5. Kết cấu đề tài
1.6 Vai trò của ngành công nghiệp Chế Biến Đồ Gỗ Xuất Khẩu
Đuợc đánh giá là một trong các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn nhất, nó không chỉ đóng vai trò trụ cột quan trọng của Việt Nam ở thời điểm hiện tại và sẽ vẫn giữ vai trò này trong tương lai, được xếp vào nhóm những ngành hàng có chỉ số tiềm năng xuất khẩu cao.
Ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu phát triển giúp tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho công nhân đặc biệt là người lao động sống chung quanh các khu công nghiệp chuyên ngành chế biến đồ gỗ. Giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội góp phần rất lớn cho việc giải quyết vấn mạng của nhà nước. Cùng với ngành chế biến gỗ đi sau đó là một hệ thống các ngành hỗ trợ cũng sẽ được có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu mang về cho doanh nghiệp cả ngân sách nhà nước nguồn thu ngọai tệ đáng kể. Người tiêu dùng có cơ hội sử dụng các lọai mặt hàng từ nhiều nhà sản xuất trong nước với giá cả phù hợp với thu nhập của họ.
1.7 Quy mô và năng lực sản xuất của ngành
Sức cạnh tranh kém, số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân chế biến gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, hiện còn thiếu nhiều kỹ năng, trong đó chưa biết hoặc chưa được đào tạo về khả năng tận dụng thời gian thao tác, đứng máy, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu gỗ.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước đã và đang bị cắt giảm như : hỗ trợ tín dụng đầu tư, thưởng kim ngạch xuất khẩu, các chính sách trợ cước, trợ giá… Trong khi đó, rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), yêu cầu chứng chỉ nguồn gốc nguyên liệu gỗ… buộc các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thích nghi. Chứng nhận FSC đang trở thành áp lực từ phía người tiêu dùng tại các thị trường có trách nhiệm cao về xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng.
Chưa xây dựng được thương hiệu “Gỗ Việt”. Khoảng hơn 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian và còn bị động, phụ thuộc vào các kênh phân phối này. Thị trường trong nước chưa được quan tâm, khai thác, hiện được đánh giá là không nhiều tiềm năng cho công nghiệp chế biến gỗ nhưng thực tế cho thấy, mức sống của người dân Việt Nam đang được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ chất lượng cao cũng dần gia tăng. Hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm gỗ của Đài Loan, Trung Quốc và một số nước EU xâm nhập thị trường Việt Nam với chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Marketing là một công việc quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng to lớn đến chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhờ có các hoạt động Marketing các nhà sản xuất sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu, thị hiếu và nguyện vọng của người tiêu dùng từ đó làm căn cứ để hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Trong chương 1, tác giả đã trình bày các lý thuyết cơ bản về Marketing – mix, tập trung vào 4P, bao gồm: chính sách sản phẩm (Product), chính sách giá cả (Price), chính sách phân phối (Place) và chính sách chiêu thị (Promotion). Hệ thống các ma trận IFE, EFE, SWOT, QSPM để phân tích điểm mạnh - điểm yếu và cơ hội – nguy cơ mà doanh nghiệp phải đối diện trong hoạt động Marketing
Trên cơ sở lý luận về marketing ở chương 1, là nền tảng để tác giả phân tích thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU ĐỒNG NAI