Yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện tỉnh Cao Bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 95 - 103)

một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện tỉnh Cao Bằng.

3.1.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện tỉnh Cao Bằng. cửa liên thông tại UBND huyện tỉnh Cao Bằng.

Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND các huyện tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua đã góp phần đáp ứng tốt các yêu cầu chính đáng của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính với chính quyền cấp huyện. Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Mặc dù vậy, việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông vẫn còn có những hạn chế, vướng mắc, khó khăn và thách thức cần được tiếp tục củng cố và hoàn thiện để cơ chế này phát triển bền vững. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của cơ chế đó có thể kể ra như sau:

Thứ nhất: Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam trong đó có tỉnh Cao Bằng là một nhân tố luôn tác động vào tiến trình phát triển của đất nước trên mọi phương diện.

Xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng và Nhà nước ta kiên định thực hiện và phấn đấu. Sau hơn 30 năm đổi mới về cơ bản, nền kinh tế của nước ta đang chuyển mạnh sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Kết quả của quá trình này đã và đang đem lại những thay đổi quan trọng không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đất nước. Trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước đạt mức tương đối cao và ổn định trong nhiều năm. Đời sống người dân ngày một nâng cao, an sinh xã hội

ngày càng được quan tâm nhiều hơn, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.

Về đối ngoại, Việt Nam ngày càng chủ động hội nhập sâu rộng vào thế giới. Sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tham gia có trách nhiệm vào nhiều diễn đàn quan trọng góp phần đem đến môi trường hòa bình, ổn định trên toàn thế giới. Thông qua đó vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng quan trọng và tăng cao.

Tuy nhiên, trên toàn quốc cũng như ở từng địa phương, trong đó có tỉnh Cao Bằng vẫn còn những hạn chế trong việc xử lý vấn đề sở hữu, quản lý, phân phối. Việc mở rộng các yếu tố thị trường và phát triển các loại thị trường còn thiếu đồng bộ và chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Những khuyết tật thị trường ngày càng bộc lộ rõ nét như tình trạng độc quyền, cạnh tranh thiếu lành mạnh, gian lận thượng mại, trốn lậu thuế, khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng ngày càng kéo rộng, tệ nạn tham nhũng ngày càng tinh vi khó lường và có mức độ ngày càng cao… Chính những điều đó đã và đang đặt ra yêu cầu cho công cuộc cải cách hành chính ngày càng phải mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng hơn, trong đó đòi hỏi các quy định, thủ tục hành chính phải thống nhất, thông thoáng, rõ ràng, đơn giản, công khai, minh bạch để có thể hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Khi chuyển đổi và phát triển kinh tế thị thường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền hành chính cũng phải chuyển đổi sang mô hình hành chính phục vụ, cung cấp dịch vụ công. Khi đó những quy định mang tính chất mệnh lệnh sẽ không còn phù hợp và phải thay vào đó các quy định mang tính chất phục vụ và cung cấp dịch vụ công tốt nhất cho nhân dân. Nó cắt nghĩa vì sao việc cải cách thể chế, trong đó yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính luôn luôn là yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế thị trường.

Ngoài ra, không thể không nhấn mạnh rằng, hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia vào nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA), diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC),… Điều đó có nghĩa là xét trên bình diện kinh tế, Việt Nam đang tích cực hội nhập sâu rộng vào

các thể chế kinh tế quốc tế, tiến hành đa phương hóa, đa dạng hóa, tạo ra những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có được khi tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới, thì Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức khi phải cam kết thực hiện những quy định mang tính chất ràng buộc của tác tổ chức và diễn đàn kinh tế đó. Bên cạnh những nội dung thuộc lĩnh vực kinh tế, Việt Nam phải cam kết xóa bỏ những quy định mang tính chất mệnh lệnh hành chính có ảnh hướng đến kinh tế thị trường, điều chỉnh hệ thống pháp luật một cách hài hòa để đảm bảo thực hiện những cam kết của Việt Nam với thế giới, với hệ thống Luật pháp thế giới, đồng thời phải giữ vững và kiên định đường lối phát triển của đất nước. Phải thực hiện quá trình công khai hóa, lấy ý kiến đóng góp, phản biện của xã hội, của nhân dân trong quá trình xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý kinh tế nói riêng và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội nói chung…Tất cả những điều đó đang đặt ra đòi hỏi phải có những cải cách mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về thể chế hành chính nói chung và hệ thống thủ tục hành chính nói riêng, nhằm tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia các loại hình kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh.

Điều này khẳng định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng và phát triển bền vững cơ chế này trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức là yêu cầu nội tại của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đã lựa chọn. Đó cũng là điều kiện để chúng ta thực hiện các cam kết quốc tế một cách chủ động, có trách nhiệm và hiệu quả khi tham gia vào tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới.

Thứ hai: Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là mục tiêu phấn đấu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Mục tiêu này đã được khẳng định trong nhiều Văn kiện, Nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội và trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011). Yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền là quản lý xã hội bằng pháp luật. Điều đó khẳng định các cơ quan nhà nước phải hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật, người dân phải chấp hành, thực thi pháp luật một cách toàn diện. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là phương thức tốt nhất hiện nay để cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân. Ngoài những quy định của pháp luật, cán bộ, công chức sẽ không được đặt ra các yêu cầu, điều kiện bổ sung nào khác vào các quy định của pháp luật được đưa vào quy chế cụ thể. Người dân có quyền chủ động và thuận lợi trong chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật theo các hướng dẫn công khai tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Như vậy, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một trong những kết quả bước đầu quan trọng trong việc thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước. Đó cũng là điều đang tác động vào nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính hiện rất được quan tâm của xã hội.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ ban hành và đang được triển khai đặt ra 06 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có công tác cải cách thủ tục hành chính. Một số kết quả đầu ra của nhiệm vụ này được nêu lên là: Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ

quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;

Sơ kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2015 của Chính phủ, nhìn lại giai đoạn vừa qua, công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã bước đầu đem lại nhiều thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương theo đó ngày càng được công khai, minh bạch, tạo niềm tin cho nhân dân. Qua việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhận thức của đại bộ phận cán bộ, công chức đã có những thay đổi, chuyển biến quan trọng về yêu cầu chuyển từ nền hành chính cai trị, mệnh lệnh sang nền hành chính phụ vụ, thân thiện. Mặc dù vậy, mục tiêu cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Các thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc vẫn còn nhiều, nhiều lĩnh vực hành chính được thực hiện giải quyết các thủ tục thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông những vẫn còn chậm và chưa thực sự đáp ứng được sự mong đợi của người dân đặc biệt là các lĩnh vực nhạy cảm như quản lý đất đai, cấp phép xây dựng…được thực hiện tại bộ phận một cửa cấp huyện. Chính vì vậy, yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt, hiệu quả hơn nữa cơ chế một cửa, một cửa liên thông vẫn là một đòi hỏi cấp thiết đối với nền hành chính nhà nước và công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay. Đặc biệt từ năm 2016 đến nay Chính phủ đang quyết tâm xây dựng thành công Chính phủ kiến tạo.

Như thế, có thể thấy yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đặt ra trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới còn rất lớn. Những yêu cầu này đều bắt nguồn từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước hiện nay và đặt trong

bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Chúng sẽ tác động mạnh mẽ vào việc triển khai các cơ chế cần thiết để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ vụ đặt ra. Với yêu cầu đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn những yêu cầu về giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức luôn là việc làm cần thiết. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện hiệu quả không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động làm ăn, sinh sống, phát triển kinh tế cho người dân mà còn góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng và hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính nói chung.

Thứ ba: Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, quá trình dân chủ hóa xã hội ngày càng được chú trọng cũng sẽ tác động mạnh vào cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 có ghi: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [34]. Như vậy, quyền làm chủ Nhà nước của Nhân dân đã được hiến định trong Hiến pháp và được cụ thể hóa bằng các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khác của nhà nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, quyền làm chủ của người dân ngày càng được đảm bảo theo hướng người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Với yêu cầu đó, trong bối cảnh hiện nay và những đổi mới, phát triển mới tiếp theo của đất nước, hoạt động của nền hành chính nhà nước ta phải tạo điều kiện ngày càng phát huy tối đa quyền dân chủ của người dân, đảm bảo để người dân được làm chủ xã hội và đầy đủ quyền dân chủ, được sinh sống, được phát triển kinh tế, được tiếp cận các dịch vụ xã hội…trong môi trường ổn định và thuận lợi.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, người dân được tiếp cận và

giao lưu với các nền văn hóa của các nước, được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn thông tin và các sản phẩm văn hóa, xã hội trên toàn thế giới một cách thuận lợi và đa dạng hơn. Chính vì vậy, trình độ nhận thức chung của người dân ngày càng được nâng cao đáng kể. Sự trưởng thành về nhận thức chính trị nói riêng và nhận thức xã hội nói chung đã thúc đẩy người dân ngày càng không chấp nhận thủ tục hành chính mệnh lệnh, phi lý, gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở người dân phát triển kinh tế, sinh sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội…bình thường trong khuôn khổ được pháp luật cho phép. Trước những yêu cầu đó việc đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nói chung, cải cách thể chế và cơ chế giải quyết các thủ tục hành chính nói riêng cho cá nhân, tổ chức cần phải được tăng cường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục và mở rộng dân chủ…Cần nhận thức đúng đắn, cải cách thủ tục hành chính là nhằm tăng cường và phát huy dân chủ. Đây là mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)