- Công nghệ đã được cải tiến nhưng vẫn chưa theo kịp những công ty có quy mô lớn hơn, ch
2.4.1.3 Sản xuất – Marketing:
Với tiêu chí “chất lượng hàng đầu, giá cả phải chăng” cho nên quy trình sản xuất của công ty CBHXK Việt Nam luôn áp dụng theo đúng quy trình và tuân theo tiêu chuẩn hệ thống công ty.
Hoạt động marketing mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới rất khó khăn và chưa được quan tâm thỏa đáng.
2.4.1.4 Nghiên cứu và phát triển
Mọi công ty đều coi trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển, nó là một hoạt động đem lại những thành công cho các công ty đi đúng hướng. Xí nghiệp Chế Biến Hàng Xuất khẩu Đồng Nai chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì vậy hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa được ban giám đốc coi trọng, xí nghiệp chưa có phòng nghiên cứu và phát triển, chi phí cho nghiên cứu và phát triển còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu và phát triển gồm nghiên cứu sản phẩm dựa trên ý tưởng và yêu cầu từ khách hàng (tiếp nhận thông tin từ bộ phận kinh doanh), ưu điểm là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên do bị động về ý tưởng và sản phẩm nên đây là điểm yếu của bộ phân nghiên cứu và phát triển, trong tương lai cần chủ động sáng tạo hơn trong ý tưởng, riêng bộ phận thiết kế vẫn chưa được công ty đầu tư đào tạo nên chưa có mẫu mã thiết kế, bộ
phận nghiên cứu và phát triển hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu từ khách hàng, trong tương lai công ty cần ưu tiên phát triển cho bộ phận này để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.4.1.5 Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin của công ty gồm: thông tin nội bộ, thông tin từ bên ngoài tiếp nhận
- Vấn đề truyền tải thông tin nội bộ được thực hiện thông qua các văn bản hay được thông báo từ ban lãnh đạo công ty tới nhân viên qua các trưởng phòng ban. Thông tin phản ánh từ nhân viên tới ban lãnh đạo, được các tổ trưởng hay các trưởng phòng tiếp nhận và phản hồi lại cho ban lãnh đạo công ty. Mỗi bộ phận đều có trách nhiệm với việc truyền tải, tiếp nhận và phản hồi các thông tin có liên quan tới mình.
- Thông tin bên ngoài được công ty ghi nhận bằng các văn bản, quy định của các cơ quan ban ngành có liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty, từ cơ quan thông tin báo đài… Từ việc đưa ra phân tích các tác động môi trường bên trong của công ty, tác giả cùng với ý kiến của các chuyên gia xây dựng nên ma trận đánh giá các yếu tố bên trong cho công ty CP CBHXK Đồng Nai.
2.4.2 Các yếu tố bên ngoài
2.4.2.1 Môi trường vĩ mô
Yếu tố chính trị - pháp luật
Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định, các quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước được thống nhất và nhất quán, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Yếu tố chính trị góp phần không nhỏ đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định của hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách của một quốc gia có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung. Ngành Gỗ Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Và đặc biệt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu
Âu (VEFTA) được ký kết, thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ sang châu Âu sẽ được đẩy mạnh.
- Việt Nam tham gia APEC từ 1998, thông qua APEC, Việt Nam có cơ hội xúc tiến và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với các đối tác trong khu vực, có điều kiện tranh thủ những lợi ích thiết thực từ các hoạt động hợp tác chung trong khuôn khổ diễn đàn, đồng thời có thể mở rộng quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nền kinh tế thành viên. Mặt khác APEC cũng là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số vốn ODA lớn nhất trong tất cả các nước và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế viện trợ phát triển cho Việt Nam. Hạ tầng cơ sở của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn này.
- Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những thành tựu đạt được cho thấy, việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giới hiện nay. Gia nhập WTO là cơ hội lớn và là sự lựa chọn đúng đắn đối với Việt Nam đồng thời mang lại lợi ích lớn cho đất nước: phát triển mạnh mẽ thương mại, tăng cường thu hút FDI, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước và xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh.
- Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu đã vươn lên đứng thứ 5 trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản, sẽ là một trong những ngành xuất khẩu trọng điểm trong những năm tới. Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta luôn được sự quan tâm, khuyến khích từ phía Chính phủ. Điều này được thể hiện thông qua các chính sách của Chính phủ dưới đây:
+ Quỹ hỗ trợ phát triển, một tổ chức nhà nước được thành lập nhằm cho vay, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án xuất khẩu trong đó có các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất,chế biến mặt hàng gỗ xuất khẩu.
+ Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ, hàng đồ gỗ cao cấp làm từ nhóm gỗ 1A trở lên, đã được chế biến hoàn chỉnh vẫn được xuất khẩu. Sản phẩm này khi xuất khẩu chỉ cần kê khai với Hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại, không cần xuất trình nguồn gốc gỗ. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ phải được thực hiện tại cơ sở sản xuất (đầu nguyên liệu vào xưởng). Đó là nội dung nêu tại công văn số 4719/VPCP-NN ngày 22/08/2007 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Hiệp hội gỗ và Lân sản Việt Nam. Cũng tại Công văn này, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, rà soát trình Chính phủ điều chỉnh các nội dung chính sách xuất khẩu lâm sản chưa phù hợp để tạo điều kiện quản lý thông thoáng cho các hoạt động xuất, nhập khẩu gỗ và các lâm sản khác, nhằm khuyến khích sản xuất phát triển mạnh mẽ. Đây là văn bản ra sau hướng dẫn tại Thông tư số 32/2006/TT-BNN ngày 08/05/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định 12/2006/NĐ-CP là “ sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm 1A quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ngày 30/03/2006” thuộc diện cấm xuất khẩu(nguồn :www.vinanet.vn) +Văn bản số 11270/BTC-CST,ra ngày 23/09/2008 của Bộ Tài chính “Về việc thuế xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu”. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuế đối với mặt hàng gỗ ván sàn và một số mặt hàng khác là 10%.Việc đánh thuế xuất khẩu 10% ngay sau khi văn bản được ban hành mà không cần lộ trình cho doanh nghiệp thưc hiện đã làm nhiều doanh nghiệp không kịp xoay sở vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm,không thể thương thảo lại được nữa.
Yếu tố tự nhiên
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm, thích hợp cho việc trồng và phát triển rừng nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Trong những năm qua, mặc dù các ngành ,các cấp đã có nhiều nỗ lực trong việc trồng rừng, đã thực hiện chương trình “5 triệu ha rừng trồng” và bảo vệ rừng nên diện tích rừng trồng ngày càng được gia tăng, diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng gỗ khai thác vẫn chưa đủ đáp ứng cho sản xuất và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9,9 triệu ha và 2,26 triệu ha rừng trồng. Nếu như năm 1990, Việt Nam khai thác bình quân 1,8 triệu m3
gỗ mỗi năm thì đến năm 2000, để đảm bảo môi trường sinh thái, việc khai thác gỗ đã hạn chế sản lượng còn 200.000 – 300.000 m3/năm và giảm tiếp trong những năm tới. Diện tích rừng sản xuất có khả năng cung cấp cho chế biến gỗ chỉ còn khoảng 5 triệu ha, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm khoảng 1 triệu m3. Nguồn nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất chế biến của toàn ngành gỗ ở Việt Nam.
Yếu tố khoa học công nghệ
Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam càng có nhiều cơ hội để tiếp cận nhiều công nghệ mới. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ phát triển nhanh nên máy móc sản xuất chế biến gỗ được đầu tư mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc….Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước có tên tuổi (Công ty Savimex,Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành,Tập đoàn Tiến Timper…) đều sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại, còn lại đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác (công ty chế biến lâm sản Long Bình Tân, công ty cổ phần Bình Thắng, công ty TNHH Saigon Furniture … công ty CP CBHXK Đồng Nai ) có tốc độ đổi mới máy móc, công nghệ và trang thiết bị cho sản xuất diễn ra chậm, đầu tư máy móc chưa đồng đều, mức đầu tư còn thấp, đầu tư chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt mà chỉ đầu tư theo đơn hàng.
2.4.2.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô chính là các tổ chức và cá nhân khác có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định Marketing của Công ty CP CBHXK Đồng Nai. Các lực lượng này bao gồm:
Khách hàng
Khách hàng của công ty đa số là bạn hàng lâu năm, vì thế hoạt động sản xuất của công ty lệ thuộc quá nhiều vào đơn đặt hàng của khách, họ luôn gây sức ép đối với công ty như : giá cả, mẫu mã, đưa ra những lý do về chất lượng, an toàn lao động để trì hoãn không thanh toán tiền hàng hoặc yêu cầu giao hàng sớm…. Doanh thu xuất khẩu của công ty phụ thuộc vào các khách hàng này cũng như công ty chưa tổ chức được kênh phân phối rộng khắp. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và các nước,
sẽ tạo cơ hội cho công ty tìm kiếm và phát triển nhiều thị trường mới trên thế giới. Như vậy, để duy trì được khách hàng, công ty cần phải tổ chức nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ thị trường để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và người tiêu dùng cần.
Trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới hiện nay thì sự tự do thương mại giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng trở nên quyết liệt hơn, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước tham gia vào ngành với nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã… tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn và khách hàng cũng trở nên khắc khe hơn trong việc chọn mua sản phẩm. Vì vậy, áp lực từ khách hàng đối với công ty là rất lớn.
Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công ty, họ yêu cầu sản phẩm phải có giá bán thấp hơn; dịch vụ tốt hơn; chất lượng cao hơn hoặc yêu cầu công ty phải đạt được tất cả những yêu cầu trên. Chính vì thế để tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh đồng thời có thể giữ được những khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới sử dụng sản phẩm của công ty mình thì yêu cầu gánh cho công ty là phải thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thường xuyên thực hiện cải tiến liên tục về chất lượng và cung cấp dịch vụ tiện ích nhiều hơn sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Mỗi lĩnh vực ngành nghề khác nhau khách hàng sẽ đòi hỏi những sản phẩm khác nhau, những cách thỏa mãn nhu cầu khác nhau, và nếu có nhiều công ty cùng cung cấp sản phẩm cho một đối tượng khách hàng thì điều này sẽ tạo cơ hội cho khách hàng có thể có những yêu cầu cao hơn. Chính họ là người điều khiển cạnh tranh thông qua quyết định mua hàng của mình.
Người tiêu dùng hiện nay không chỉ chú trọng đến chất lượng, mà lớn nhất là sức khỏe của họ, quan tâm đến những sản phẩm mang tính bảo vệ môi trường, sự tiện dụng, có thể dễ dàng phân hủy hay tái sử dụng, tái chế được hay không và trách nhiệm sử dụng nó sao cho an toàn cho bản thân mình và những người xung quanh.
Đũa tre xuất khẩu: Đài Loan là thị trường độc quyền cầu về sản phẩm này, do đó giá cả bị chi phối bởi các nhà nhập khẩu, nguồn cung cấp chủ yếu cho thị trường này là Việt Nam, Trung Quốc, Myanma. Trước đây Malaysia và Indonesia cũng sản xuất đũa bán cho Đài Loan nhưng dần bị sức ép cạnh tranh về giá với Việt Nam
và Trung Quốc nên họ đã bỏ thị trường này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây những nước này đã quay trở lại làm cho sức cạnh tranh trên thị trường này càng gay gắt
Hiện nay Trung Quốc và các nước Đông Nam Á là đối thủ cạnh tranh chính. Tuy nhiên qua kinh nghiệm học được từ những lần tham gia hội chợ và với hoạt động marketing tốt, công ty đã giữ được khách hàng của mình và ngày càng mở rộng thị trường ở những nhóm nước có mức giá cao như: Nhật Bản và Tây Âu….
Nhà cung cấp
Các doanh nghiệp cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau, như vật tư, thiết bị, lao động và tài chính
Công ty CP CBHXK Đồng Nai luôn coi các nhà cung ứng là đối tác chiến lược lâu dài, là người bạn đồng hành của mình. Công ty luôn xác định nguyên tắc xây dựng mối quan hệ với các đối tác dựa trên nền tảng tin tưởng, tôn trọng, cùng hỗ trợ và chia sẻ thuận lợi lẫn khó khăn.
Những năm gần đây áp lực chi phí đầu vào ngày càng tăng dẫn đến giá nguyên vật liệu chính tăng. Mặt khác chi phí nhiên liệu cũng tăng nên cước phí vận chuyển
Vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiệp ngành sản xuất đồ gỗ là nguồn nguyên liệu. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề phát triển và tự chủ nguồn nguyên liệu gỗ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Công ty đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới ổn định hơn để thay thế những nhà cung cấp cũ không đạt yêu cầu, ký các hợp đồng cung cấp dài hạn đối với các nhà cung cấp có năng lực ổn định để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí sản xuất