Vai trò của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 29 - 35)

huyện.

1.1.4.1. Nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ công của chính quyền cấp huyện. Dịch vụ công là một khái niệm động gắn với vai trò và chức năng của Nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ như: Giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, chiếu sáng công cộng, giao thông công cộng…Trong lĩnh vực hành chính nhà nước, các hoạt động cấp phép, đăng ký, công chứng, chứng thực…đã và đang được thừa nhận như một loại hình dịch vụ công, giữ một vai trò quan trọng, thể hiện trực tiếp nhất vai trò phục vụ của Nhà nước đối với các tổ chức, người dân. Phạm vi dịch vụ hành chính công bao gồm các hoạt động thực thi các chính sách, pháp luật nói chung và việc đảm bảo các quyền và nghĩa vụ có tính pháp lý của các tổ chức và công dân như cấp các loại giấy phép, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ tich, hộ khẩu, xác nhận, công chứng, chứng thực, bổ trợ tư pháp, thu thuế, xử lý và xử phạt hành chính, kiểm tra, thanh tra, giám sát hành chính…Cùng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách về kinh tế, trong giai đoạn vừa qua Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phân định, tách bạch rõ giữa quản lý hành chính nhà nước với hoạt động cung ứng dịch vụ công. Các văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 77/2015/QH13: Luật tổ chức chính quyền địa

phương và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật 76/2015/QH13: Luật Tổ chức Chính phủ, và các văn bản hướng dẫn thi hành) đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc quản lý, cung cấp dịch vụ công và xem đó là một trong những chức năng chủ yếu của bộ máy hành chính nhà nước.

Chính quyền cấp huyện là một cấp chính quyền địa phương, thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên địa bàn hành chính và địa giới hành chính nhất định. Chính quyền cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quản lý phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giải quyết các công việc của tổ chức và công dân trên địa bàn hành chính do huyện quản lý. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và giải quyết công việc đó có những vấn đề nóng, nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân như đất đai, tài nguyên môi trường, giải phòng mặt bằng, chính sách xã hội…Vì vậy, chức năng cung ứng dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức cần được chú trọng và thực hiện tốt. Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện trong việc quản lý, tổ chức cung ứng các dịch vụ công và giải quyết công việc cho tổ chức, công dân. Để tổ chức thực hiện tốt chức năng của mình, nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện. Trong đó, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân hiện nay đang phát huy nhiều ưu điểm, đạt được những thành công và cơ bản đem lại sự hài lòng cho cá nhân, tổ chức khi tiếp súc và có những giao dịch có tính quy trình, thủ tục với cơ quan công quyền.

1.1.4.2. Tạo điều kiện hạn chế thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, chồng chéo, thiếu thống nhất.

Trước những yêu cầu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, hệ thống thể chế hành chính Nhà nước, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức các cấp, kỷ cương hành chính còn bộc lộ nhiều hạn chế, gây trở ngại và phiền hà cho cá nhân, tổ chức. Vì vậy, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm đơn giản hóa việc giải quyết các thủ tục hành chính cho cá

nhân, tổ chức là yêu cầu cần thiết. Đáp ứng hiệu quả các yêu cầu chính đáng của cá nhân, tổ chức, đồng thời nâng cao năng lực giải quyết công việc và trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân huyện.

Sự cần thiết của cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được chính thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước ở các cấp khẳng định. Nó đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của hoạt động quản lý nhà nước trước những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương cũng như đem lại thuận lợi, lợi ích thiết thực cho cá nhân và tổ chức.

1.1.4.3. Đóng góp quan trọng vào quá trình cải cách thủ tục hành chính nhằm hướng tới xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010”. Với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 đặt ra nhiệm vụ “Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân” [61], đồng thời xác định rõ “Mở rộng thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi quy trình, thủ tục, trình tự, phí, lệ phí, lịch công tác, thời gian giải quyết hồ sơ… tại trụ sở làm việc” [61].

Tổng kết thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ, báo cáo tổng kết của Bộ Nội vụ đã nhấn mạnh:

Sau mười năm, cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên tất cả các nội dung, thực hiện được nhiều công việc, từng bước đi vào chiều sâu, đã tạo ra

những chuyển biến đáng ghi nhận của nền hành chính. Cải cách hành chính đã được xác định là một trong 3 giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội (2001-2010). Chương trình tổng thể với mục tiêu và giải pháp thực hiện cải cách hành chính là đúng đắn, có cơ sở, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta. Đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương là: Phải tự thay đổi, tự cải cách để theo kịp, phục vụ sự phát triển và hội nhập của đất nước. Kết quả cải cách hành chính đã thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế; dân chủ hoá đời sống xã hội; hội nhập quốc tế; củng cố và duy trì ổn định chính trị; phòng chống tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí [13].

Đối với cải cách thủ tục hành chính nói riêng, báo cáo cũng chỉ rõ: Thủ tục hành chính, nhất là thủ tục trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt, theo hướng công khai, minh bạch tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Một loạt các biện pháp, như: thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân, công chứng, chứng thực… đã tạo đà cho những chuyển động sâu sắc trong cả hệ thống công vụ [13].

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước; đã hình thành kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Mặt khác, cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã điều chỉnh mối quan hệ giữa người dân và công chức, tạo cơ chế giám sát, quản lý của người dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo với cán bộ, công chức thuộc quyền, giảm bớt phiền hà, tiêu cực, thể hiện rõ bản chất và mục tiêu của công tác cải cách thủ tục hành chính [13].

Trên cơ sở những kết quả đạt được giai đoạn 2001-2010, để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước, Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ ban hành bằng Nghị quyết số 30c/NQ- CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ. Một trong các mục tiêu trong giai đoạn này

của Chương trình là “Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước” [18]. Trong đó một số nhiệm vụ của cải cách thủ tục hành chính được nêu rõ là phải: “Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp” [18]; “Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn” [18]; “Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính” [18]…

Báo cáo sơ kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 của Bộ Nội vụ đã đánh giá và chỉ rõ những kết quả đạt được trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông như sau:

Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được đẩy mạnh triển khai tại các địa phương với nhiều cách làm mới, tạo sự chuyển biến tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ngày 22/6/2007. Đến nay trên phạm vi cả nước đã có 10.960/11.164 (đạt tỷ lệ 98,2%) số đơn vị hành chính cấp xã, 704/713 (đạt tỷ lệ 98,7%) số đơn vị hành chính cấp huyện và 1.114/1.204 (đạt tỷ lệ 92,5%) số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đã triển

khai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Có 343/713 (đạt tỷ lệ 48,1%) số quận, huyện, thị xã, thành phố tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai mô hình một cửa liên thông hiện đại cấp huyện. Các cơ quan ngành dọc tại địa phương như: Công an, Thuế, Kho bạc, Hải quan, Bảo hiểm xã hội... cũng tích cực triển khai cơ chế một cửa và thực hiện liên thông với các cơ quan hành chính của địa phương trong thực hiện liên thông một số thủ tục hành chính. Đã chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật một cửa ASEAN đối với một số lĩnh vực. Một số địa phương (Quảng Ninh, Bình Dương, Đà Nẵng...) đang thí điểm tổ chức các Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung để giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tập trung [14].

Như vậy, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông không phải là một hoạt động độc lập mà nó phải là một nội dung được tiến hành trong khuôn khổ của cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách hành chính nhà nước nói chung. Do đó, trong quá trình thực hiện phải bám sát những yêu cầu, đòi hỏi mà công cuộc cải cách hành chính nhà nước đang đặt ra hướng tới việc xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

1.1.4.4. Đóng góp vào việc đổi mới quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân và tổ chức theo hướng chuyển từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ, cung cấp dịch vụ.

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cùng với sự hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Việc đổi mới vai trò, chức năng của nhà nước cần phải được coi là một trong những ưu tiên quan trọng trong chiến lược cải cách, đổi mới của mỗi quốc gia nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững và vì con người. Trong đó vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong việc phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân và cộng đồng, đảm bảo sự công bằng, ổn định xã hội ngày càng được đề cao và trở thành một chức năng quan trọng của bộ máy Nhà nước. Cùng với đó nền hành chính nhà nước không còn là một nền hành chính cai trị mà chuyển dần sang nền

hành chính phục vụ thực hiện cung cấp dịch vụ công. Nền hành chính có tính “cai trị”, quan liêu, xa rời dân…thiên về áp đặt quyền lực lên đời sống xã hội đã không còn phù hợp và thay vào đó là nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm và mục tiêu phục vụ. Nhà nước mới phải ngày càng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chính đáng của người dân, đưa người dân và cơ quan công quyền ngày càng gần nhau hơn, tạo dựng niềm tin ngày càng cao hơn của người dân với Nhà nước.

Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, về kinh tế luôn kiên định thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế. Các kết quả đạt được đã đưa đất nước lên một tầm cao mới, vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế ngày càng được nâng cao. Đi cùng với đó Việt Nam đã và đang tiến hành đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước để đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội về mọi mặt từ thực tiễn đặt ra và định hướng cho quá trình phát triển đất nước trong thời đại mới. Các nội dung của cải cách hành chính hướng vào xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại hóa, dân chủ, trong sạch, vững mạnh, phục vụ tốt hơn các nhu cầu cơ bản, thiết yếu và đảm bảo các quyền, nghĩa vụ, lợi ích cơ bản của người dân. Trong đó, chính quyền cấp huyện có liên quan nhiều nhất và trực tiếp nhất đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân do thực hiện tổ chức, quản lý toàn diện về mọi mặt đời sống xã hội trong một phạm vi địa lý nhất định và địa giới hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)