Nguồn nhân lực khối tín dụng bán lẻ của MSB mang những đặc điểm chung của nguồn nhân lực Việt Nam, điển hình như:
- Thể trạng của nguồn nhân lực nhìn chung còn hạn chế. Các chỉ số về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, sức bền khá thấp so với ở các quốc gia phát triển. Trong bối cảnh cạnh tranh có tính toàn cầu, đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi cường độ làm việc cao như ngân hàng thương mại, sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực cải thiện nhiều hơn, để dần tiệm cận với các chuẩn về sức khoẻ của quốc tế.
- Nguồn nhân lực có nhiều thế mạnh như: tố chất thông minh, khéo léo, tỉ mỉ. Tỷ lệ cơ cấu dân số theo độ tuổi đang ở vào giai đoạn lý tưởng. Thêm vào đó, là khả năng học tập tốt và truyền thống biết vượt khó vươn lên.
- Nguồn nhân lực còn yếu về ngoại ngữ, trở thành một trong những rào cản chính trong tiến trình hội nhập để phát triển.
- Nguồn nhân lực còn thiếu hụt về mặt kỹ năng, từ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc cho đến kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo. Tồn tại này làm suy giảm hiệu suất của tổ chức, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của các cá nhân trong tổ chức.
- Nguồn nhân lực còn mang sức ỳ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp: thiếu tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động chưa cao. Nhưng nguy hại nhất là ở tư duy nhiệm kỳ, phát triển manh mún, chuộng hình thức, chạy theo thành tích và tâm lý đám đông; trong khi thiếu tầm nhìn và chiến lược dài hạn.
- Nguồn nhân lực, cũng chịu chi phối bởi văn hoá dân tộc và tập quán sinh hoạt của địa phương. Điều này, có thể dẫn tới những xung đột giữa mô hình quản lý kiểu phương tây với truyền thống đề cao vai trò gia đình, dòng họ và trách nhiệm của người phụ nữ. Một công việc áp lực cao và đòi hỏi làm ngoài giờ nhiều ở ngân hàng, cộng với khả năng quản lý thời gian và kỹ năng cân bằng cuộc sống không tốt, có thể là nguy cơ làm rạn nứt những giá trị tốt đẹp trong các gia đình truyền thống. Và khi những nhân viên cảm thấy thiếu hạnh phúc trong cuộc sống cá nhân, nó sẽ tác động tiêu cực trở lại đến kết quả làm việc tại ngân hàng hay các tổ chức nói chung.
Bên cạnh những đặc điểm chung nêu trên, nguồn nhân lực khối tín dụng bán lẻ của MSB có những đặc điểm riêng như:
- Chất lượng nguồn nhân lực khối tín dụng bán lẻ còn nhiều hạn chế. So với nhiều ngành nghề lĩnh vực khác, đầu vào tuyển dụng của các NHTM nói chung và khối tín dụng bán lẻ MSB nói riêng khá cao và khắt khe, từ yêu cầu về ngoại hình, bằng cấp tới chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Nhưng do những yếu kém chung của hệ thống đào tạo của nước ta hiện nay, nên nhân sự khối tín dụng bán lẻ tuyển dụng (dù phần lớn đã được đào tạo chính quy, bài bản) vẫn phải đào tạo lại gần như toàn bộ trước khi được giao việc. Không những vậy mà sau khi đã được đào tạo lại, những lỗ hổng không nhỏ vẫn tồn tại: cả ở kiến thức cứng, kỹ năng mềm lẫn trình độ ngoại ngữ.
- Với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực bán lẻ trong các NHTM tại Việt Nam, cũng như sự thay đổi của hạ tầng công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế, một bộ phận nhân lực có thâm niên cao gặp nhiều khó khăn trong việc bắt kịp điều kiện kinh doanh mới. Thực tế này gây thêm những khó khăn cho MSB trong công tác nhân sự của khối tín dụng bán lẻ.
- Nguồn nhân lực khối tín dụng bán lẻ đang bị thiếu hụt chuyên gia, chưa quan tâm thoả đáng đến đội ngũ nhân lực kế cận và chủ chốt.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính ở một số bộ phận mất cân xứng: Điển hình như ở bộ phận giao dịch trong khối tín dụng bán lẻ chủ yếu là nữ giới. Trong khi đó, công việc ở bộ phận tín dụng hay thu hồi nợ lại thường có tỷ lệ nam giới cao hơn nhưng khía cạnh này phản ánh tính đặc thù nhiều hơn là một thực tế bất ổn.
Tóm lại, nguồn nhân lực khối tín dụng bán lẻ của MSB có những khiếm khuyết nội tại. Do đó, nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực khối tín dụng bán lẻ của MSB là vấn đề mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
MSB luôn chú trọng công tác bố trí, sắp xếp nhân sự phù hợp với nhu cầu tại Hội sở và các Chi nhánh đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Trong giai đoạn 2017 - 2019 số lượng lao động của MSB gia tăng rất nhanh do Ngân hàng mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động. Tính đến 31/12/2019 MSB hiện có hơn 7.000 cán bộ, phục vụ trên 2,1 triệu khách hàng cá nhân, gần 50,000 khách hàng doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa và lớn. Trong đó số lượng lao động trong Khối tín dụng bán lẻ bao gồm các lãnh đạo quản lý và nhân viên trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ chủ yếu thuộc: Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng doanh nghiệp; Khối quản lý tín dụng; khối vận hành; khối quản lý rủi ro; Hội đồng quản lý vốn; Hội đồng tín dụng và đầu tư. Số liệu chi tiết lao động Khối tín dụng bán lẻ được tổng hợp tại bảng 2.2.
Theo số liệu tại bảng 2.2 cho thấy:
- Về số lượng lao động
+ Đến 31/12/2018 tổng số lao động Khối tín dụng bán lẻ của Ngân hàng là 1.141 người, so năm 2017 tăng lên 142 người tương ứng với tỷ lệ là 109,85%. Trong đó: Số lao động là cán bộ quản lý là 337 người, tăng 33 người so năm 2017 tương ứng với tỷ lệ 110,86%; Số lao động là nhân viên là 1.246 người tăng 109 người so năm 2018 tương ứng với tỷ lệ 109,59%.
+ Đến 31/12/19 tổng số lao động của Khối tín dụng bán lẻ của Ngân hàng là là 2.421 người, so năm 2018 tăng 838 người tương ứng với tỷ lệ 152,94%. Trong đó: Số lao động là cán bộ quản lý là 465 người, tăng 128 người so năm 2018 tương ứng với tỷ lệ 37,98%; Số lao động là nhân viên là 1.956 người tăng 710 người so năm 2018 tương ứng với tỷ lệ 156,98%.
- Về cơ cấu lao động theo giới tính
Trong năm 2018 tổng số nam giới trong Khối tín dụng bán lẻ của MSB là 826 người tăng 81 người so với năm 2017 tương đương với tỷ lệ là 110,87%, sang năm 2019 tổng số nam giới là 1.256 người tăng 430 người so với năm 2018 tương đương với tỷ lệ là 152,06%.
Bảng 2.2. Bảng tổng lao động Khối tín dụng bán lẻ tại MSB giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Người STT Chỉ tiêu Năm So sánh 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- (%) +/- (%) 1 Số lượng lao động 1.441 1.583 2.421 142 109,85 838 152,94 1.1. Cấp quản lý 304 337 465 33 110,86 12 8 137,98 1.2. Cấp nhân viên 1.137 1.246 1.956 10 9 109,59 71 0 156,98
2 Phân theo giới tính
2.1 Nam 745 826 1256 81 110,87 43
0 152,06
2.2 Nữ 696 757 1.165 61 108,76 40
8 153,90
3 Phân theo độ tuổi
3.1 Dưới 30 tuổi 611 686 1096 75 112,27 410 159,77 3.2 Từ 30-40 tuổi 345 420 636 75 121,74 216 151,43 3.3 Trên 40 tuổi 485 477 689 -8 98,35 212 144,44 4 Phân theo trình độ 4.1 Trên đại học 94 116 189 22 123,40 73 162,93 4.2 Đại học 1081 1287 2036 20 6 119,06 74 9 158,20 4.3 Cao đẳng, trung cấp 266 180 196 -86 67,67 16 108,89
(Nguồn: Khối quản trị nhân lực MSB)
Như vậy có thể nhận thấy lao động là nam trong Khối tín dụng bán lẻ của MSB chiếm tỉ trọng cao so với lao động nữ với tỷ lệ cao hơn không nhiều, cụ thể: năm 2017 nam giới chiếm 51,7%, năm 2018 chiếm 52,2% và năm 2019 là 51,9%. Điều này hoàn toàn phù hợp vì các cán bộ tín dụng là nam giới sẽ thuận lợi hơn khi đi khảo sát thực tế so với nữ giới.
- Về cơ cấu lao động theo độ tuổi
Trong giai đoạn 2017 – 2019 độ tuổi dưới 30 tuổi Khối tín dụng bán lẻ của MSB luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các độ tuổi. Đây là độ tuổi trẻ trung, năng động và khả năng tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất điều này thể hiện sự trẻ hóa của
lực lượng lao động của Ngân hàng. Tuy nhiên hạn chế là độ tuổi này chưa còn thiếu kinh nghiệm trong công tác. Vì vậy để các lao động trong độ tuổi này có đầy đủ kiến thức và kỹ năng áp ứng yêu cầu công việc thì Ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi để các lao động này được đào tạo nâng cao trình độ.
- Về cơ cấu lao động theo trình độ
Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực đã qua đào tạo là một trong các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực. Cơ cấu này là một trong những vấn đề cơ bản nhất khi xem xét, đánh giá nguồn nhân lực của một tổ chức.
Trình độ chuyên môn của lao động Khối tính dụng bán lẻ của trong giai đoạn 2017 – 2019 ngày càng tăng lên:
+ Số lao động có trình độ trên đại học năm 2017 là 94 người, 2018 là 116 người so với năm 2017 đạt 123,4%, đến năm 2019 là 189 người so với năm 2018 đạt 162,93%.
+ Lao động có trình độ đại học năm 2017 là 1.081 người, năm 2018 là 1.287 người tăng 19 người so năm 2017 tương ứng với tỷ lệ 119,6%; năm 2019 là 2.036 người, tăng 749 người so năm 2018 tương ứng với tỷ lệ 158,2%.
+ Lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp trong năm 2017 là 266 người, 2018 giảm xuống còn 180 người tương ứng với tỷ lệ 86% và sang năm 2019 MSB tuyển thêm nhiều lao động trong đó có 1 số trường hợp tốt nghiệp cao đẳng nên tổng số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp là 196 người tăng thêm 16 người so với năm 2018 tương ứng với tỷ lệ 108,89%.
Như vậy số lượng nhân viên có trình độ đại học luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong Chi nhánh và theo xu hướng năm sau cao hơn so với năm trước: 2017 chiếm 75%, 2018 chiếm 81,3% và năm 2019 chiếm 84,1% là do ngoài việc đào tạo nâng cao trình độ CBNV thì trong tuyển dụng của những năm gần đây MSB đã nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng.
Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực không chỉ dựa trên trình độ học vấn mà còn dựa vào hiệu suất lao động, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng thích nghi với môi trường của người lao động. Trước những đòi
hỏi ngày càng cao trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu, hội nhập nền kinh tế quốc tế, nguồn lực còn bộc lộ những hạn chế và bất cập cần phải khắc phục. Nhân viên chưa thật sự hiểu sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Cụ thể:
- Nhân viên kinh doanh: Kỹ năng phục vụ khách hàng, bán hàng và kinh doanh chưa tốt, về chuyên môn chưa nắm vững các sản phẩm và dịch vụ để nêu ra những tiện ích của sản phẩm khi tiếp thị khách hàng, trình độ phân tích tín dụng, đánh giá rủi ro tín dụng chưa cao, chưa sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý của Ngân hàng dẫn đến tình trạng chậm trễ tiến độ khi trình hồ sơ hay đốc thúc khách hàng trả nợ.
- Nhân viên vận hành: Chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ của MSB dẫn đến những khó khăn trong quá trình tác nghiệp, thiếu kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp. Trình độ công nghệ chưa thật sự thành thạo, còn lúng túng trong quá trình tác nghiệp dẫn đến chậm trễ khi phục vụ khách hàng với số lượng lớn.
Với định hướng xây dựng một hệ thống quản trị bền vững, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam cũng như áp dụng các thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp, MSB đã hệ thống hóa các nguyên tắc quản trị - điều hành kết hợp với thực tiễn để đưa vào Cẩm nang quản trị điều hành - đây là kim chỉ nam giúp các Trưởng Đơn vị, bộ phận vận dụng linh hoạt sáng tạo trong công tác quản trị.
Đặc biệt MSB đã rất quan tâm đầu tư đào tạo đội ngũ quản trị. MSB có cả một Chương trình Management Trainee được triển khai từ năm 2011 nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo cấp trung xuất sắc, có tầm nhìn và năng lực chuyên môn cao. Sau gần 10 năm thực hiện, đến nay chương trình cung cấp cho Ngân hàng này nhiều nhà quản lý trẻ tài năng và tâm huyết.
Là một bộ phận giữ vị trí khá quan trọng trong hoạt động của MSB, đội ngũ CBNV Khối tín dụng bán lẻ của Ngân hàng về cơ bản đáp ứng tốt được yêu cầu công việc được giao cũng như có thể tham gia vào các khóa đào tạo do Ngân hàng tổ chức. Bởi vì xét về độ tuổi, giới tính và trình độ thì đội ngũ CBNV của Khối tín dụng bán lẻ khá cân đối về nam nữ, có tính kế thừa về thâm niên công tác và trình
độ chuyên môn ngày một tốt hơn.