Hiệu quả và tiêu chí xác định hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 41)

chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả.

Hiệu quả hiểu một cách tổng quát là sự so sánh giữa các chi phí đầu vào với giá trị của các đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra – đầu vào. Hiệu quả phản ánh giá trị của các kết quả cao hơn giá trị của các nguồn lực đã chi dùng.

Theo cuốn “Một số thuật ngữ hành chính” [34], hiệu quả quản lý hành chính nhà nước là sự so sánh, đối chiếu các kết quả đạt được với toàn bộ các nguồn lực đã sử dụng, nhằm đánh giá kết quả đạt được với chi phí thấp nhất.

Theo Từ điển hành chính do tác giả Tô Tử Hạ chủ biên, [2003, tr.29] hiệu quả là kết quả cuối cùng mà hoạt động mang lại trên cơ sở tính mối tương quan giữa chi phí và cái thu lại được (đầu vào và đầu ra). Cái thu được (đầu ra) càng nhiều trong khi chi phí (đầu vào) càng ít thì hiệu quả càng cao.

Trên cơ sở tham khảo các định nghĩa trên, có thể quan niệm hiệu quả chính là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí các nguồn lực nhằm đạt được kết quả đó. Có thể khái quát bằng công thức sau:

Hiệu quả = Kết quả - Chi phí

Khi xét đến yếu tố “hiệu quả”, những khía cạnh sau đây cần phải được xem xét, đề cập:

- Đạt kết quả tối đa với mức độ chi phí nguồn lực nhất định.

- Đạt kết quả nhất định (theo kế hoạch đã đề ra) với mức độ chi phí các nguồn lực tối thiểu càng ít càng tốt.

- Ngoài ra, khi xem xét hiệu quả quản lý nhà nước cần tính đến không chỉ

về hiệu quả kinh tế mà còn phải tính đến hiệu quả xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững.

1.2.1.2. Tiêu chí xác định hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì điều quan trọng phải xác lập được các tiêu chí đánh giá và chỉ số đo lường. Tiêu chí là thước đo, là cơ cở làm căn cứ để phân loại, nhận biết, đánh giá các sự vật, hoạt động, tổ chức, đơn vị… ví dụ như tiêu chí phân loại đô thị, tiêu chí phân loại đơn vị hành chính, tiêu chí đánh giá nhu cầu đào tạo…Mỗi mục tiêu khác nhau thì có tiêu chí đánh giá khác nhau.

Trong thực tế, việc tính toán hiệu quả quản lý hành chính rất phức tạp, hầu như chỉ dừng lại ở đánh giá định tính hoặc nếu định lượng thì cũng chỉ từng bộ phận. Để đánh giá hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cần có một số tiêu chí cụ thể sau:

- Thứ nhất, chất lượng giải quyết công việc cho các tổ chức, công dân ở bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

Để đánh giá đúng hiệu quả của cơ chế một cửa, một cửa liên thông cần phải xem xét chất lượng công việc giải quyết cho các tổ chức, người dân. Những khía cạnh cần xem xét thường là: Số vụ việc được giải quyết đúng quy định của pháp luật, số vụ việc giải quyết đúng thủ tục, đúng thẩm quyền, đúng thời hạn giải quyết hồ sơ. Ngoài ra cũng cần căn cứ vào số vụ có đơn thư khiếu nại, số vụ việc có ý kiến phản ánh đến các cấp có thẩm quyền, đến các cơ quan giam sát, đến các phương tiện thông tin đại chúng về việc giải quyết công việc cho người dân. Đồng thời, cũng cần phải đánh giá được ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ của người cán bộ công chức cấp huyện trong việc phục vụ dân.

Có thể khẳng định, chất lượng giải quyết công việc cho các tổ chức và công dân là sự tin cậy, hài lòng của họ đối với cơ quan hành chính nhà nước sẽ là một tiêu chí đánh giá năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, là tiêu chí thể hiện bản chất của dân, do dân, vì dân của nhà nước ta.

- Thứ hai, mức độ hài lòng của các tổ chức và công dân đối với thực hiện

Mục tiêu của thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông chính là nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu giải quyết công việc của các cá nhân, tổ chức. Do đó đánh giá hiệu quả của cơ chế này trước hết phải dựa trên cơ sở mức độ hài lòng, sự thỏa mãn của các cá nhân, tổ chức khi họ được cơ quan nhà nước phục vụ. Để đánh giá chính xác, khách quan cần phải thu thập những nhận xét, đánh giá và ý kiến đóng góp của các cá nhân, tổ chức về việc thực hiện cơ chế này, tìm hiểu xem công việc của họ có giải quyết nhanh gọn không? Họ có mất nhiều thời gian đi lại không? Có gặp phiền hà gì không? Có mất nhiều chi phí tiền bạc không? Về tâm lý làm việc có tạo cho họ sự thoải mái, cởi mở hay không? Họ giảm bớt lo lắng, căng thẳng khi phải làm việc với cơ quan công quyền hơn so với trước không?... Có thể thông qua điều tra, khảo sát hoặc thông qua các buổi họp thôn, xóm, bản, tổ dân phố để đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương.

- Thứ ba, mức độ đóng góp vào việc giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách nền hành chính nhà nước nói chung.

Việc đánh giá hiệu quả của cơ chế một cửa, một cửa liên thông không thể tách rời những đóng góp của nó vào việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính mà Chính phủ đã đề ra trong Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 và hiện nay là giai đoạn 2011- 2020. Đóng góp đấylà đã tạo được những chuyển biến căn bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết công việc cho các cá nhân và tổ chức của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Khi đánh giá hiệu quả của việc thực hiện cơ chế này cần xem xét đóng góp của nó vào nhiệm vụ “Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân”. Những khía cạnh cần đánh giá là: Tính đơn giản, thuận tiện của các thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức; mức độ công khai hóa, minh bạch hóa thủ tục hành chính qua việc niêm yết công khai đầy đủ mọi thủ tục, trình tự giải quyết, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc; thời gian giải quyết có đảm bảo nghiêm túc thời gian làm

việc để người dân tiếp cận thuận lợi, không phải chờ đợi; thời gian giải quyết nhanh, đúng hẹn hay không.

Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn phải đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu và nội dung khác của cải cách hành chính như phải đảm bảo tinh giản tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, hiện đại hóa công sở… Với việc tổ chức cơ chế một cửa, một cửa liên thông danh mục công việc của các phòng chuyên môn không giảm đi mà tính chất công việc và cường độ làm việc thì lại tăng lên. Theo tinh thần cải cách hành chính giải quyết mâu thuẫn đó không phải bằng cách tăng thêm biên chế mà bằng cách xác định đầy đủ, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn; nâng cao trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm, tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ công chức, ứng dụng công nghệ thông tin. Đội ngũ công chức làm việc ở bộ phận một cửa cũng cần được trang bị kiến thức, kỹ năng cần và đủ như kiến thức pháp luật liên quan đến công việc chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kiến thức kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch… để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Đồng thời, đánh giá việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cũng cần bám sát yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính. Theo đó cần xem xét các cơ quan hành chính đã trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công việc hay chưa. Các cơ quan hành chính cấp huyện đã có trụ sở và phương tiện làm việc để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với mọi mặt đời sống xã hội trên địa bàn quản lý hay chưa. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại giúp thực hiện nhanh, chính xác quy trình, thủ tục hành chính.

- Thứ tư, đánh giá mức độ đóng góp hiệu quả xã hội của thực hiện thủ tục

hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Khi xem xét việc đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước, chúng ta cần phải tính đến hiệu quả xã hội. Nếu làm đúng nguyên tắc, mục tiêu của mình, việc thực hiện

cơ chế một cửa, một cửa liên thông sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời làm tăng năng suất lao động, hình thành một phương pháp làm việc thực sự khoa học cho đội ngũ cán bộ, công chức. Tối ưu hóa thực hiện thủ tục hành chính, thỏa mãn yêu cầu của tổ chức và công dân về dịch vụ hành chính công, góp phần hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước. Vì vậy, khi đánh giá cơ chế một cửa, một cửa liên thông cần phải xem xét nó đã đóng góp như thế nào vào những vấn đề nêu trên. Đặc biệt, về hiệu quả xã hội thì đánh giá cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn phải đánh giá mức độ làm tăng lòng tin của nhân dân vào các cơ quan công quyền và sự tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội và xa hơn nữa là tạo dựng môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trong thời kỳ hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu, rộng hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)