Về thị trường xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 64 - 67)

Để có cái nhìn tổng quát về các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam trong những năm gần đây, tác giả đi tổng hợp số liệu về các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu của nước ta, nguồn số liệu lấy từ Tổng cục thống kê.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

Từ số liệu tổng hợp được ở phần phụ lục 1, bảng 1.4, tiến hành vẽ đồ thị đáng giá các đối tác thương mại chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu những năm gần đây.

Đồ thị 2.4: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2008 - 2011

ĐVT: %

Nguồn: Tổng cục thống kê Quan sát đồ thị cho thấy, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong những năm gần đây gồm Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên đồ thị cho thấy, tỷ trọng trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ, nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính thế giới mà Mỹ là nơi bắt nguồn và thị trường tiêu thụ có xu hướng giảm, thêm vào đó là các vụ kiện chống bán phá giá về thủy sản trong những năm gần đây. Thị trường xuất khẩu chủ yếu tiếp theo phải kể đến là EU chiếm từ 15 - 17% tỷ trọng xuất khẩu và ASEAN chiếm từ 14 - 16% tỷ trọng xuất khẩu. Đối với thị trường ASEAN, hai nước có tỷ trọng lớn là Singapore và Thái Lan. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc cũng là những thị trường có tỷ trong khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, tỷ trọng xuất khẩu qua thị trường Úc có xu

hướng giảm còn đối với Nhật tỷ trọng xuất khẩu có dấu hiệu chững lại. Đáng chú ý, hai thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc có tỷ trọng xuất khẩu tăng dần qua các năm.

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam

Từ số liệu tổng hợp được ở phần phụ lục 1, bảng 1.5, tiến hành vẽ đồ thị đáng giá các đối tác thương mại chủ yếu trong hoạt động nhập khẩu những năm gần đây.

Đồ thị 2.5: Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011

ĐVT: %

Nguồn: Tổng cục thống kê Quan sát đồ thị cho thấy, Việt Nam chúng ta nhập khẩu chủ yếu từ hai thị trường là Trung Quốc chiếm trên 23% tỷ trọng nhập khẩu trong 3 năm gần đây và ASEAN chiếm gần 20% tỷ trọng, trong đó hai đối tác Việt Nam nhập khẩu chủ yếu của ASEAN là Singapore và Thái Lan. Tình tạng nhập siêu từ Trung Quốc đang có xu hướng tăng, nguyên nhân là do nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh, hàng hóa đa dạng giá rẻ, kinh tế chú trọng xuất khẩu. Hơn nữa về vị trí địa lý, ASEAN và Trung Quốc là những đối tác thương mại cùng nằm chung khu vực Châu Á với Việt Nam, thậm chí Trung Quốc và một số nước

ASEAN còn có chung đường biên giới với Việt Nam. Đáng chú ý, Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu với Trung Quốc như năm 2011 là 13468,7 triệu USD tỷ lệ X/N là 45,24%; còn đối với ASEAN thâm hụt năm 2011 tương ứng 7326,9 triệu USD; tỷ lệ X/N là 64,96% năm 2011 nghĩa là Việt Nam vẫn nhập siêu từ ASEAN.

Ngoài ra, nước ta còn nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ. Trong đó tỷ trọng nhập khẩu từ Hàn Quốc có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.

Tóm lại, qua phân tích cho thấy các đối tác Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc chính là các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam trong những năm gần đây. Đáng chú ý, nước ta thường có thâm hụt thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w