Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện tỉnh Cao Bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 103 - 106)

một cửa liên thông tại UBND huyện tỉnh Cao Bằng.

Thứ nhất: Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiện cho người dân, tổ chức.

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện tỉnh Cao Bằng, trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều thủ tục hành chính đã từng bước được đơn gian, được rà soát và loại bỏ những thủ tục không còn phù hợp, chồng chéo gây phiền hà, cản trở đến việc giải quyết các công việc của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày trên đây, việc cải cách thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và tổ chức vẫn còn chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn, còn gặp khó khăn và lúng túng. Công tác chỉ đạo công bố, hướng dẫn các thủ tục mới cho người dân, tổ chức để thực hiện và giám sát việc chấp hành của các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thực thi công vụ còn chưa thường xuyên, kịp thời. Tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, quan liêu, gây phiền hà…đã có những thay đổi tích cực nhưng vẫn còn. Xuất phát từ vấn đề đó, để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện theo hướng phát triển bền vững, tăng số lượng các lĩnh vực hành chính giải quyết thủ tục theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông…rất cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Trong đó cải cách thủ tục hành chính phải tiếp tục và kiên trì theo hướng đơn giản thuận tiện cho người dân và tổ chức. Để đạt

được mục tiêu đó thực tế đang đòi hỏi tỉnh Cao Bằng cần tiếp tục làm tốt các công việc sau đây:

- Tiếp tục rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, không còn phù hợp, xóa bỏ những quy định không cần thiết gây khó khăn cho người dân và tổ chức. Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện và cơ hội cho người dân có điều kiện làm ăn và sinh sống thuận lợi.

- Trong quá trình giải quyết công việc hành chính của cơ quan nhà nước cho người dân, tổ chức phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, nhanh gọn. Cơ quan hành chính cấp huyện khi giải quyết công việc của người dân và tổ chức phải niêm yết công khai đầy đủ, chi tiết quy trình, thủ tục, phí, lệ phí, thời gian giải quyết, lịch công tác tại trụ sở làm việc, tiếp dân.

- Xây dựng và triển khai đồng bộ cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ công chức trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công việc của người dân và tổ chức. Có hình thức khen thưởng cũng như xử lý kịp thời và nghiêm minh những người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, gây phiền hà cho người dân trong quá trình thực thi công vụ.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện đồng bộ các nội dung: mô hình tổ chức; phương thức thực hiện cơ chế một của, Quy chế phối hợp trong tổ chức và hoạt động; nâng cao năng lực cán bộ công chức và tăng cường điều kiện cơ sở vật chất của bộ phận một cửa, một cửa liên thông để nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân và tổ chức.

Về mô hình tổ chức, phương thức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cần xác định rõ mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông phù hợp với chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị trong đó nội hàm của nó là mật độ dân cư, trình độ phát triển của kinh tế xã hội, đặc điểm vùng miền, năng lực, trình độ cán bộ, công chức…là một việc làm rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế.

Phải bố trí đủ công chức có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức thực hiện tại bộ phận một cửa. Trong đó ưu tiên lựa chọn những cán bộ trẻ, năng động và có cơ chế sử dụng lâu dài đối với các đối tượng này, quan tâm, chăm lo mọi mặt cho đội ngũ công chức thực thi công vụ tại bộ phận một cửa là rất cần thiết. Việc xác định mô hình, phương thức thực hiện là điều kiện cần thiết, tuy nhiên nếu con người thực hiện không đáp ứng được yêu cầu thì không thể thực hiện thành công được công việc này chứ chưa nói đến việc nâng cao chất lượng hiệu quả. Quan tâm đến con người phải được coi là điều kiện không thể thiếu để thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện.

Thứ ba: Tiếp tục đầu tư trang bị cơ sở vật chất của bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất không phải là điều kiện mang tính chất quyết định, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả của cơ chế này việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất cần phải được quan tâm một cách đúng mức. Cơ sở vật chất hiện đại sẽ tạo điều kiện cho cán bộ công chức làm việc hiệu quả hơn, nó không những tác động đến tinh thần thái độ làm việc của công chức mà còn tác động đến tinh thần thái độ hợp tác của người dân khi đến giải quyết công việc tại bộ phận một cửa.

Trong điều kiện của mình mỗi địa phương có sự quan tâm khác nhau đến các điều kiện trên đây ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cần phải có sự quan tâm đồng bộ cả ba yếu tố trên thì mới có thể nâng cao chất lượng hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện. Thiếu hoặc sự quan tâm không tương xứng đến đến các yếu tố trên đây sẽ làm cho cơ chế một cửa, một cửa liên thông thực hiện thất bại hoặc kém hiệu quả.

Thứ tư, cần có những cách làm thiết thực để nâng cao vai trò và ý thức trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức thực thi công vụ và người dân trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Để một tổ chức hoạt động hiệu quả thì vai trò lãnh đạo của bộ máy quản lý là rất quan trọng. Đối với chính quyền cấp huyện thì vai trò đó là của đội ngũ lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND. Nâng cao hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một trong những yêu cầu quan trọng là nâng cao vai trò và ý thức trách

nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện trong công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Một thực tế đang diễn ra hiện nay là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện có sự biến động do luân chuyển trong nhiệm kỳ và vẫn còn tồn tại tư duy nhiệm kỳ trong quản lý và điều hành công việc. Thực trạng đó đã tác động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bộ phận một cửa khi đây là “điểm tiếp cận” quan trọng, cơ bản trong mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân. Nếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngại thay đổi, không nêu cao tinh thần trách nhiệm, không đề cao các giải pháp và quyết tâm thực hiện cải cách hành chính, luôn tồn tại tư duy nhiệm kỳ thì hoạt động của bộ phận một cửa sẽ trở thành hình thức và không hiệu quả. Nâng cao vai trò và ý thức trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cần phải được quán triệt thường xuyên, liên tục, có sự kế tiếp, tránh tư tuy nhiệm kỳ. Để làm được điều đó cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm, sâu sát chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá của cán bộ lãnh đạo. Tăng cường vai trò, trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chống tác phong quan liêu, duy ý trí, cửa quyền… Xây dựng quy chế làm việc công khai, rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể, khoa học để kịp thời giải quyết các công việc quản lý nhà nước trên địa bàn.

Đối với công chức, viên chức thực thi công vụ tại bộ phận một cửa và tại các phòng ban chuyên môn của huyện cần quan tâm chú trọng việc nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, phong cách làm việc theo hướng phục vụ dân. Công chức làm việc tại bộ phận một cửa cần phải được rèn luyện, bồi dưỡng để có tư cách đạo đức tốt, năng động, nhiệt tình, tận tụy với công việc, có thái độ vui vẻ, niềm nở khi tiếp dân, có tinh thần trách nhiệm và tinh thân cầu thị và có hiểu biết nghiệp vụ cần thiết để giải quyết các công việc cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh cao bằng (Trang 103 - 106)