5. Kết cấu đề tài
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần CBHXK Đồng Nai
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai
Tên giao dịch: Dongnai Export Processing Company
Địa chỉ: Đường 2, khu công nghiệp Biên Hoà I – TP.Biên Hòa - Đồng Nai
Điện thoại: 061.383669 – Fax: 061.3836696
Mã số thuế: 3600676821
Vốn điều lệ: 6.300.000.000 VND.
Website: www.dongnai.com.vn
Email: depe@ hcm.vnn.vn
Việc sử dụng và bố trí các phân xưởng
Bảng 2.1: Diện tích các phân xưởng
STT Diễn giải Diện tích (m2) Cơ cấu (%)
1 Văn phòng – Kho bãi 690 7 2 Phân xưởng đũa 1700 17 3 Phân xưởng mộc 5300 54 4 Phân xưởng nguyên liệu 2140 22
Tổng Cộng 9830 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai là công ty chuyên sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ từ rừng trồng, rừng tự nhiên, và sản phẩm đũa ăn từ cây tre, lồ ô, luồng. Các sản phẩm của công ty bao gồm: đũa đóng gói, hàng mộc gia dụng (bàn, ghế, kệ, thớt,…), chủ yếu để xuất khẩu. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Úc, Na Uy, Thụy Điển, Nhật, Singapore…
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai được thành lập ngày 14/12/1983 do UBND Tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 2160/QĐ – UBT có tên gọi ban đầu là “ Xí nghiệp Bao Bì Đóng Gói Xúât Khẩu Đồng Nai”, trực thuộc Công ty Liên Hiệp Xuất Khẩu Đồng Nai, là đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng tại Ngân hàng… nhiệm vụ của Công ty là sản xuất và gia công các mặt hàng xuất khẩu như: sản xuất ván sàn, bao bì gỗ, pallet, gia công sơ chế đóng gói các mặt hàng nông sản để xuất khẩu.
Năm 1989, do nhu cầu mở rộng thị trường và sự đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm, hoạt động của xí nghiệp không còn bó hẹp ở khâu gia công và sản xuất bao bì mà tập trung vào các khâu sản xuất hàng hóa chất lựơng cao, số lựơng lớn và mẫu mã ngày càng đa dạng… Để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và đáp ứng yêu cầu của thị trừơng, Xí nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời Xí nghiệp cũng đã đựơc UBND Tỉnh Đồng Nai ký quyết định số 2634/QĐ – UBT ngày 1/12/1989 đổi tên “ Xí nghiệp Bao Bì Đóng Gói Xúât Khẩu Đồng Nai” thành “ Xí nghiệp Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai” với ngành nghề kinh doanh chính là khai thác, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, gỗ tự nhiên và cây Lồ Ô, Tre, Luồng.
Đầu năm 1996, theo quyết định của UBND Tỉnh Đồng Nai, Xí nghiệp chuyển đổi vị trí sản xuất kinh doanh từ khu căn cứ Long Bình thuộc phường Tam Hoà – TP Biên Hòa đến Khu công nghiệp Biên Hòa I thuộc phường An Bình – TP Biên Hòa. Sự thay đổi này đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp như: diện tích bị thu hẹp gây khó khăn cho việc lắp đặt máy móc thiết bị tại các nhà xưởng sản xuất, qui trình sản xuất bị gián đoạn, thiếu vốn xây dựng cơ bản…
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động của Xí nghiệp, nhưng nhờ sự đoàn kết, sự nỗ lực cố gắng của toàn xí nghiệp thì hoạt động sản xuất cũng dần ổn định.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, sự đòi hỏi tất yếu phải đưa Xí nghiệp ngày càng đi lên, tháng 6/2004 Xí nghiệp đã được Nhà nước cho phép cổ phần hoá và đổi tên là “Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai”. Trong giai đoạn này Công ty đã từng bước khẳng định mình trên trường quốc tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Đặc biệt công ty đã có thêm nhiều
thị trường mới, tuyển thêm nhiều cán bộ có năng lực cũng như những lao động có trình độ tay nghề cao.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng:
Công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai đựơc thành lập với chức năng là sản xuất kinh doanh các mặt hàng làm từ gỗ như: đũa tre, bàn ghế, kệ, tủ, thớt… để xuất khẩu.
Nhiệm vụ:
Phải hoàn thành tốt các chỉ tiêu đựơc giao về năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm… Phải giữ uy tín trên thương trường, tạo mối quan hệ làm ăn tốt với các đối tác trong và ngoài nước.
Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách quản lý kế toán, tài chính của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Điều hành quản lý cán bộ công nhân viên và người lao động theo đúng chính sách của Nhà nước, tổ chức giáo dục chính trị, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, chăm lo đời sống vất chất và tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động trong Công ty.
Quyền hạn:
- Được vay vốn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước. - Được đàm phán ký kết các hợp đồng kinh doanh theo đúng ngành nghề đã được đăng ký với các thành phần kinh tế trong nước cũng như các đối tác nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
- Được tham dự các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Được đặt các đại diện chi nhánh ở trong và ngoài nước.
BAN GIÁM ĐỐC
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng hành chính)
Nhận xét:
Ta nhận thấy rằng mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức riêng để phân chia công việc, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân.
Theo sơ đồ của công ty các thông tin quản lý được truyền đạt một cách thống nhất, xuyên suốt trực tiếp từ cấp quản trị cao nhất đến cấp thừa hành nhằm đảm bảo việc quản trị được thực hiện một cách chặt chẽ tránh chồng chéo trong công tác điều hành công ty.
2.2 Phân tích tình hinh kinh doanh của Công ty CP CBHXK Đồng Nai 2.2.1 Năng lực kinh doanh 2.2.1 Năng lực kinh doanh
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam phát triển rất mạnh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, điều này mang đến cho công ty nhiều điều kiện thuân lợi cho sự phát triển cũng như để lại không ít những khó khăn, thách thức. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng đều qua các năm.
P. KINH DOANH P. KẾ TOÁN PHÒNG TC - HC
PHÂN XƯỞNG ĐŨA PHÂN XƯỞNG MỘC
CÔNG NHÂN SX CÔNG NHÂN SX
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: VNĐ 2016 2017 2018 Doanh thu 49,731,654,352 53,222,427,569 56,470,795,518 Lợi nhuận 18,639,424,051 20,239,325,927 21,878,186,941
Tỷ suất lợi nhuận/ do- anh thu (%)
37.48 38 38.74
(Nguồn: Bộ phận Tài chính)
(Nguồn: Bộ phận tài chính của công ty)
Nhận xét: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm,dẫn đến lợi nhuận trước và sau thuế cũng tăng qua các năm.
Bảng 2.2 Doanh thu xuất khẩu giai đoạn 2016-2018
ĐVT: USD Mặt hàng Năm 2016 2017 2018 Đũa tre 327,899.14 268,310.95 96,375.68 Hàng mộc 993,851.44 1,328,129.47 1,965,397.81 Tổng cộng 1,261,750.58 1,596,440.42 2,061,773.49
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
0 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 2016 2017 2018 49,731,654,352 53,222,427,569 56,470,795,518 18,639,424,051 20,239,325,927 21,878,186,941 Chart Title
Doanh thu Lợi nhuận
Qua bảng trên ta thấy:
- Đối với mặt hàng đũa tre kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh qua các năm, do trong thời gian này giá nguyên liệu sản xuất mặt hàng này tăng cao, đồng thời công ty tập trung chủ yếu sản xuất mặt hàng mộc với giá trị xuất khẩu cao hơn.
2.3 Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty CP Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai. 2.3.1 Nghiên cứu thị trường và lựa chon thị trường mục tiêu
2.3.1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường
Nếu hoạt động nghiên cứu thị trường được thực hiện tốt sẽ giúp công ty mở rộng thị phần, gia tăng doanh số bán hàng và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Mọi hoạt động maketing tại công ty CP Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai trước đây đều do rút kinh nghiệm từ những năm trước, thiếu chuyên nghiệp và còn mang tính chủ quan. Những thông tin thị trường công ty có được phần lớn là do thu thập từ sách báo, tạp chí kinh tế, các wedsite…
Mặt khác, do bộ phận Marketing mới và còn yếu, việc nghiên cứu thị trường cần phòng kinh doanh và phòng kế hoạch hỗ trợ nên các công tác marketing chỉ được thực hiện một cách qua loa, sơ sài do nhân lực chưa đủ chuyên nghiệp và kinh nghiệm, không có sự phân công chặt chẽ và kinh phí dành cho hoạt động marketing quá thấp nên chưa thể phát huy được hiệu quả.
Đa số khách hàng của công ty là khách hàng quen, hợp tác lâu năm nên họ tự tìm đến hoặc do những khách hàng, đối tác của công ty giới thiệu, khách hàng đến từ hoạt động Marketing còn hạn chế. Do đó, công tác tìm kiếm thông tin về khách hàng cũng chưa được quan tâm nên công ty ít khi có thêm được nhiều khách hàng mới. Hiểu được điều đó, công ty CP CBHXK Đồng Nai đã tiến hành đầu tư vào hoạt động Marketing để mở rộng thị trường trong nước, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới.
2.3.1.2 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
- Sản phẩm đũa tre của công ty là sản phẩm chỉ sử dụng một lần. Phân khúc thị trường của sản phẩm này là những người Hoa có mức thu nhập trung bình trở lên và các quán ăn, nhà hàng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Đài Loan với số lượng lớn và ổn định. Từ Đài Loan sản phẩm còn được phân phối sang Hong Kong, Singapore… một số quốc gia có người Hoa sinh sống.
- Mặt hàng mộc chủ yếu là các loại bàn ghế, đồ gia dụng hiện rất được ưa chuộng tại các nước Châu Âu. Trước đây do chưa đầu tư nhiều vào khâu tiếp thị và công nghệ chế biến nên
công ty chỉ bán hàng ở các nước Châu Á như Đài Loan, Thái Lan…với chất lượng không cao và giá rẻ. Nhưng đến nay, do cải tiến công nghệ, chất lượng sản phẩm đã ngày càng tăng, đồng thời việc tiếp thị mở rộng thị trường cũng ngày càng hiệu quả hơn. Từ đó công ty đã bán trực tiếp sản phẩm vào nhóm thị trường có mức giá cao như Nhật, Đức, Pháp,Thụy Điển… Việc sản xuất chủ yếu của công ty được thực hiện theo đơn đặt hàng của trung gian là những công ty nước ngoài. Họ đặt hàng theo lô hàng, họ quyết định nhãn mác, mẫu mã, kích cỡ, kiểu dáng thiết kế riêng biệt theo nên việc xác định phân đoạn thị trường theo địa lý, giới tính, tuổi tác, thu nhập…. rất khó được thực hiện.
2.3.2 Thực trạng về hoạt động Marketing mix tại Công ty CP Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai. Khẩu Đồng Nai.
Để có thể thấy rõ được thực trạng về các hoạt động marketing mix của Công ty CP Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai, luận văn sẽ dử dụng dữ liệu thứ cấp về 4 yếu tố Sản phẩm (Product), Giá sản phẩm (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến hỗn hợp (Promotion) được thu thập tại Công ty trong thời gian qua.
2.3.2.1 Chính sách sản phẩm
- Khi mới thành lập, Xí nghiệp Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai là một doanh nghiệp nhỏ của Nhà nước nên công nghệ kỹ thuật chưa hiện đại, máy móc lỗi thời, chủ yếu là làm thủ công nên năng suất thấp, quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Vì lẽ đó, Xí nghiệp đã từng bước cải tiến quy trình công nghệ, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng từ các nước Châu Âu và Châu Á. Bên cạnh đó, công ty đã không ngừng cải tiến ở khâu quản lý, tăng năng suất làm việc, vận dụng hết công suất máy móc để làm ra sản phẩm nhiều hơn. Công ty cũng đã không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tốt hơn và tạo sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Sản phẩm của công ty mặc dù trước đây có rất nhiều về chủng lọai, đa dạng về mẫu mã, nhưng phần lớn mẫu mã sản phẩm là do khách hàng cung cấp dẫn đến công ty chưa có các họat động nghiên cứu thị trường để hướng tới sự khác biệt hóa sản phẩm.
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
(Nguồn: Phòng hành chánh)
Gỗ được mua từ các đơn vị trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác tập kết về bãi chứa gỗ tại công ty. Gỗ được đem đi xẻ thành khối, tùy từng loại gỗ mà ta tiến hàng quá trình tẩm chân không hoặc luộc gỗ, gỗ sau khi tẩm hoặc luộc được chuyển qua lò sấy nhằm làm khô gỗ.. Sau đó gỗ sẽ được qua công đoạn sơ chế, tại đây gỗ được sẻ nhỏ, chà nhám thành các miếng gỗ nhỏ phù hợp với thiết kế. Tiếp theo các miếng gỗ này được chuyển qua xưởng tinh chế, tại đây sẽ diễn ra các quá trình như mài bóng, sơn sản phẩm, sau đó sẽ tiến hành lắp ráp sản phẩm, kiểm tra và nhập kho.
*Các mặt hàng sản xuất chính của Công ty:
Công ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Đồng Nai chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau: Hàng mộc: Gồm 2 nhóm mặt hàng chính là: Nguyên liệu gỗ Xẻ gỗ Tấm chân không (Gỗ cao su) Luộc gỗ (Gỗ dầu-chò…) Lò sấy Sơ chế Tinh chế Lắp ráp Hoàn chỉnh sản phẩm KCS Nhập kho
- Bàn ghế ngoài trời: các mặt hàng này do yêu cầu sử dụng ngoài vườn phải chịu sự tác động của khí hậu và thời tiết, nên phải đựơc làm từ các loại gỗ rừng tự nhiên có độ chịu lực và độ bền tốt, màu sắc sậm tạo cảm giác cứng cáp và vân thớ mịn đẹp như: gỗ dầu, gỗ chò…
- Bàn ghế và các đồ dùng trong nhà: làm bằng gỗ rừng trồng như gỗ tràm, gỗ cao su…, các loại gỗ này có sức bền kém nên chỉ sử dụng tốt trong nhà. Gỗ cao su có đặc tính nhẹ, bền, vân thớ đẹp, màu sắc sáng thích hợp để làm bàn ghế hoặc đồ trang trí trong nhà. Gỗ tràm màu sắc không đẹp nhưng có độ bền cao và giá rẻ dùng sản xuất các sản phẩm không sử dụng lâu dài.
Đũa tre xuất khẩu: Được sản xuất từ cây lồ ô hoặc cây luồng. Đũa đựơc đóng gói bằng bao bì PE thành từng đôi một và xuất khẩu. Đây là loại sản phẩm chỉ dùng một lần rồi bỏ.
*Nguồn nguyên liệu của Công ty:
- Đũa tre xuất khẩu được làm từ nguyên liệu chính là lồ ô hoặc tre gai, nguồn cung cấp chủ yếu là rừng tự nhiên trong nước, loại nguyên liệu này cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi các chính sách của Nhà nước. Trước đây vùng nguyên liệu còn nằm trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Nhưng nguyên liệu ngày càng cạn dần, nên công ty phải dời các xưởng sơ chế nguyên liệu đi ngày càng xa hơn nên đã ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận của công ty. Do đó, khả năng cung ứng mặt hàng đũa tre của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả.
- Mặt hàng mộc: nhóm hàng dùng trong nhà làm từ gỗ cao su, nguồn cung ứng nguyên liệu là từ các nông trường trong nước. Công ty đã chủ động liên hệ với các nông trường cao su để