Tình hình kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 59 - 63)

- Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tập trung khai thác những tiềm

năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Kinh tế phát triển với nhịp độ tăng trưởng 12,8%/năm; GDP bình quân đầu người gần đạt 700 USD; cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp (công nghiệp - xây dựng chiếm 24,65%; thương mại - dịch vụ chiếm 40,83%; nông - lâm nghiệp chiếm 34,52%). Tạo được sự khởi sắc trong phát triển công nghiệp; hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập

trung, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; tốc độ tăng thu ngân sách đạt khá cao (20,2%/năm); thu hút đầu tư đạt được kết quả tốt, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản, thuỷ điện, trồng rừng và chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng... Hệ thống đường giao thông nông thôn, mương thuỷ lợi, trường học được mở rộng, nâng cao chất lượng, phát triển đến vùng sâu, vùng xa, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá, xã hội tiếp tục có bước chuyển biến tiến bộ. Trình độ dân trí được nâng lên, điều kiện chăm sóc sức khỏe được tốt hơn; đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao; quốc phòng - an ninh tiếp tục được củng cố và giữ vững, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc đúng tiến độ; quan hệ đối ngoại được tăng cường và mở rộng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Mặc dù Cao Bằng là tỉnh có khá nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển

kinh tế, nhưng đến nay Cao Bằng vẫn còn là một tỉnh nghèo và có nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế như: GDP bình quân đầu người còn thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước; là tỉnh cách rất xa các trung tâm kinh tế lớn trong nước và không nằm trong vùng ảnh hưởng của hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội; điều kiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, chỉ có một loại hình giao thông duy nhất là đường bộ còn rất yếu kém vì vậy giao thương giữa Cao Bằng với Trung Quốc, với Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh, thành trong cả nước và ngay trong nội bộ tỉnh còn rất khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng cao còn khó khăn, đặc biệt là giao thông nông thôn (ô tô chưa đi được 4 mùa), vùng cao thiếu nước sinh hoạt; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh luôn xác định và ưu tiên phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực cụ thể được coi là thành phần kinh tế chủ đạo có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: ngành nông - lâm nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối

điện; xây dựng; bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; các hoạt động quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội. Đến năm 2017, trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của các thành phần kinh tế mũi nhọn thì nhóm ngành dịch vụ, giá trị sản xuất hàng hoá cao nhất 2.258 tỷ đồng chiếm 40,83% giá trị GDP, cơ cấu lao động chiếm 13%; nhóm ngành Nông - lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất ra nhiều hàng hoá có giá trị lớn thứ 2: 1.909 tỷ đồng, chiếm 34,52% giá trị GDP, cơ cấu lao động chiếm 80,4% tổng số lực lượng lao động toàn tỉnh; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng giá trị sản xuất hàng hoá 1.363 tỷ đồng chiếm 24,65% giá trị GDP, cơ cấu lao động chiếm 6,6%. Tuy nhiên riêng ngành xây dựng lại có giá trị sản xuất hàng hóa rất cao: 856,54 tỷ đồng, chiếm gần 63% giá trị ngành Công nghiệp - Xây dựng và chiếm 15,5% GDP toàn tỉnh, trong khi đó cơ cấu lao động chỉ chiếm 2,36%.

- Phát triển các nhóm ngành kinh tế:

+ Về nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng tăng, trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Diện mạo khu vực nông thôn thay đổi đáng kể; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, an ninh lương thực từng bước được đảm bảo, bình quân lương thực đầu người đạt 470 kg.

+ Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển dịch phù hợp theo từng vùng; gắn xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung với chế biến, xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ. Chủ trương đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính từng bước được thực hiện có hiệu quả, trên cơ sở đẩy mạnh trồng cỏ làm thức ăn gia súc, cải tạo giống và cơ cấu đàn, làm cho tổng đàn phát triển nhanh. Tốc độ tăng đàn bình quân hàng năm đạt trên 4%; giá trị của ngành chăn nuôi chiếm trên 30% giá trị sản xuất nông nghiệp.

+ Tập trung phát huy thế mạnh về đất rừng, tạo thu nhập từ rừng và những

có hiệu quả Dự án bảo vệ và phát triển rừng (Trồng rừng mới 2.792 ha, bảo vệ 21.590 khoanh nuôi phục hồi 25.061 ha). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 67%.

+ Nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá đã được coi trọng, đầu

tư và phát triển mạnh ở những nơi có điều kiện.

+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển nhất định, bước đầu đã khai thác được thế mạnh của tỉnh như thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, nông lâm sản; có sự đột phá về tăng trưởng giá trị kinh tế.

+ Triển khai đồng bộ công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển về thủy điện, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản; nhiều dự án đầu tư đã đi vào hoạt động và đang được triển khai thực hiện; đã có 20 nhà máy thuỷ điện được đầu tư và cấp giấy phép đầu tư với tổng công suất trên 120 MW.

+ Đã hoàn thành quy hoạch và tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Khu công nghiệp Đề Thám. Thành lập và hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp Tà Lùng và thực hiện quy hoạch một số cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.

+ Các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng cả về số lượng, quy mô và hiệu quả

sản xuất kinh doanh, toàn tỉnh có 1.839 cơ sở công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2017 (theo giá thực tế) đạt 2.803 tỷ đồng (giá hiện hành).

+ Kết cấu hạ tầng được đầu tư lớn, nhất là hạ tầng thiết yếu, trên cơ sở năng động, sáng tạo trong huy động, lồng ghép sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới đã thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị đem lại hiệu quả thiết thực.

+ Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn (2010-2015) tăng đáng kể, đạt trên 18.929 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm trên 46,7%; còn lại do nhân dân, doanh nghiệp tự đầu tư và vốn khác.

+ Về thương mại dịch vụ đã có sự phát triển mạnh cả ở nông thôn và thành

được sức mua và trao đổi hàng hoá ở nông thôn. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015 đạt 4.957 tỷ đồng, tăng trên 03 lần so với năm 2010; xuất khẩu của các doanh nghiệp địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét, mặc dù giá trị xuất khẩu không cao song đã có mức tăng trưởng khá, năm 2017 đạt 297,80 triệu USD tăng 14,4 lần so với năm 2010.

+ Tài chính - tín dụng tăng trưởng khá, thu ngân sách trên địa bàn tăng mạnh. Mạng lưới các tổ chức tín dụng được mở rộng, hoạt động dịch vụ của các ngân hàng thương mại phát triển đa dạng và ổn định, tăng trưởng tín dụng bình quân 28%/năm; nợ xấu giảm từ 39% xuống còn dưới 5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)