- Công nghệ đã được cải tiến nhưng vẫn chưa theo kịp những công ty có quy mô lớn hơn, ch
3.2.4 Một số giải pháp hỗ trợ
Trong mỗi công ty sản xuất, máy móc thiết bị là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công cũng như thất bại của công ty. Việc nghiên cứu cải tiến kỹ thuật công nghệ cần được Công ty chú trọng nhằm tăng chất lượng của sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm do đó sản phẩm bán ra giá giảm tạo được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ và đứng vững trên thị trường xuất khẩu
b. Nghiên cứu phát triển sản phẩm:
Nghiên cứu phát triển sản phẩm để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chưa được thoả mãn của khách hàng, đổi mới sản phẩm giúp Công ty nắm bắt cơ hội từ môi trường kinh doanh và tạo dựng sự khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Tất nhiên, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm không thể nằm ngoài mục đích gia tăng lợi nhuận hoặc cắt giảm chi phí. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm của Công ty theo nhiều hướng khác nhau:
- Hoàn thiện sản phẩm hiện có
* Hoàn thiện sản phẩm hiện có về hình thức: giá trị sử dụng của sản phẩm không có gì thay đổi nhưng hình dáng bên ngoài của sản phẩm thay đổi tạo nên sự hấp dẫn hơn với khách hàng, nhờ đó tăng và duy trì lượng bán.
* Hoàn thiện sản phẩm về nội dung: có sự thay đổi về nguyên liệu sử dụng sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng không đổi.
* Hoàn thiện sản phẩm cả về hình thức lẫn nội dung: có sự thay đổi về hình dáng bên ngoài lẫn thay đổi về vật liệu chế tạo sản phẩm.
- Phát triển sản phẩm mới
Giải pháp phát triển sản phẩm “Mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu”
Hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, trình độ sản xuất ngày càng nâng cao, vị trí của sản phẩm ngày càng quan trọng. Công ty cần phải có một chiến lược sản phẩm hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng
a. Mở rộng quy mô về vốn, nhà xưởng, công nghệ:
hàng có chính sách đặc biệt đối với các doanh nghiệp gỗ.
- Đầu tư cải tiến kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để làm giảm giá thành sản phẩm tạo ra sức mạnh để cạnh tranh. Đồng thời sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, hợp vệ sinh.
b. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm:
- Đa dạng hóa sản phẩm cả về chủng loại, giá cả, mẫu mã… - Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo uy tín với khách hàng.
c. Thường xuyên có sản phẩm mới:
Thiết kế ra những sản phẩm mới đa chức năng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Dù là trong thời đại nào thì yếu tố con người vẫn luôn là quan trọng trong mọi tổ chức, do vậy CP CBHXK Đồng Nai cần có những chính sách phù hợp cho nguồn nhân lực ở công ty mới mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tác giả có một số đề xuất về chính sách nguồn nhân lực tại công ty như sau:
Rà soát, kiểm tra chất lượng, số lượng nguồn nhân lực định kì theo quý, năm nhằm sàng lọc và đánh giá về năng lực của tất cả cán bộ công nhân viên để có thể giữ lại những nhân viên có năng lực tốt, tạo điều kiện cho họ có cơ hội thăng tiến trong công việc một cách công bằng và đào tạo hoặc bố trí những nhân viên không đạt làm ở những bộ phận thích hợp.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp thì việc tuyển chọn nhân viên kinh doanh ngoài những tính cách như nhiệt tình, có óc tổ chức, khả năng thuyết phục, khả năng ngôn ngữ... thì cần phải có thêm các tính cách như ít thay đổi công việc, kiên nhẫn, nhiệt huyết, có đầu óc tiếp thu kĩ thuật tốt và khả năng ứng phó với những rủi ro cao. Đồng thời công ty cũng cần tạo ra môi trường làm việc có tính cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say, khẳng định vị trí của mình
Đặc biệt là đội ngũ nhân viên marketing - nghiên cứu thị trường của Công ty đang thiếu hụt. Cần có chính sách tuyển dụng nhân sự phù hợp để có thể nhanh chóng thành lập phòng Marketing nhằm thực hiện những hoạt động nghiên cứu thị trường và marketing cho công ty.
Xây dựng chính sách đãi ngộ và trọng dụng nhân tài, bố trí sắp xếp công việc phù hợp với năng lực lẫn nguyện vọng của nhân viên tạo điều kiện cho họ có thể phát
huy hết năng lực bản thân, góp phần mang lại sự thành công trong công việc cá nhân cũng như của Công ty.
Duy trì và phát huy hơn nữa văn hóa công ty để gắn kết mọi thành viên. Tạo bầu không khí làm việc năng động, chuyên nghiệp và hiệu quả trong tất cả các phòng ban. Phát triển hệ thống thông tin nội bộ đoàn kết, tạo mối quan hệ tốt giữa các nhân viên trong các phòng ban với nhau, thắt chặc tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Ngoài ra công ty cần cân đối nguồn tài chính để điều chỉnh mức thu nhập và các khoản thưởng hay các chế độ phúc lợi vào các ngày lễ, Tết, tổ chức đi dã ngoại du lịch, để cán bộ công nhân viên được trải nghiệm và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, nhằm khuyến khích họ hăng say làm việc, gắn bó lâu dài với Công ty.
Hiệu quả dự kiến giải pháp đạt được:
Phát triển nguồn nhân lực giúp cho người lao động tự tin, tạo cho họ cảm giác yên tâm khi làm việc, đem hết khả năng của mình phục vụ cho Công ty. Tạo động lực làm việc cho nhân viên, phát huy tiềm năng để hoàn thành công việc tốt hơn.
Tạo ra sức mạnh vững chắc để công ty cạnh tranh lành mạnh trên mọi lĩnh vực.
Nâng cao tính ổn định và năng động của công ty. Tạo nền móng vững chắc cho công ty có khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh với các Doanh nghiệp khác để có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Xây dựng lại chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng
Luôn sẵn sàng đáp ứng cho khách hàng với những yêu cầu của họ. Chính sự hài lòng của các khách hàng trung thành của công ty mới có thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài của mình. Qua đó công ty có thêm những cơ hội tiếp cận với các khách hàng mới thông qua sự giới thiệu của họ.
Luôn tuân thủ các quy định trong hợp đồng xuất khẩu, giao hàng đúng mẫu, đúng hạn cho khách hàng.
Thường xuyên hỏi thăm, thu thập thông tin phản hồi của các khách hàng về sản phẩm của công ty qua email, điện thoại…
Ngoài ra để làm thoả mãn hơn nhu cầu mong muốn của khách hàng, Công ty cần chú ý tăng cường dịch vụ sau bán hàng để hỗ trợ khách hàng như hỗ trợ các khách hàng đối với các sản phẩm lỗi hoặc gặp vấn đề trong quá trình vận chuyển
Hiệu quả dự kiến giải pháp đạt được: Giữ chân được các khách hàng truyền thống.
Có cơ hội mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh
Đảm bảo năng suất lao động cao, đạt hiệu quả trong công việc.
Giải pháp về giá cả: “Đưa mức giá hợp lý và có tính cạnh tranh”
Trong giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế, cạnh tranh là việc không tránh khỏi đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh về giá cả là vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm. Việc định giá bán sản phẩm phải dựa trên nhiều yếu tố, do đó Công ty cần cân nhắc kỹ để đưa ra mức giá hợp lý và có tính cạnh tranh. Để đưa ra chiến lược giá khi xâm nhập vào một thị trường, Công ty cần dựa trên các yếu tố sau:
a. Định giá đúng cách:
Hiện nay, việc định giá cho sản phẩm xuất khẩu của Công ty chủ yếu vẫn là theo giá FOB. Với cách định giá này công ty sẽ mau chuyển rủi ro hơn nhưng lại không đóng vai trò là người thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá nên đã mất đi phần thu nhập hoa hồng cho việc làm này.
b. Chào giá đầy đủ và chính xác:
Việc chào giá là một công việc quan trọng và có ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp. Trong bối cảnh mọi thứ đều minh bạch, công khai thì công tác chào giá phải gắn liền với thị trường thế giới. Việc chào giá đầy đủ và chính xác là một thành công ban đầu để chiếm lĩnh một thị trường mới. Tuy nhiên, việc chào giá không hề đơn giản và khó đạt được mức chính xác do nhiều nguyên nhân. Bởi vậy để làm được điều này một cách hoàn hảo, tác giả xin đưa ra các biện pháp sau đây:
* Về chào giá đầy đủ: Tức là phải chào giá trên các sản phẩm mình bán ra, kèm theo giá của các sản phẩm thay thế, giá của các sản phẩm phụ trội, giá của sản phẩm kèm theo, giá chiết khấu... Do vậy khi chào hàng công ty phải xác định rõ đâu là giá chính và
đâu là giá phụ thêm để có thể chào giá một cách đầy đủ vừa không làm thiệt mình, vừa không phương hại đến lòng tin của khách hàng.
* Về chính xác: Đây là một vấn đề khó cần phải có thời gian và sức nắm bắt thị trường của doanh nghiệp. Để chào chính xác đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến những vấn đề sau:
- Giá thành phẩm sản phẩm - Giá sản phẩm trên thị trường - Giá đối thủ cạnh tranh chính - Mức lợi nhuận đạt được. - Xu hướng thị trường.
Bởi tham gia mới một thị trường là cực kỳ khó khăn. Và mức định giá chính xác là một việc quan trọng để tiến đánh vào thị trường
c. Lựa chọn phương thức bán hàng hợp lý:
Trong thời gian tới công ty nên chủ động đàm phán với đối tác để giành quyền chủ động trong việc lựa chọn điều kiện thương mại, giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm. Hiện nay, do truyền thống kinh doanh và do chưa có kinh nghiệm trong việc thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, Công ty nên thoả thuận với đối tác để có một sự lựa chọn điều kiện thương mại hợp lý hơn. Thường thì hàng xuất khẩu của công ty được đóng trong container, do đó nên lựa chọn điều kiện thương mại FCA thì chi phí sẽ ít hơn, rủi ro sẽ được chuyển nhanh hơn cho người mua. Tóm lại, trong tương lai công ty cần phải có sự thay đổi cách thức chọn điều kiện thương mại theo hướng:
+ Giành quyền chủ động thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm.
+ Chọn điều kiện thương mại phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay. + Chọn điều kiện thương mại với chi phí tối thiểu.
d. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp:
Tại Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai thường áp dụng hai phương thức thanh toán chủ yếu, đó là:
- Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer) còn gọi tắt là điện chuyển tiền.
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) dùng phương tiện là tín dụng (Letter of Credit), còn gọi tắt là phương thức thanh toán L/C.
Khi xuất hàng, Công ty nên sử dụng phương thức thanh toán L/C vì độ an toàn trong thanh toán quốc tế khá cao. Phương thức này thường áp dụng cho các hợp đồng lớn và những khách hàng mới. Tuy nhiên khi thanh toán theo phương thức L/C phải chú ý đến khâu kiểm tra L/C bởi nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C và hợp đồng thì công ty sẽ không đòi được tiền.
Giải pháp về chiêu thị : “Đẩy mạnh hoạt động chiêu thị”
Hoạt động chiêu thị là một trong những phương pháp tốt nhất để đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn. Chiến lược chiêu thị gồm các hoạt động sau:
a. Quảng cáo:
Những sản phẩm đồ gỗ nội thất thường do các bà nội trợ mua về, mà đặc điểm của nhóm khách hàng này là thích xem truyền hình. Do đó, việc quảng cáo trên truyền hình là phương pháp hữu hiệu vì quảng cáo trên tivi là sự kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh, màu sắc… là những hình ảnh rất dễ để lại ấn tượng nơi người xem. Mặt khác, hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu hết mọi gia đình đều sử dụng máy vi tính, điện thoại thông minh có nối mạng, do đó quảng cáo sản phẩm qua website, facebook, youtube….sẽ kết nối được với rất nhiều khahcs hàng tiềm năng, là phương pháp rất hữu hiệu và được hầu hết các công ty áp dụng với chi phí thấp và nhận được kết quả phản hồi nhanh nhất.
b. Khuyến mãi:
Khuyến mãi là hoạt động kích thích mua hàng có hiệu quả. Công ty có thể áp dụng một số hình thức khuyến mãi sau:
- Giảm giá sản phẩm vào các dịp lễ lớn để đẩy mạnh sức mua, hay giảm giá cho các khách hàng quen thuộc hay có đơn đặt hàng lớn để tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp.
- Có chính sách ưu đãi dành cho các bạn hàng quen thuộc để tăng sức mạnh liên kết làm ăn với công ty.
- Tặng những sản phẩm đi kèm đồng bộ hoặc có dịch vụ tư vấn trực tiếp, miễn phí sau mua để tạo sự ham thích của khách hàng.
c. Truyền thông, quan hệ công chúng:
Hoạt động này giúp xây dựng mối quan hệ đẹp với công chúng qua việc cung cấp các thông tin về hoạt động của công ty. Để thực hiện tốt công tác này, công ty phải chủ động tham gia vào các hội chợ triển lãm ở nước ngoài và có kế hoạch giới thiệu, trưng bày sản phẩm sao cho gây được ấn tượng nơi người tham dự triển lãm. Đặc biệt công ty phải cử những cán bộ có khả năng ngoại ngữ tốt và phải có sự chuẩn bị chu đáo trong việc giới thiệu sản phẩm. Hội chợ triển lãm là nơi gặp gỡ rất nhiều khách hàng tiềm năng và đây có thể là cơ hội để có hợp đồng mới.
3.3 Kiến nghị
Nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty CP CBHXK Đồng Nai đến năm 2025, tác giả xin đưa một số kiến nghị: