Tỷ giá thực song phương RER

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 34 - 37)

Khái niệm:

Tỷ giá thực song phương bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Ký hiệu viết tắt RER, rút gọn bằng chữ er.

Tỷ giá thực trạng thái tĩnh và ý nghĩa:

sánh mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ. Từ đó, ta có:

- Nếu er = 1 (tức E.P* = P), lúc đó mua hàng hóa ở nước ngoài hay trong nước là như nhau nên ta nói rằng hai đồng tiền là ngang giá sức mua (PPP), nghĩa là khi chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại tệ ta mua được số hàng hóa là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài.

- Nếu er > 1 (tức E.P* > P), lúc đó mỗi VND sẽ mua được ít hàng hóa hơn ở nước ngoài so với trong nước, nên VND được gọi là định giá thực thấp. Đồng tiền được định giá thực thấp sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh thương mại của quốc gia so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu được nhiều hơn, còn nhập khẩu thì ít hơn.

- Nếu er < 1 (tức E.P* < P), lúc đó mỗi VND sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở nước ngoài so với trong nước, nên VND được gọi là định giá thực cao. Đồng tiền được định giá thực cao sẽ hạ thấp vị thế cạnh tranh thương mại của quốc gia so với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu thì ít hơn, còn nhập khẩu thì nhiều hơn.

Tỷ giá thực trạng thái động và ý nghĩa:

Tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh, ta chỉ quan sát được tỷ giá thực tại một thời điểm. Hơn nữa, hiện nay các quốc gia không tính toán và không công bố mức giá của một rổ hàng hóa nào. Thay vào đó, các quốc gia công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vì vậy, để tính toán và quan sát được sự vận động của tỷ giá thực từ thời điểm này sang thời điểm khác, người ta sử dụng tỷ giá thực dạng động.

Tại thời điểm 0, gọi:

- Po, P*o là mức giá hàng hóa trong nước và nước ngoài.

- E0 là tỷ giá danh nghĩa

- er0 là tỷ giá thực

Tại thời điểm t (t = 1,2,3...), gọi:

- Pt, P*t là mức giá hàng hóa trong nước và nước ngoài.

- Et là tỷ giá danh nghĩa.

- ert là tỷ giá thực.

Các chỉ số:

- CPI0

t là chỉ số giá ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa là: CPI0t = Pt/Po.

- CPI0*t là chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa là: CPI0*t = P*t∕P*0.

- e0

t là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa là: e0t = Et/Eo.

- e0

rt là chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa là: e0

rt = ert/er0. Từ công thức: e0 rt = ert∕er0 Thay: ert = Et.P*t∕Pt và er0 = E0.P*0∕P0, ta được: ert = e0, . .100»% tCPIi

Ý nghĩa của sự thay đổi tỷ giá thực:

- Tỷ giá thực tăng, làm cho sức mua tương đối của VND giảm, nên ta nói rằng VND giảm giá thực. Như vậy, một đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nó giảm tương đối (giảm nhanh hơn hoặc tăng chậm hơn) so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền giảm giá thực có tác dụng làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này.

- Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua tương đối của VND tăng, nên ta nói rằng VND lên giá thực. Như vậy, một đồng tiền lên giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng tương đối so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền lên giá thực có tác dụng làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này.

- Tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆTNAM TRONG THỜI GIAN QUA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w