Vềnội dung cần trình bày được các ý sau

Một phần của tài liệu thuvienhoclieu.com-Bo-de-doc-hieu-Ngu-Van-8 (Trang 141 - 144)

- Thể loại: truyện ngắn

b. Vềnội dung cần trình bày được các ý sau

- Đồn thuyền xuất phát giữa buổi bình minh trong sáng, dịu mát và rực rỡ nắng mai hồng.

- Những chàng trai miền biển khỏe mạnh, vạm vỡ hăng hái chèo ra khơi. - Hình ảnh so sánh kết hợp với các động từ mạnh "hăng, phăng, vượt" cho ta thấy khí thế mạnh mẽ, dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi.

- Hình ảnh so sánh chính xác, giàu ý nghĩa: "cánh buồm - mảnh hồn làng" làm cho hình ảnh cánh buồm trở lên lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng và rất thơ mộng. Nhà thơ chợt nhận ra cái linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm.

- Cánh buồm được nhân hóa như một con người, nó đang rướn cao thân mình thu hết gió của đại dương đẩy con thuyền đi nhanh hơn.

- Đoạn thơ đã vẽ lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn tràn đầy sức sống thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân làng chài.

ĐỀ 11:

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phịng, hè ơi!

Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!…” (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày hồn cảnh sáng tác

bài thơ

Câu 2: Trong câu "Ta nghe hè dậy bên lòng", biện pháp tu từ nào đã được sử dụng. Câu 3: Chỉ ra các câu cảm thán trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.

Câu 4: Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.

Câu 5 : Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên

ĐỀ 12:

Cho câu thơ:

Ta nghe hè dậy bên lòng…

Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại của bài?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ vừa hoàn thành? Câu 3: Nhận xét về cách dùng từ của tác giả và nêu tác dụng? Câu 4: Cho biết nhan đề bài thơ? Em hiểu nhan đề đó như thế nào? Câu 5: Viết đoạn văn 8-10 câu, trình bày cảm nhận về đoạn thơ? ĐỀ 13:

Cho câu thơ sau:

"Ta nghe hè dậy bên lòng"

Câu 1: Hãy chép tiếp các câu thơ cịn lại để hồn thành khổ thơ?

Câu 2: Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hồn cảnh nào?

Thuộc thể thơ gì?

Câu 3: Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 4: Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc

bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo hình thức Tổng - Phân -Hợp nêu cảm

nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép.

Cô yêu cầu cả lớp làm bài: ĐỀ 14 chuẩn bị 5 phút ĐỀ 14:

Phần I: Đọc – hiểu

Cho câu thơ:

"Ngục trung vô tửu diệc vô hoa" (Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Chép tiếp để tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh

Câu 2: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào? Tác giả là ai? Câu 3: Chọn và giải thích hai yếu tố Hán Việt trong bài thơ em vừa chép.

Câu 4: Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết tác dụng của câu

nghi vấn đó.

Câu 5: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ em vừa chép.

Câu 6: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài thơ phần Đọc

– hiểu

ĐỀ 15:

* Phần phiên âm

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tịng song khích khán thi gia. * Phần dịch thơ:

Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài của sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng- Hồ Chí Minh)

Câu 1: Trình bày hồn cảnh ra đời bài thơ.

Câu 2: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hồn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại

nói đến cảnh "Trong tù khơng rượu cũng khơng hoa"? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?

Câu 3: Câu thứ hai trong nguyên tác: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” có gì khác về

kiểu câu so với bản dịch thơ? Sự khác nhau đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy kể tên

một bài thơ khác của Bác có hình ảnh trăng.

Câu 5: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi

gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Câu 6: Viết đoạn văn khoảng (8 đến 10 câu) theo lối diễn dịch phân tích hai câu cuối

GỢI Ý: ĐỀ11

Một phần của tài liệu thuvienhoclieu.com-Bo-de-doc-hieu-Ngu-Van-8 (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w