- Thứ nhất, quy mô cải cách thủ tục hành chính, tức là nội dung cải cách nếu so với Việt Nam thì ở mức độ khiêm tốn. Điều đó được lý giải từ chính bản thân hệ thống hành chính các nước đã tương đối hợp lý, trong quá trình phát triển chỉ phát sinh một số vấn đề cần thay đổi, cải cách và do đó được tập trung nghiên cứu để thực hiện cải cách.
- Thứ hai, một khi đã lựa chọn, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cải cách, thì đều có chương trình được Chính phủ thông qua để triển khai. Như vậy, cải cách được xác định ở tầm Chính phủ. Chính phủ cam kết cải cách thông qua các nghị quyết, chương trình của Chính phủ.
- Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính của các nước đều đặt trọng tâm vào con người. Người dân được xác định là khách hàng của cơ quan hành chính. Đây là sự chuyển biến to lớn về nhận thức, về thái độ của công chức đối với người dân trong giải quyết công việc của dân theo quy định của pháp luật.
- Thứ tư, cần xác định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một hình thức quản lý theo kết quả đầu ra. Người dân và tổ chức quan tâm đến kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan với chính quyền như thế nào chứ không nhất thiết quan tâm đến nội bộ các hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.
- Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến là yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện hữu hiện nay.
Tiểu kết Chương 1
Thực hiện thủ thục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là một yêu cầu tất yếu trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách hành chính nói chung của Việt Nam. Chương 1, Luận văn đã tập trung nghiên cứu thủ tục thục hành chính, bản chất, yếu tố tác động…, quá trình hình thành, phát triển cơ chê một cửa một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính taoij Việt Nam cũng như kinh nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới.
Thực hiện thành công mô hình một cửa, một cửa liên thông đã làm đổi căn bản quan hệ hành chính giữa Nhà nước và cá nhân, tổ chức theo hướng Nhà nước chuyển dần sang phục vụ và cung cấp dịch vụ. Từ đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và khuyến khích cho hoạt động khởi nghiệp…Tại địa phương, quan hệ hành chính giữa cá nhân, tổ chức đối với những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, cơ bản, thuộc nhiều lĩnh vực… được thực hiện tại chính quyền cấp huyện. Do vậy, cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện về cơ bản đã giải quyết được khá đầy đủ quan hệ hành chính giữa cá nhân, tổ chức với chính quyền địa phương. Quá trình thực hiện luôn được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo sát sao bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở thực hiện. Mặc dù vậy, yêu cầu từ thực tiễn phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay đặt ra thách thức lớn hơn trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về mọi mặt. Đồng thời cũng phải tạo lập được môi trường kinh doanh năng động, bình đẳng để tập hợp các nguồn lực xây dựng, phát triển đất nước. Do đó, cải cách hành chính luôn phải đi song hành và cải cách thủ tục hành chính là một trong những yêu cầu rất quan trọng vì thông qua đó sẽ định hình trực tiếp mối quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân, tổ chức. Chính vì thế, thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đặc biệt là tại cấp huyện cần được nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện thường xuyên để phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn.
Chương 2