Một số bài học kinh nghiệm từ thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 92 - 95)

Quá trình triển khai thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn vừa qua từ những thành công cũng như những hạn chế, yếu kém đã cho phép rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, phải có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của tiến trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cấp huyện tỉnh Cao Bằng. Mọi chủ trương, đường lối về cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước phải được các cấp ủy Đảng, chính quyền quán triệt kịp thời và đầy đủ, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp, bước đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mới có hiệu quả. Phải có tinh thần dám nghĩ, dám làm, đi tiên phong trong cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng.

Thứ hai, bảo đảm sự nhất quán, kiên trì, liên tục trong triển khai cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng từ xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện hàng năm của UBND huyện. Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo sự liên tục và trách nhiệm trong điều hành. Điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công của thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở cấp huyện là quyết tâm chính trị và trách nhiệm của người đứng đầu, huy động được sự tham gia rộng rãi của cá nhân và tổ chức.

Thứ ba, nhận thức của cán bộ, công chức về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đặc biệt là thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối

với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa, tác dụng quyết định chi phối tới hành động cụ thể, trực tiếp trong cải cách hành chính. Do đó, phải coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính đối với cán bộ, công chức ở tất cả các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân.

Thứ tư, trong quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông phải có những bước đi thích hợp, với những đột phá mới trong lĩnh vực mà tổ chức và người dân đang có nhu cầu bức xúc tổ chức triển khai thực hiện tốt sẽ tạo ra các hiệu ứng lan tỏa lâu dài và bền vững.

Thứ năm, để đảm bảo tính khả thi, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ với mức độ phù hợp, coi trọng công tác thí điểm, làm thử trong triển khai cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thông qua thí điểm mới có điều kiện đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút ra những vấn đề cần xử lý và nhân rộng nếu thấy đúng, hiệu quả, thành công…

Thứ sáu, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, bảo đảm tính hệ thống, thông suốt, chính xác, rõ ràng minh bạch từ các hệ thống thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ bảy, ngoài các công ty bưu chính thực hiện dịch vụ nộp và trả kết quả giải quyết hồ sơ hành chính, với đặc thù điều kiện tự nhiên – xã hội như tỉnh Cao Bằng cần khuyến khích, cho phép thêm các tổ chức, cá nhân thực hiện cung cấp dịch vụ nộp và trả kết quả đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thứ tám, phải tích cực học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương.

Tiểu kết chương 2

Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND các huyện tỉnh Cao Bằng thời gian qua đã được triển khai đảm bảo đúng yêu cầu, quy định của Chính phủ, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Góp phần quan trọng vào việc đổi mới hoạt động của Chính quyền cấp huyện từ tổ chức bộ máy, quy trình thủ tục, con người đến cơ sở vật chất… Làm thay đổi căn bản nhận thức của cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý nhà nước đối với xã hội, với nhiệm vụ phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, các kết quả thu nhận được từ nghiên cứu của tác giả cho thấy sự hài lòng, tin tưởng, đánh giá cao… của cá nhân, tổ chức về cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND các huyện, tỉnh Cao Bằng nói riêng và với chính quyền nói chung.

Mặc dù vậy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được nghiên cứu điều chỉnh, đổi mới để cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính phát huy hiệu quả cao hơn nữa, đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước trong giai đoạn mới.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 92 - 95)