Hầu hết các nghiên cứu về tỷ giá đều cho rằng, đối với tỷ giá yếu tố thực mới có vai trò quan trọng, một sự thay đổi của tỷ giá thực sẽ có tác động thực sự lên nền kinh tế nói chung và cán cân thương mại nói riêng của một quốc gia. Do đó, luận văn đi phân tích tác động của tỷ giá thực song phương và tác động của tỷ giá thực đa phương lên cán cân thương mại nhằm đánh giá tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua.
Về nguyên tắc khi phân tích sức cạnh tranh thương mại quốc tế, cần đề cập đến hai trạng thái là trạng thái tĩnh và trạng thái động.
- Trạng thái tĩnh: Là việc tại một thời điểm nhất định, so sánh mức tỷ giá
thực với 100. Nếu tỷ giá thực lớn hơn 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là cao hơn nước bạn hàng. Nếu tỷ giá thực nhỏ hơn 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là thấp hơn nước bạn hàng. Nếu tỷ giá thực bằng 100, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của hai quốc gia là như nhau.
- Trạng thái động: Là việc xem xét tỷ giá thực tăng lên hay giảm xuống từ
Năm (i) X/N (%)
cạnh tranh của quốc gia được cải thiện. Nếu tỷ giá thực giảm, điều này nói lên rằng sức cạnh tranh của quốc gia bị xói mòn.
Trên cơ sở đó, luận văn đi phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua trên hai trạng thái, trạng thái tĩnh và trạng thái động.
2.2.1. Tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại Việt NamThực tế là, ở nước ta cho tới nay vẫn chỉ công bố chính thức tỷ giá danh