Những mặt tích cực
Thứ nhất, mặc dù cán cân thương mại vẫn trong tình trạng nhập siêu nhưng trong chừng mực nào đó cũng nhận thấy một nét khả quan trong cơ cấu xuất khẩu, đó là chúng ta đang giảm dần việc xuất khẩu hàng hóa ở dạng thô, tăng dần các mặt hàng tinh chế, đây là một tín hiệu đáng khích lệ.
Thứ hai, việc gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế vừa là thách thức nhưng vừa là thuận lợi rất lớn. Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đó là cơ sở cho việc phát triển hoạt động ngoại thương, tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường mới nhằm thúc đẩy tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế, cải thiện cán cân thương mại.
Thứ ba, thời kỳ từ năm 1999 đến 2007, REER lớn hơn 100, VND giảm giá thực, sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa Việt Nam được cải thiện thể hiện tỷ lệ X/N có xu hướng tăng giai đoạn 1999 - 2003.
Thứ tư, Việt Nam vẫn đang duy trì chế độ điều hành tỷ giá thả nổi có điều tiết; sự tác động của Nhà nước vào chính sách tỷ giá trong từng thời kỳ là cần thiết với nền kinh tế đang phát triển của nước ta.
Thứ năm, NHNN đã chủ động hơn trong điều hành chính sách tỷ giá, kiểm soát chặt thị trường tự do.
Thứ nhất, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 - 80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Xuất khẩu nhiều, nhưng vẫn ở dạng thô khá lớn, giá trị gia tăng trên từng đơn vị xuất khẩu không cao, trong khi nhập siêu rất lớn.
Thứ hai, tình hình nhập siêu đang là thách thức của nền kinh tế, doanh nghiệp nước ta đang quá trình đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nên phải nhập khẩu các loại máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đặc biệt, thâm hụt thương mại của nước ta với Trung Quốc là rất lớn trong những năm gần đây lại đang có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, giá cả một số mặt hàng nhập khẩu tăng. Mặc khác, một bộ phận nhỏ người tiêu dùng vẫn thích mua hàng ngoại nhập cũng đã tác động tới việc nhập khẩu.
Thứ ba, từ kết quả tính toán ở phần 2.2, cụ thể ở đồ thị 2.7 cho thấy trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2007, chỉ số REER lớn hơn 100; còn từ năm 2008 đến 2011 gần như thấp hơn mức 100 và có xu hướng giảm dần. Theo lý thuyết, REER lớn hơn 100 thì được coi là giảm giá thực so với các đồng tiền còn lại và ngược lại, khi REER nhỏ hơn 100 thì VND được coi là tăng giá so với các đồng tiền còn lại. Khi VND tăng giá thực, sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa Việt Nam được sẽ bị hạn chế, nhập khẩu có lợi thế hơn xuất khẩu do đó, tình trạng nhập siêu của cán cân thương mại thời kỳ từ 2008 đến 2011 của Việt Nam gia tăng.
Thứ tư, tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại trong thực tế ở nước ta như đã phân tích không xảy ra ngay lập tức mà thường sau một thời gian. Việc nghiên cứu để xác định đúng tác động trễ này sẽ là một vấn đề khá phức tạp đối với nước ta qua các thời kỳ biến động khác nhau; nhằm làm cơ sở trong điều hành chính sách để cải thiện cán cân thương mai.
Thứ năm, như đã phân tích trên ở Việt Nam, yếu tố tỷ giá có tác động đến xuất nhập khẩu nhưng không hẳn là yếu tố quyết định. Dưới góc độ xuất nhập khẩu hàng hóa, có rất nhiều yếu tố tác động đến cán cân thương mại; từ các yếu
tố nội tại như mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu đến tác động của các yếu tố vĩ mô như tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế, lạm phát,... Đặc biệt trong ba năm trở lại đây, lạm phát nước ta đang ở mức cao là một vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy để cải thiện cán cân thương mại, ngoài chính sách tỷ giá cần thực hiện rất nhiều biện pháp đồng bộ khác.
Thứ sáu, chính sách tỷ giá Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa chưa rõ nét trong việc tác động đến cán cân thương mại. Tỷ giá thực đa phương lại có tác động rõ ràng đến cán cân thương mại. Do đó cho thấy, tỷ giá danh nghĩa chưa sát với tỷ giá thực hiệu quả; một phần là do chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong thời gian vừa qua.
Thứ bảy, từ phân tích cho thấy tỷ giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động lên cán cân thương mại, tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào tỷ giá danh nghĩa là không chuẩn xác; thực tế phân tích cho thấy nhân tố tỷ giá thực, đặc biệt là tỷ giá thực đa phương mới quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu; hiện nay ở nước ta vẫn chưa công bố chính thức tỷ giá thực đa phương, đây là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới.
Thứ tám, hiện nay VND đang bị định giá thực cao và điều này làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa Việt Nam, tác động bất lợi tới cán cân thương mại.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đi phân tích thực trạng tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian từ năm 1999 đến 2011.
Trước khi phân tích để làm rõ mục tiêu đó, luận văn đã tìm hiểu khái quát về điều hành chính sách tỷ giá và cán cân thương mại nước ta trong thời gian qua. Trong đó, chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết vẫn là lựa chọn trong điều hành tỷ giá của nước ta. Một điểm nổi bật khác là thâm hụt cán cân thương mại vẫn là vấn đề đáng quan tâm trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tiếp đó, luân văn đi phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại, trong đó chú trọng yếu tố tỷ giá thực, vấn đề này được nhìn nhận trên hai khía cạnh là tác động của tỷ giá thực lên cán cân thương mại ở trạng thái tĩnh và cả trạng thái động.
Qua phân tích có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam trong thời gian qua, biến động tỷ giá có ảnh hưởng nhất định lên cán cân thương mại. Khi phân tích chương này, tỷ giá thực đa phương REER(VND) là nhân tố đáng quan tâm vì nó là thước đo tổng hợp vị trí cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam; khi REER tăng lên thì trong ngắn hạn chưa thấy ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại, nhưng ảnh hưởng này chỉ thể hiện sau khoảng một, hai năm; như vậy hiệu ứng tuyến J được thể hiện rõ trong trường hợp này.
Tiếp đó, luận văn tiến hành phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy nhằm đo lường tác động của tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt chú trọng nhân tố tỷ giá thực đa phương. Quá trình phân tích cho thấy kết quả tỷ giá thực là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Phân tích định lượng cũng chứng minh rằng độ trễ trong tác động của tỷ giá thực lên cán cân thương mại.
Chương 2 chính là cơ sở chủ yếu để luận văn tiếp tục phần dự báo tỷ giá thực, định hướng chính sách tỷ giá và đưa ra một số gợi ý nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian tới ở chương 3.
Wald Test:______________________________________________________ Equation: EQ02__________________________________________________ Null Hypothesis: C(2)=0________________________________________ C(3)=0________________________________________ F-statistic_________ 6.127700 Probability______ 0.018316__________
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI