Về điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 58 - 59)

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, là vùng cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất có độ cao trung bình trên 200m, diện tích tự nhiên 6.707,86 km2, dân số khoảng 513.108 người, với 8 dân tộc chủ yếu là: Tày, Nùng, Dao, Mông, Việt, Hoa, Sán chỉ và Lô lô; có 12 đơn vị hành chính huyện gồm: huyện là Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình, Phục Hoà, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh và Trùng Khánh; nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn, Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333 Km. Cao Bằng có ba cửa khẩu chính là: Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang; nhiều cửa khẩu phụ và cặp chợ biên giới tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và du lịch phát triển.

- Tiềm năng phát triển công nghiệp: Thiên nhiên ưu đãi cho Cao Bằng nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú: có hơn 150 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản như: quặng Sắt, quặng Mangan, quặng Thiếc, Vàng...có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Cao Bằng còn có hệ thống sông suối gồm sông Bằng, sông Hiến, sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Gâm có độ dốc lớn, có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện tổng công suất 300 - 400 MW.

- Tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp: Tổng diện tích đất tự nhiên 670.785,56 ha (trong đó: đất nông, lâm nghiệp là 629.671,22 ha), thổ nhưỡng phong phú và khí hậu đa dạng, đặc biệt có đỉnh núi Phja Oắc cao 1.931 m và khu vực Phja Đén, huyện Nguyên Bình quanh năm mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho việc trồng

nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như: các loại rau, hoa, cây ăn quả ôn đới..., có thể phát triển thành các vùng sản xuất hàng hoá nông - lâm sản tập trung.

- Lợi thế về thương mại: Cao Bằng là một tỉnh có đường biên giới khá dài

với Trung Quốc, có khá nhiều cửa khẩu và cặp chợ biên giới tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển.

- Tiềm năng về phát triển du lịch: Cao Bằng có nhiều khu di tích lịch sử như Khu di tích Pác Bó nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt dấu chân đầu tiên sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam; Khu di tích Kim Đồng là nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh); Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam); Khu di tích lịch sử chiến thắng Đông Khê nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo trận đánh Đồn Đông Khê, mở màn cho thắng lợi của chiến dịch Biên giới năm 1950... Cao Bằng có nhiều danh lam, thắng cảnh như: Thác Bản Giốc được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng, đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Hồ Thăng Hen gồm 36 hồ đẹp trên đỉnh núi cao, cách mặt biển hàng nghìn mét và động Ngườm Ngao, đỉnh núi Phja Oắc cao 1.931 m...

- Là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc anh em, Cao Bằng tự hào với truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc và bề dày lịch sử trải qua hơn 510 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)