Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động cửa cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 37)

cửa liên thông.

cửa liên thông.

1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả.

Hiệu quả hiểu một cách tổng quát là sự so sánh giữa các chi phí đầu vào với giá trị của các đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra – đầu vào. Hiệu quả phản ánh giá trị của các kết quả cao hơn giá trị của các nguồn lực đã chi dùng.

Theo cuốn “Một số thuật ngữ hành chính” [34], hiệu quả quản lý hành chính nhà nước là sự so sánh, đối chiếu các kết quả đạt được với toàn bộ các nguồn lực đã sử dụng, nhằm đánh giá kết quả đạt được với chi phí thấp nhất.

Theo Từ điển hành chính do tác giả Tô Tử Hạ chủ biên, [2003, tr.29] hiệu quả là kết quả cuối cùng mà hoạt động mang lại trên cơ sở tính mối tương quan giữa chi phí và cái thu lại được (đầu vào và đầu ra). Cái thu được (đầu ra) càng nhiều trong khi chi phí (đầu vào) càng ít thì hiệu quả càng cao.

Trên cơ sở tham khảo các định nghĩa trên, có thể quan niệm hiệu quả chính là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí các nguồn lực nhằm đạt được kết quả đó. Có thể khái quát bằng công thức sau:

Hiệu quả = Kết quả - Chi phí

Khi xét đến yếu tố “hiệu quả”, những khía cạnh sau đây cần phải được xem xét, đề cập:

- Đạt kết quả tối đa với mức độ chi phí nguồn lực nhất định.

- Đạt kết quả nhất định (theo kế hoạch đã đề ra) với mức độ chi phí các nguồn lực tối thiểu càng ít càng tốt.

- Ngoài ra, khi xem xét hiệu quả quản lý nhà nước cần tính đến không chỉ

về hiệu quả kinh tế mà còn phải tính đến hiệu quả xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)