1.3.2.1. Khi tỷ giá tăng hay giảm giá nội tệ
Giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng không mua hàng nhập khẩu nữa, khiến cho hàng nhập khẩu bị ế thừa. Nhập khẩu bị hạn chế. Ngược lại giảm giá nội tệ sẽ có lợi cho xuất khẩu vì nhà xuất khẩu sẽ hưởng lợi qua chênh lệch nội tệ do số lượng nội tệ đổi lấy 1 đồng ngoại tệ tăng lên. Một trong những vấn đề được những nhà hoạch định chính sách vĩ mô và các nhà
kinh tế đặc biệt quan tâm là: Phá giá tiền tệ có cải thiện được cán cân thương mại hay không và để một cuộc phá giá thành công thì cần có những điều kiện gì?
Một thực tế rằng, phá giá nội tệ tạo ra hiệu ứng tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì cán cân thương mại không nhất thiết phải được cải thiện. Điều này xảy ra là vì: phá giá tiền tệ tạo ra hiệu ứng lên giá cả và hiệu ứng lên khối lượng. Cụ thể là:
Đối với cán cân thương mại tính bằng VND:
TBVND = P-QX- E.p .QM
Hiệu ứng khối lượng: Phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức Q X
tăng; khối lượng nhập khẩu giảm, tức QM giảm. QX tăng và QM giảm làm cho TBVND được cải thiện.
Hiệu ứng giá cả: Phá giá, tức E tăng; E tăng làm cho giá cả hàng hóa tính bằng nội tệ tăng, tức E.P* tăng; E.P* tăng làm cho TBVND xấu đi.
Đối với cán cân thương mại tính bằng USD:
P
TBUSD = P .Qx - P QM E
Hiệu ứng khối lượng: Giống như đối với TB bằng VND
Hiệu ứng giá cả: Phá giá tức làm cho E tăng; E tăng làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, tức E/P giảm; E/P giảm làm cho TBUSD
giảm.
Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại (được cải thiện hay trở nên xấu đi) phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả.
Hiệu ứng tuyến J
Cán cân thương mại được cải thiện hay trở nên xấu đi phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả. Do hiệu ứng giá cả có tác dụng lập tức ngay sau khi phá giá, trong khi đó hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau một thời gian nhất định. Điều này xảy ra là vì khối lượng xuất khẩu và nhập
khẩu không co giãn trong ngắn hạn, mà chỉ co giãn từ trong dài hạn. Có thể nêu ra 3 nguyên nhân chủ yếu sau:
Cầu nhập khẩu không giảm ngay trong ngắn hạn. Nhìn chung cầu nhập khẩu trong nước và ở nước ngoài cần có một thời gian nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên hàng hóa sử dụng sau khi phá giá.
Đối với trong nước: Quá trình chuyển từ sử dụng hàng ngoại sang hàng nội không diễn ra lập tức ngay sau khi phá giá, mà thường là sau một thời gian nhất định. Điều này xảy ra là vì, người trong nước còn lo lắng về các vấn đề như chất lượng hàng hóa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địa... Do đó, không vì giá hàng nhập đắt lên mà khối lượng nhập giảm ngay lập tức trong ngắn hạn; điều này lại càng đúng đối với những quốc gia có đầu vào của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và tâm lý ưa dùng hàng ngoại như Việt Nam. Tuy nhiên, trong dài hạn do hàng hóa nội địa rẻ hơn sẽ dần thay thế hàng nhập đắt hơn, làm cho khối lượng nhập khẩu giảm trong dài hạn.
Cung xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn. Mặc dù phá giá tiền tệ cải thiện điều kiện cạnh tranh cho xuất khẩu, nhưng những nhà sản xuất cần phải có một thời gian nhất định để mở rộng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, như mở rộng nhà xưởng, tuyển dụng và đào tạo công nhân, đóng mới tàu thuyền, cải tạo và mở rộng đất trồng trọt. Như vậy, tuy điều kiện cạnh tranh tốt hơn, song năng lực xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn mà chỉ tăng từ từ trong dài hạn.
Cạnh tranh không hoàn hảo. Đối với những nhà kinh doanh nước ngoài, quá trình chiếm lĩnh thị phần đã tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc, do đó họ có thể:
Hạ giá hàng hóa xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh, nhằm duy trì thị phần của mình ở nước có đồng tiền phá giá, làm cho nhu cầu nhập khẩu của nước có đồng tiền phá giá giảm mạnh. Hạ giá hàng hóa bán trên thị trường trong nước để tăng tính cạnh tranh với hàng nhập rẻ hơn từ nước có đồng tiền phá giá, làm cho năng lực xuất khẩu của nước có đồng tiền phá giá tăng chậm.
Với những phân tích trên cho thấy, sau khi phá giá, hiệu ứng giá cả có tác dụng làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi ngay lập tức, trong khi đó hiệu ứng khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu chỉ cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn. Điều này hàm ý, trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội so với hiệu ứng khối lượng, nên làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi; ngược lại, trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả, nên cán cân thương mại được cải thiện. Đặc điểm này của phá giá tiền tệ được biểu diễn bằng tuyến J như sau:
Mức độ và thời gian kéo dài thâm hụt cán cân thương mại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những nước công nghiệp phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng chủ yếu bởi những hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế (international tradeable goods - ITG), nên khi phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng nhanh và khối lượng nhập khẩu giảm nhanh trong ngắn hạn, do đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng tích cực ngay trong ngắn hạn, nhưng hiệu ứng giá cả vẫn có tính trội hơn nên dẫn đến cán cân thương mại chỉ bị xấu đi tạm thời trong ngắn hạn, và sẽ được cải thiện rõ rệt trong dài hạn. Đối với những nước đang phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng chủ yếu bởi những hàng hóa không đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế (international non-tradeable goods), nên khi phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm và khối lượng nhập khẩu giảm chậm, do đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng mờ nhạt, dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi rõ rệt trong ngắn hạn.
Mức độ và thời gian kéo dài trạng thái thâm hụt trong ngắn hạn cũng như khả năng có được cải thiện vững chắc trong dài hạn của cán cân thương mại phụ thuộc vào các điều kiện:
- Tỷ trọng hàng hóa ITG có sẵn trong nền kinh tế.
- Tiềm năng và tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang xuất khẩu.
- Năng lực sản xuất thay thế hàng nhập.
- Tâm lý sùng bái hàng ngoại có giảm, và người nước ngoài đã thực sự tin tưởng và an tâm mua hàng hóa từ nước có đồng tiền phá giá.
- Tỷ trọng hàng nhập cấu thành đầu vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu là như thế nào. Nếu tỷ trọng này lớn sẽ làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng xuất, bởi vì sau khi phá giá, giá hàng nhập tăng làm tăng chi phí đầu vào của hàng xuất.
- Mức độ linh hoạt của tiền lương. Sau khi phá giá, giá hàng nhập tăng làm tăng chỉ số giá tiêu dùng; nếu tiền lương là linh hoạt thì nó sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu tăng giá, lương tăng kích thích nhập khẩu và làm tăng chi phí đầu vào sản xuất hàng hóa nói chung và hàng hóa xuất khẩu nói riêng, làm triệt tiêu ưu thế cạnh tranh từ phá giá, kết quả là cán cân thương mại không được cải thiện rõ rệt trong dài hạn.
Tóm lại, phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm, nhưng không vì thế mà cán cân thương mại phải đựợc cải thiện. Trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội so với hiệu ứng khối lượng làm cho cán cân thương mại bị xấu đi; trong dài hạn hiệu ứng khối lượng lại có tính trội so với hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thương mại được cải thiện, đây chính là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng tuyến J. Hơn nữa, phá giá dễ thành công với các nước công nghiệp phát triển, nhưng lại không chắc chắn với các nước đang phát triển; chính vì vậy, đối với một nước đang phát triển trước khi chọn giải pháp phá giá cần thiết phải tạo ra được các điều kiện tiền đề để có thể phản ứng tích
cực với những lợi thế mà phá giá đem lại, có như vậy cán cân thương mại mới có thể được cải thiện chắc chắn trong dài hạn.
1.3.2.2. Khi tỷ giá giảm hay tăng giá nội tệ
Số lượng nội tệ đổi lấy 1 đồng ngoại tệ giảm đi sẽ có tác động ngược lại, tức là xuất khẩu bị hạn chế và gia tăng nhập khẩu.
Tuy nhiên, nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải xem xét tỷ giá nào thì có lợi, vì khi nhà xuất khẩu đồng thời là người sản xuất hàng xuất khẩu sẽ phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất. Nếu tỷ giá tăng (đồng nội tệ mất giá) sẽ khiến cho giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng theo, điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của đơn vị.
1.3.2.3. Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner
Để thấy được ảnh hưởng của phá giá lên cán cân thương mại là như thế nào, chúng ta sử dụng phương pháp tiếp cận Marshall - Lerner.
Trước hết cần thấy rằng, cán cân thương mại được biểu thị bằng giá trị (chứ không phải khối lượng) hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu giá tri xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại thăng dư và ngược lại.
Cán cân thương mại tính bằng nội tệ như sau:
TB = P.QX - E.P*.QM (1.3)
Trong đó, P là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ; QX là khối lượng xuất khẩu; E là tỷ giá, bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ; P * là giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ; QM là khối lượng nhập khẩu.
Gọi giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ là X, ta có: X = P.QX; giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ là M, ta có: M = P*. QM. Phương trình (1.3) được viết lại như sau:
TB = X - E.M (1.4)
Lấy đạo hàm hai vế phương trình (1.4), ta được: dTB = dX - E.dM - M.dE (1.5) Chia hai vế phương trình (1.5) cho mức thay đổi tỷ giá dE:
dTB dX ,d l , dE∖ Z1 rλ
—⅛r = -⅛-E∈- - M.^— (1.6)
dE dE dE E
Chúng ta định nghĩa:
Hệ số co giãn xuất khẩu ηx: Biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%. Nghĩa là:
____dX / X dE v Z1 π .
η
χ = ⅛7E-→dX =ηχ- EX (1
'7) _ ,
Hệ số co giãn nhập khẩu ηm: Biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%. Nghĩa là:
dM /M ____dE Z1 ọ
ηm=-dE/E—→dM=-ηχjFM (1.8)
Thay giá trị các phương trình (1.7) và (1.8) vào (1.6)
dTBX ɪ= ηχ. ɪ +ηmM - M dTB X Z1 Z1X —M ( ηχ. +ηm -1) (1∙9) dE E.M
Giả sử trạng thái ban đầu của cán cân thương mại là cân bằng, tức TB = X - E.M = 0, hay X/E.M = 1
Phương trình (1.9) được viết lại như sau:
dτ
B = M (ηχ + ηm -1) (1.10)
dE
Phương trình (1.10) cho thấy: Nếu trạng thái ban đầu của cán cân thương mại cân bằng, thì theo Marshall - Lerner khi phá giá nội tệ làm cho:
- Cải thiện cán cân thương mại, tức dTB/dE > 0, chỉ khi tổng số của “hệ số co giãn xuất khẩu” và “hệ số co giãn nhập khẩu” lớn hơn 1, nghĩa là chỉ khi: (ηχ
+ ηm) > 1.
- Thâm hụt cán cân thương mại, tức dTB/dE < 0, khi (ηχ + ηm) < 1.
- Cán cân thương mại không thay đổi khi (ηχ + ηm) = 1.
1.4. Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại
Năm (triệu USD)
Đầu những năm 1980, Trung Quốc đã thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái cố định gắn đồng Nhân dân tệ (CNY) với đồng USD và kể từ đó, giá trị danh nghĩa của đồng Nhân dân tệ luôn cao hơn giá trị thực của nó. Điều này đã gây mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế, hàng xuất khẩu kém cạnh tranh. Để đẩy mạnh xuất khẩu, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, Trung Quốc đã thực hiện đồng bộ các biện pháp cải cách kinh tế với cải cách chế độ tỷ giá theo hướng phá giá đồng Nhân dân tệ trong suốt những năm 1981 đến 1994.
Vào năm 1994, Trung Quốc đã cố định tỷ giá 8,28 nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ. Với tỷ giá này, đồng Nhân dân tệ đã bị định giá thấp, tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng. Cộng với những yếu tố thuận lợi khác, kể từ đó thặng dư mậu dịch và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc liên tục gia tăng. Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ, CNY đã giảm đi mất 40% so với giá trị thực của nó làm cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác trở nên quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra một môi trường kinh doanh không cô ng bằng. Nhờ vào chính sách tỷ giá đồng tiền yếu này mà các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, làm cho giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn, xuất khẩu không ngừng tăng trưởng, thu hút lượng lớn ngoại tệ và có sự tăng lên đột biến trong nguồn ngân sách quốc gia. Trong năm 2002, xuất khẩu tăng 22,3%, nhập khẩu tăng 21,2%, thặng dư thương mại đạt 44,167 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ đạt mức cao kỷ lục là 286,407 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 8%/năm và là mức cao nhất trên thế giới. Trước tình hình này, Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng Nhân dân tệ tăng giá. Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005.
Ngày 21/07/2005, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố thay đổi từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết theo một rổ tiền tệ, đồng thời cho phép CNY tăng giá 2,1%. Tại thời điểm đó, Ngân hàng trung ương Trung Quốc không công bố thành phần cũng như tỷ trọng của các tiền tệ có mặt trong rổ tiền tệ của mình.
Bảng 1.1: Diễn biến tỷ giá, CCTM và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giai đoạn 2002 - 2007
2004 8,2768 58.982 609.932
2005 8,1943 134.189 818.872
2006 7,9734 217.746 1.066.340
hàng trung ương Trung Quốc tại Thượng Hải, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công khai danh sách 11 tiền tệ có mặt trong rổ tiền tệ nhưng không công khai tỷ trọng của các tiền tệ có mặt trong rổ tiền tệ của mình. Căn cứ vào mức độ quan trọng của các nền kinh tế đối với cán cân thương mại của Trung Quốc, 11 tiền tệ được chia thành 2 cấp, trong đó 4 tiền tệ ở nhóm 1 và 7 tiền tệ ở nhóm 2. Các tiền tệ ở nhóm 1 bao gồm: USD, EUR, JPY và KRW. Các tiền tệ ở nhóm 2 bao gồm: SGD, GBP, MYR, RUB, AUD, THB và CAD.
Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng. Do đó,
đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc.
Kinh nghiệm rút ra từ thành công của Trung Quốc
Với mục tiêu hướng tới xuất khẩu, Trung Quốc đã định giá đồng tiền ở mức thấp tạo ra lợi thế cạnh tranh ngoại thương trong một thời gian dài. Để có