Xuất, kiến nghị với Trung ương và các cấp chính quyền địa phương tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 111 - 116)

phương tỉnh Cao Bằng

3.2.2.1. Tiếp tục đổi mới tư duy: Cần tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác quản lý hành chính nhà nước, trong đó mấu chốt là chuyển mạnh hơn nữa tư duy quản lý nhà nước từ chức năng cai trị là chính sang phục vụ xã hội. Đẩy mạnh hơn nữa xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật, theo đó người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà luật pháp quy định. Làm tốt điều này sẽ hạn chế và tránh được việc các cơ quan quản lý, cán bộ công chức tùy tiện đặt ra các yêu cầu trái pháp luật đối với người dân, tổ chức trong mối quan hệ với nhà nước.

3.2.2.2. Tiếp tục rà soát thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục bất hợp lý, không còn phù hợp, chồng chéo, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính… coi đây là những công việc bắt buộc và phải được thực hiện thường xuyên. Thực hiện nghiên túc các giai đoạn tiếp theo Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.

3.2.2.3. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành, chính quyền

các cấp trong đó cần đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy từ Trung ương đến cơ sở theo hướng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, phân cấp hợp lý, khoa học, rõ ràng giữa các cấp chính quyền từ đó sẽ tránh được sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, giảm bớt đầu mối quản lý đối với một việc, qua đó giảm bớt các thủ tục hành chính chồng chéo, không cần thiết.

3.2.2.4. Bố trí ngân sách đảm bảo cho công tác cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng. Trong đó cần ưu tiên ngân sách cho công tác hiện đại hóa bộ phận một cửa và đào tạo, tập huấn thường xuyên cho cán bộ, công chức thực thi công vụ tại bộ phận một cửa cấp huyện.

3.2.2.5. Cần có sự quan tâm, vào cuộc thường xuyên và quyết liệt của các

hiện…đối với công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng. Thực tiễn ở Cao Bằng cho thấy mô hình một cửa cấp huyện chỉ có thể hoạt động tốt, hiệu quả, bền vững khi có sự quan tâm vào cuộc thường xuyên của cả hệ thống chính trị nói chung, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng và chính quyền nói riêng.

3.2.2.6. Quan tâm, xây dựng chế độ chính sách thích hợp về lương, thưởng,

phụ cấp, trang phục, cơ hội được học tập, đào tạo nâng cao trình độ, quy hoạch, bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo…đối với công chức làm việc tại bộ phận một cửa từ đó khuyến khích họ gắn bó với công việc, hạn chế những hành vi tiêu cực, tham nhũng, cửa quyền…

3.2.2.7. Tích cực tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ công chức về cải cách hành chính nhà nước nói chung, về lợi ích thiết thực từ việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng. Làm sâu sắc nhận thức về các mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước và trong đó cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một phần trong những mục tiêu đó. Nhận thức của người dân về cải cách hành chính được nâng lên sẽ giúp họ có những đóng góp, đồng tình cũng như giám sát, phản biện xã hội tốt hơn góp phần thực hiện thành công trong công cuộc CCHC mà Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâm thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Cải cách, thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn vừa qua đạt được nhiều kết quả quan trọng. Về cơ bản đã giải quyết tốt, hiệu quả mối quan hệ hành chính giữa Nhà nước với cá nhân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy vậy, trước đòi hỏi và áp lực ngày càng cao của quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đặc biệt là vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội; sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đến gần với các yêu cầu về xây dựng Chính phủ kiến tạo…đòi hỏi cần phải tiếp tục đẩy nhanh, mạnh hơn nữa công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Trong đó cải cách thủ tục hành chính là khâu quan trong và then chốt.

Chương 3 của Luận văn đề cấp, xác định, đưa ra yêu cầu nhiệm vụ và phương hướng cũng như các đề xuất kiến nghị với cấp có thẩm quyền nhằm thực hiện hiệu quả hơn, bền vững các kết quả đạt được trong triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện của Chính quyền địa phương.

Trước các yêu cầu, nhiệm vụ và phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động cửa cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện trong giải quyết thủ tục hành chính, cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, thống nhất. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính để quản lý xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chính quyền. Góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển đất nước.

KẾT LUẬN

Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và triển khai thực hiện đầu tiên trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách hành chính nhà nước nói chung. Tại tỉnh Cao Bằng, Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh luôn xác định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện là yêu cầu bắt buộc, cần thiết, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo ra những chuyển biến, thay đổi căn bản, tích cực trong phương thức làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước tại chính quyền các cấp, thông qua đó góp phần đổi mới cơ bản mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước địa phương với cá nhân, tổ chức theo hướng phục vụ và cung cấp dịch vụ công.

Luận văn là công trình nghiên cứu đầy đủ các mặt về cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện, tỉnh Cao Bằng sau hơn 16 năm triển khai thực. Tác giả đã cố gắng đánh giá khách quan, toàn diện những khó khăn, thách thức và nêu lên các bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương. Nhận diện tác động, cơ hội và yêu cầu cần phải tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng tại các cấp chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề đòi hỏi của thực tiễn đang đặt ra hiện nay nhằm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện tại tỉnh Cao Bằng, đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính trong tình hình mới.

Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu về cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các huyện, tỉnh Cao Bằng mà đề tài đạt được mới chỉ là bước đầu. Thực tiễn đã chỉ ra, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện là một vấn đề lớn và phức tạp, có những dòi hỏi thay đổi nhanh. Do vậy, vấn đề này rất cần tiếp tục có những khảo sát, nghiên cứu đánh giá, tổng kết thực tiễn ở một phạm vi rộng

lớn hơn nhằm hoàn thiện hệ thống cả về lý luận và thực tiễn trong cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện, góp phần thực hiện thành công trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước mà Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâm thực hiện./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 111 - 116)