Đánh giá tổng quan thực trạng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND các huyện tỉnh Cao Bằng qua khảo sát, nghiên cứu thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 77 - 89)

liên thông tại UBND các huyện tỉnh Cao Bằng qua khảo sát, nghiên cứu thực tế.

2.2.3.1.Vê mô hình hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Hiện nay 100% bộ phận một cửa, một cửa liên thông cấp huyện, tỉnh Cao Bằng đều hoạt động theo mô hình chuyên trách. Theo đó, bộ phận này trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện do một Phó Chánh Văn phòng làm trưởng bộ phận. Công chức làm việc tại bộ phận một cửa thuộc biên chế của Văn phòng HĐND và UBND huyện và làm việc theo chế độ chuyên trách. Số lượng cán bộ, công chức được biên chế chính thức tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông khá ổn định gồm 07 biên chế [79].

2.2.3.2.Về ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy 12/12 huyện của tỉnh Cao Bằng đều ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả phục vụ cho hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Trong đó hệ thống mạng, máy chủ và các phần mềm ứng dụng đều được đầu tư trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại. 100% các đơn vị đều thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 1 đến mức độ 4. Bộ phận công nghệ thông tin có từ 1 đến 2 công chức chuyên trách phụ trách và thuộc văn phòng HĐND và UBND huyện. Các công chức này đều có trình độ tốt, đáp ứng yêu cầu công việc.

2.2.3.3.Về các lĩnh vực được đưa ra phục vụ theo cơ chế một cửa, một cửa

liên thông tại các huyện, thành phố.

Tính đến hết năm 2017, các lĩnh vực được thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện tại tỉnh Cao Bằng về cơ bản là thống nhất. Trong 12 huyện, huyện Hòa An có nhiều thủ tục hành chính được giải quyết liên thông hơn, cụ thể tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Lĩnh vực thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện, tỉnh Cao Bằng

Lĩnh vực

Huyện

Lĩnh vực thực hiện giải quyết thủ tục theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Trong đó thủ tục hành chính thực

hiện liên thông

Huyện Hòa An

- Đăng ký kinh doanh.

- Tài nguyên - môi trường.

- Tư pháp - Hộ tịch. - Quản lý đô thị.

- Lao động, thương binh và xã hội.

- Nội vụ.

- Dân tộc – Tôn giáo.

- Giáo dục.

- Bảo hiểm y tế.

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Đăng ký quyền sử

dụng đất.

- Cải chính hộ tịch.

- Thủ tục hành chính

liên quan đến người có công. - Cấp giấy phép xây dựng nhà ở. - Dân tộc. - Chuyển vùng cho giáo viên. Các huyện còn lại của tỉnh Cao Bằng (11 huyện)

- Đăng ký kinh doanh.

- Tài nguyên - môi trường.

- Tư pháp - Hộ tịch.

- Giao thông – xây dựng.

- Lao động, thương binh và xã hội.

- Nội vụ.

- Dân tộc – Tôn giáo.

- Giáo dục.

- Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Đăng ký quyền sử

dụng đất.

- Cải chính hộ tịch.

- Thủ tục hành chính

liên quan đến người có công.

- Dân tộc.

- Chuyển vùng cho

giáo viên.

Nguồn: Báo kết quả công tác cải cách hành chính năm 2015,2016,2017 [74]

2.2.3.4.Về đầu tư cơ sở vật chất cho bộ phận một cửa.

Khảo sát, đánh giá và thu thập số liệu từ báo cáo đầu tư của các huyện, thành phố, tác giả nhận thấy mức độ đầu tư khang trang, hiện đại cơ sở vật chất và diện tích của bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại 12 huyện, tỉnh Cao Bằng được xếp loại theo 2 mức độ sau:

Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục hòa, Thạch An.

Mức độ 2: Bộ phận một cửa, một cửa liên thông các huyện: Hạ Lang, Nguyên Bình, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng.

Mặc dù có sự đầu tư về cơ sở vật chất khác nhau tại 13 huyện, thành phố nhưng bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại các địa phương này đều đảm bảo diện tích lớn hơn yêu cầu tối thiểu theo quy định. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông là tương đối đồng đều nhau. Diện tích tối thiểu dành phục vụ người dân đều đạt trên 60% tổng diện tích của bộ phận này [74].

Bảng 2.2. Diện tích bộ phận một cửa các huyện

TT Huyện, thị xã, thành phố Diện tích bộ phận một cửa (m2)

1 Huyện Hòa An 130

2 Huyện Trà Lĩnh 120

3 Huyện Trùng Khánh 100

4 Huyện Quảng Uyên 120

5 Huyện Phục Hòa 130

6 Huyện Thạch An 120

7 Huyện Hạ Lang 100

8 Huyện Nguyên Bình 80

9 Huyện Bảo Lâm 80

10 Huyện Bảo Lạc 80

11 Huyện Thông Nông 100

12 Huyện Hà Quảng 100

2.2.3.5.Về số lượng hồ sơ hành chính được giải quyết [74]:

Bảng 2.3. Số lượng giải quyết hồ sơ hành chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại các huyện trong 03 năm (2015, 2016, 2017)

TT Huyện

Số lượng hồ sơ hành chính giải quyết tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông trong 03 năm

(Đơn vị tính: hồ sơ)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Huyện Hòa An 5.853 6.165 6.758

2 Huyện Trà Lĩnh 3.978 4.841 5.200

3 Huyện Trùng Khánh 3.186 3.756 4.180

4 Huyện Quảng Uyên 3.987 4.320 4.625

5 Huyện Phục Hòa 3.687 3.920 4.300

6 Huyện Thạch An 3.186 3.756 4.180

7 Huyện Hạ Lang 3.000 3.356 3.880

8 Huyện Nguyên Bình 3.349 3.900 4.367

9 Huyện Bảo Lâm 2.850 3.200 3.450

10 Huyện Bảo Lạc 2.760 3.150 3.350

11 Huyện Thông Nông 2.960 3.350 3.650

12 Huyện Hà Quảng 3.100 3.470 3.900

Nguồn: Báo kết quả công tác cải cách hành chính năm 2015,2016,2017 [74]

Kết quả nghiên cứu tác giả nhận thấy số lượng hồ sơ giải quyết tại huyện Hào An luôn ở mức cao do đây là huyện giáp thành phố Cao Bằng và có điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên tốt nhất trong 12 huyện, có mật độ dân cư tập chung đông nên các giao dịch giữa cá nhân, tổ chức với chính quyền cũng vì thế mà tăng lên. Hai huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc là huyện vùng cao của tỉnh Cao Bằng có số lượng hồ sơ giải quyết ít nhất do đây là hai huyện có điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, do vậy các hoạt động giao dịch của cá nhân, tổ chức với chính quyền không phát sinh nhiều. Các huyện còn lại về cơ bản tương đồng với nhau.

2.2.3.6.Về đánh giá của người dân về hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

- Về thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Hầu hết người dân cho rằng thời gian giải quyết hồ sơ hành chính theo từng lĩnh vực được công khai tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông là phù hợp. Tuy nhiên họ mong muốn rút được gắn hơn nữa thì càng tốt. 92.4% hài lòng về hồ sơ hành chính được trả đúng hẹn, còn một tỷ lệ nhỏ không hài lòng do phát sinh thêm các yêu cầu về thủ tục khi giải quyết hồ sơ mà cần phải bổ sung. Tỷ lệ này thường cao đối với những loại hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai, cấp phép xây dựng và ở những địa phương có sự biến động lớn như huyện Hòa An.

- Về công khai quy trình thủ tục hành chính.

Công khai thủ tục hành chính và quy trình giải quyết được thực hiện bằng các hình thức: niêm yết công khai tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông; in ấn đặt tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông; trên hệ thống công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Báo cáo tổng kết công tác CCHC trong 3 năm của UBND tỉnh Cao Bằng đều cho thấy sự hài lòng của người dân về công khai thủ tục, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính tại bộ phận một cửa đạt được trên 95% trở lên (xem Biểu đồ 2.1 và Bảng 2.4).

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức về công khai quy trình, thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông

- Hiểu biết của người dân về cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Tổng hợp, phân tích thông tin theo phiếu góp ý tại bộ phận một cửa cấp huyện, qua báo cáo tổng kết về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cấp huyện, tỉnh Cao Bằng tác giả nhận thấy: 92,5% người dân biết đến cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện khi đến giải quyết các công việc; 87,3% người dân biết đến cơ chế một cửa, một cửa liên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo, đài, mạng internet); 31,8% qua sinh hoạt tập thể tại tổ dân phố, thôn, bản; qua người thân, người quen, hàng xóm…là 89,2%.

Người dân cũng cho rằng họ biết về bộ phận một cửa không phải duy nhất từ một kênh thông tin mà có thể biết từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Điều này cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền đã được quan tâm và thực hiện tốt (xem Biểu đồ 2.2 và Bảng 2.5).

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ đánh giá kênh thông tin giúp người dân, tổ chức hiểu biết về cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện

Nguồn: Bảng 2.5. Phục lục luận văn

- Về việc hướng dẫn người dân khi đến giải quyết công việc tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

Khảo sát về người dân được hướng dẫn, trợ giúp như thế nào khi đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa tác giả nhận thấy có 96,4% người dân được công chức hướng dẫn khi giải quyết công việc tại bộ phận một cửa; 87,6% tìm hiểu và tìm hiểu thêm khi được cán bộ hướng dẫn về thủ tục và quy trình giải quyết tại bảng niêm yết tại bộ phận một cửa; 17,6% tự tìm hiểu qua mạng.

Đánh giá sự hài lòng của người dân về sự hướng dẫn, trợ giúp của công chức tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông trong nhiều năm gần đây cho thấy trên 95,5% hài lòng.

- Về mức thu phí lệ phí.

Mức thu phí, lệ phí giải quyết hồ sơ hành chính được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa. Ghi nhận trong 03 năm tác giả nghiên cứu, có đến 91,7% người dân cho rằng mức thu này là phù hợp và chấp nhận được được. Tuy nhiên vẫn còn số ít cho rằng còn cao, không hợp lý. Những đối tượng này thường là những hộ nghèo và cận nghèo do không có điều kiện về kinh tế và khi so với thu nhập của họ thì có thể nói đó là những khoản chi phí lớn. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện UBND tỉnh và các huyện, thành phố đều đã chỉ đạo bộ phận một cửa, một cửa liên thông có những hỗ trợ kịp thời cho người nghèo và cận nghèo như miễn phí Photocopy các loại giấy tờ; miễn phí, lệ phí khi giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực Lao động, thương binh xã hội, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc miền núi…

- Về thái độ của cán bộ, công chức khi cá nhân, tổ chức đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã từng bước thay đổi thói quen giao tiếp của công chức khi giải quyết công việc cho người dân. Kỹ năng giao tiếp là một trong những yêu cầu bắt buộc với công chức làm nhiệm vụ tại đây. Đánh giá của người dân về thái độ phục vụ của công chức làm việc tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông phần lớn cho rằng công chức nhiệt tình, trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn còn có những ý kiến đánh giá là thiếu nhiệt tình (xem Biểu đồ 2.3 và Bảng 2.6).

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ đánh giá của người dân về tinh thần, thái độ phục vụ của công chức

Nguồn: Bảng 2.6. Phụ lục luận văn

- Về trình độ, kỹ năng công chức làm việc tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

Đa số người dân cho rằng công chức làm việc tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông giải quyết công việc đảm bảo chất lượng, thời gian. Tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Tuy nhiên, theo người dân thì yêu cầu về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp giải quyết công việc của công chức là rất quan trọng, nó tạo ra mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa người dân và cơ quan công quyền. Chính vì vậy cần phải được quan tâm thực hiện thường xuyên để chất lượng hoạt động của bộ phận này ngày càng được nâng cao.

- Về điều kiện cơ sở vật chất tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Hiện nay sự đầu tư về cơ sở vật chất cho bộ phận một cửa, một cửa liên thông cấp huyện, tỉnh Cao Bằng về cơ bản đồng bộ và hiện đại. Phần lớn người dân đều đánh giá hài lòng và đề cao sự đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của công chức, phương tiện phục vụ nhân dân tại bộ phận một cửa của các huyện. Nhiều đoàn nghiên cứu và các tổ chức khi thăm quan, nghiên cứu về mô hình một cửa cấp huyện tỉnh Cao Bằng cũng đánh giá cao sự hiện đại của bộ phận một cửa và mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm triển khai (xem Biểu đồ 2.4 và Bảng 2.7).

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ đánh giá của người dân, tổ chức về cơ sở vật chất bộ phận một cửa cấp huyện

Nguồn: Bảng 2.7. Phụ lục luận văn

- Về chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

Đánh giá của người dân về chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông cấp huyện phần lớn cho rằng hiệu quả tốt, đáp ứng các yêu cầu của người dân ở mức độ cao (tỷ lệ này là khoảng 94%). Các huyện Quảng Uyên, Trà Lĩnh, Phục Hòa, Hòa An tỷ lệ đánh giá tốt về hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa đạt gần 100%. Người dân đang ngày càng rất hải lòng về hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông cấp huyện khi có những công việc cần phải giải quyết tại đây. Họ mong muốn rằng chính quyền cấp huyện luôn duy trì được chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông như hiện nay và ngày càng mở rộng hơn nữa các lĩnh vực công việc được giải quyết tại đây cũng như liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính.

- Những hoạt động cần tập trung thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt

động của bộ phận một cửa.

Phần lớn người dân cho rằng cần nâng cao và thường xuyên hơn trong công tác tuyên truyền về cải cách hành chính nhà nước, cập nhật thường xuyên hơn các thay đổi về quy trình thủ tục hành chính công khai tại bộ phận một cửa để người dân kịp thời nắm bắt và thực hiện. Công chức làm việc tại bộ phận một cửa cần được thường xuyên tập huấn kỹ năng giao tiếp. Thực hiện liên thông nhiều hơn nữa các thủ tục hành chính. Cần nghiên cứu rút gắn thời gian giải quyết các hồ sơ hành

chính thêm nữa. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính và đặc biệt là thực hiện ở mức độ 3 và 4. Giảm chi phí khi nộp và nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính…Đó là những hoạt động cần tập trung thực hiện để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông ở các huyện hiện nay.

2.2.3.7.Đánh giá của công chức làm việc tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông [20].

- Cán bộ, công chức ở bộ phận một cửa, một cửa liên thông có sự phù hợp

giữa chuyên môn được đào tạo và công việc được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)