Giải pháp và đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông UBND huyện tỉnh Cao Bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 106 - 111)

cửa, một cửa liên thông UBND huyện tỉnh Cao Bằng.

3.2.1. Giải pháp.

3.2.1.1. Tăng cương sự lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm vào cuộc của tập thể lãnh đạo huyện trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cấp huyện.

Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan công quyền, đây là một trong những đột phá của cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông sẽ thay đổi cơ bản trong cách thức giải quyết công việc cho tổ chức, người dân và hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng như mối quan hệ giữa người dân và chính quyền. Thay đổi phương thức quản lý hành chính nhà nước cũ bằng một hình thức mới trong đó mấu chốt vấn đề là phải công khai, minh bạch, chính xác và thuận tiện, tức là cơ quan công quyền phải chuyển đổi từ vị thế cai trị sang chức năng phục vụ xã hội. Việc này sẽ tác động nhiều đến lợi ích của một bộ phận cán bộ, công chức vẫn theo thói quen làm việc cũ, cửa quyền, sách nhiễu gây phiền hà cho người dân để đạt được các lợi ích không minh bạch mà họ luôn nhầm tưởng đó là quyền lợi, lợi ích của mình, từ đó sẽ tìm cách gây khó khăn cho sự đổi mới, và kéo lùi sự thay đổi đó. Bên cạnh đó tổ chức bộ máy cũng có sự thay đổi nhất định sẽ tác động đến tâm tư, nguyện vọng và một số quyền lợi chính đáng của công chức khi được điều chuyển đến bộ phận một cửa. Mặt khác, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất…Tất cả những vấn đề trên đây muốn thực hiện một cách thành công sẽ không hề đơn giản, chúng đòi hỏi cần có sự lãnh đạo với quyết tâm cao, chỉ đạo thực hiện quyết liệt của tập thể lãnh đạo cấp huyện bao gồm cả Huyện ủy, HĐND, UBND. Thực tiễn cho thấy ở đâu có sự quyết tâm cao trong lãnh đạo thực hiện và sự vào cuộc của tập thể lãnh đạo thì ở địa phương ấy cơ chế một cửa, một cửa liên thông sẽ được triển khai thành công đem lại sự thuận lợi, hài lòng cho nhân dân. Tạo dựng được niềm tin của người dân vào chính quyền, đồng thời là cơ sở để xây dựng kinh tế xã hội phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, nâng cao đời sống người dân.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Công chức là người trực tiếp thực thi công vụ và tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý, điều hành, giải quyết công việc của chính quyền. Đội ngũ tham mưu, giúp việc có tinh nhuệ, chuyên nghiệp thì công việc mới được thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, chất lượng của đội ngũ công chức làm việc tại bộ phận

một cửa và các phòng ban chuyên môn có liên quan cần phải được quan tâm để nâng cao. Cần đưa vào bộ phận một cửa những công chức được lựa chọn kỹ, nghiêm túc. Đó phải là những công chức có chuyên môn tốt, có kỹ năng trong thực thi công vụ như kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, thông thạo tin học, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và giải quyết tình huống. Các công chức này phải là những người có tâm huyết, dám thay đổi, chấp nhận sự đổi mới, nhiệt tình, trách nhiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có tinh thần cầu thị trong thực thi công vụ. Thực tiễn tại tỉnh Cao Bằng cho thấy huyện nào quan tâm tuyển chọn, lựa chọn được đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại bộ phận một cửa tốt thì tại đấy cơ chế một phát huy được tốt hiệu quả hoạt động, đem đến sự hài lòng của người dân, tổ chức; mối quan hệ giữa chính quyền và người dân hài hòa, thân thiện, giảm và không có các khiếu kiện, khiếu nại của người dân đối với hoạt động quản lý của nhà nước, của chính quyền. Chính qua những cán bộ, công chức thực thi công việc tốt mà người dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vị thế chính quyền từ đó được nâng cao, an ninh ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

3.2.1.3. Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng tương xứng, nhất là cơ sở cơ sở vật chất phục cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Để triển khai thành công cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện bên cạnh sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo và vào cuộc của tập thể lãnh đạo cấp huyện, sự chuyên nghiệp của đội ngũ công chức thực thi công vụ tại bộ phận một cửa, cũng như các phòng ban chuyên môn có liên quan, một yêu cầu quan trọng không thể thiếu đó là sự đầu tư trang bị cơ sở vật chất hạ tầng của bộ phận một cửa. Thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện có thể nói bộ phận một cửa sẽ trở thành “bộ mặt” của huyện. Mọi giao dịch, tiếp xúc của người dân và chính quyền phần lớn được diễn ra ở đây. Những đánh giá, kiến nghị, ghi nhận… của người dân về hoạt động của chính quyền về cơ bản được hình thành từ hiệu quả hoạt động bộ phận một cửa. Chính vì vậy, bộ phận một cửa cần phải được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, có không gian đủ rộng và tách biệt

nhưng không xa trụ sở của UBND huyện. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho người dân đến giải quyết công việc với chính quyền huyện và đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của chính quyền. Bên cạnh đầu tư xây dựng trụ sở, việc đầu tư trang thiết bị làm việc hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin sâu, rộng (phần cứng, phần mềm, hệ thống giám sát…), trang bị trang thiết bị phục vụ người dân (bàn ghế, điều hòa nhiệt độ, hệ thống tra cứu thông tin, xếp hàng tự động…) cũng rất cần thiết, đây là yếu tố quan trọng giúp cho công chức xử lý công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, người dân được hưởng dịch vụ tốt hơn, thuận lợi hơn khi đến giải quyết công việc tại bộ phận một cửa. Thực tiễn ở Cao Bằng cho thấy huyện nào có sự đầu tư về cơ sở vật chất tốt thì hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa được đánh giá rất cao, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh hơn, chất lượng giải quyết tốt hơn, tinh thần, thái độ phục vụ của công chức cũng được nâng lên, người dân khi có những giao dịch với chính quyền có nhiều thuận lợi hơn. Sự hài lòng, tin tưởng của người dân, tổ chức đối với chính quyền được nâng lên rõ rệt.

3.2.1.4. Học tập kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ với các địa phương trong

nước.

Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cấp huyện, đặc biệt là công chức trực tiếp thực thi công vụ tại bộ phận một cửa được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thường xuyên với những địa phương, mô hình tốt là điều cần thiết góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình một của cấp huyện. Thực tế hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện nay tuy triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương nhưng số lượng, loại thủ tục hành chính được giải quyết tại bộ phận một cửa ở các huyện có sự khác nhau. Bên cạnh đó khó khăn, vướng mắc cũng như thuận lợi và kinh nghiệm xử lý vấn đề phát sinh từ thực tiễn mỗi địa phương lại có những cách và phương pháp làm hiệu quả khác nhau. Chính vì vậy sự trao đổi, chia sẻ học tập kinh nghiệm lẫn nhau về hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông là rất cần thiết và hữu dụng. Thông qua trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo và công chức các huyện có cơ hội tiếp cận, chia sẻ những bài học kinh nghiệm tốt, phương pháp làm hay để từ đó có thể vận dụng, áp dụng vào địa phương mình một

cách linh hoạt và hiệu quả đem lại kết quả cao nhất. Thực tiễn cho thấy khi có sự trao đổi chia sẻ của cán bộ, công chức các huyện với nhau về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì số lượng các thủ tục hành chính giải quyết tại bộ phận một cửa ở các huyện ngày càng được tăng lên và loại thủ tục hành chính được niêm yết giải quyết tại bộ phận một cửa cũng tương đồng nhau. Trong tương lai việc làm này được thực hiện thường xuyên và khi có cơ chế cho phép thì việc thực hiện liên thông ngang giữa các huyện trong giải quyết một số loại thủ tục hành chính sẽ rất thuận lợi và hiệu quả.

3.2.1.5. Tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm việc tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông.

Bên cạnh việc lựa chọn, tuyển chọn đội ngũ công chức làm việc tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông và các phòng ban chuyên môn có trình độ năng lực tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, tận tụy… thì công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ về mọi mặt cho các đối tượng này phải được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi của phương pháp quản lý, cách thức, phương pháp làm việc cũng như những yêu cầu ngày càng cao từ phía người dân, tổ chức đòi hỏi công chức thực thi công vụ luôn luôn phải cập nhật, nâng tầm và trau dồi, đổi mới mình mới có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao. Các nội dung tập huấn không chỉ tập trung vào cập nhật các nội dung mới trong hoạt động chuyên môn mà còn phải tập trung vào bồi dưỡng các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp trong giải quyết các công việc chung, phương pháp, kỹ năng sử dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào thực thi công vụ… trong đó ứng dụng công nghệ thông tin là một ví dụ điển hình. Khi những công việc này được quan tâm thực hiện thường xuyên, nghiêm túc thì công chức thực thi công vụ tại bộ phận một cửa sẽ có điều kiện để tiếp cận với cách làm chuyên nghiệp để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. Từ đó chất lượng hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện sẽ được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)