúng ta hãy nhìn nhận khái quát về điều hành chính sách tỷ giá và đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua.

2.1. Khái quát điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại của ViệtNam trong thời gian qua Nam trong thời gian qua

2.1. Khái quát điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại của ViệtNam trong thời gian qua Nam trong thời gian qua

Thời kỳ trước tháng 03/1989: trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch tập trung, sự hình thành và phương pháp xác định tỷ giá đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác theo hình mẫu của Liên Xô và các nước XHCN khác, đặc trưng cơ chế tỷ giá trong thời kỳ này là cố định và đa tỷ giá - mang tính áp đặt.

Tỷ giá chính thức do NHNN công bố và do VND chưa tính theo hàm lượng vàng nên việc xác định tỷ giá hối đoái của VND không thể dựa vào so sánh hàm lượng vàng mà phải thông qua so sánh sức mua đối nội của VND với sức mua đối ngoại của các loại tiền tệ các nước XHCN

Với cơ chế nhiều tỷ giá mang thính chất cố định đã bộc lộ nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện được vai trò điều tiết cân bằng cán cân thanh toán, trong cân bằng kinh tế đối ngoại mà nó còn kìm hãm mọi hoạt động phát triển kinh tế của đất nước ta giai đoạn này. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ nền kinh tế nước ta trong thời gian khá dài.

Thời kỳ từ năm 1989 đến nay: trong điều kiện đổi mới quản lý kinh tế, vận dụng cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước.

Từ thời điểm này, chính sách tỷ giá bắt đầu chuyển hướng theo tín hiệu thị trường. Thông tư số 222 - NH/TT ngày 20/10/1990 của NHNN hướng dẫn thi hành chỉ thị số 330/CT ngày 13/09/1990 của Chủ tịch HĐBT về việc tăng cường quản lý ngoại hối. Các Ngân hàng được ủy quyền căn cứ vào tỷ giá chính thức giữa VND và USD và các ngoại tệ khác do NHNN công bố để quy định tỷ giá kinh doanh mua bán ngoại tệ trong biên độ +/- 0,5% so cới tỷ giá chính thức, tỷ giá bán ngoại tệ không vượt quá 0,5% so với tỷ giá mua ngoại tệ. Cùng với cách xác định tỷ giá mua bán như trên, ngày 16/08/1991, NHNN ra quyết định số 107/NN - QĐ, thành lập 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ (TTGDNT) tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.

Giai đoạn này, nhìn chung tốc độ tăng của tỷ giá tương ứng với độ biến động lạm phát, hoạt động xuất nhập khẩu bắt đầu có ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng thay đổi của chính sách tỷ giá.

Bảng 2.1: Tỷ giá, lạm phát và xuất nhập khẩu Việt Nam thời kỳ 1989 - 1992

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w