- Đối với nền kinh tế: Tín dụng bán lẻ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm, phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính. Đồng thời là công cụ điều tiết kinh tế xã hội của nhà nước. Thông qua lãi suất, tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng góp phần lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền. Giúp truyền tải vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn, cụ thể là các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa nhỏ.
- Đối với khách hàng: Tín dụng bán lẻ đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng. Giúp cho khách hàng kịp thời tận dụng được những cơ hội kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được cải thiện rõ rệt, phát triển tình hình kinh doanh. Ngoài ra, khi được ngân hàng cho vay vốn hàm ý khách hàng đã được chọn lọc và có chất lượng tốt. Điều này làm tăng uy tín và giúp khách hàng mở rộng kinh doanh.
- Đối với ngân hàng: Đây là nguồn đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng nhất của ngân hàng. Thông qua hoạt động tín dụng bán lẻ, ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn,... Từ đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng.
Như vậy, tín dụng bán lẻ quả thật là “vũ khí lợi hại” của ngân hàng. Mang lại khoản lợi không hề nhỏ cho ngân hàng. Đồng thời đó cũng là một giải pháp tài chính giúp cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ nguồn vốn để thực hiện các dự định kinh doanh của mình.