thương mại
Thứ nhất, đào tạo nhân lực khối tín dụng bán lẻ trong NHTM được dựa trên sự đảm bảo tài chính tương đối vững chắc. Với các doanh nghiệp, họ có thể gặp những vấn đề về huy động vốn để tài trợ cho các dự án của mình. Trong khi, NHTM chủ động và sẵn sàng hơn về tín dụng. Do đó, việc đầu tư cho các chương trình đào tạo nhân lực trong NHTM có điểm thuận lợi hơn (với điều kiện nếu chương trình đào tạo đó chứng minh được lợi ích tốt và có tính khả thi cao).
Thứ hai, đào tạo nhân lực khối tín dụng bán lẻ trong NHTM có cơ sở là một đội ngũ lao động với nền tảng căn bản tương đối tốt. Mặc dù còn những hạn chế (như đã phân tích ở các phần trên), nhưng nhân sự khối tín dụng bán lẻ của ngân hàng nhìn chung đều được lựa chọn là những người có tư chất tốt, có vốn kiến thức, cũng như thể hiện khả năng cạnh tranh cao. Nền tảng đó giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có thể đạt được những hiệu quả tích cực nhất.
Thứ ba, đào tạo nhân lực khối tín dụng bán lẻ trong NHTM cần diễn ra liên tục để bắt kịp những thay đổi nhanh chóng của thị trường cũng như hạ tầng công nghệ. Hoạt động đào tạo nhân lực diễn ra liên tục sẽ tạo áp lực về khối lượng công việc cho các bộ phận có liên quan nhưng sự thay đổi diễn ra nhanh chóng cũng là điều kiện để tổ chức liên tục làm mới mình và tự tạo ra những cơ hội đột phá.
Thứ tư, đào tạo nhân lực khối tín dụng bán lẻ trong NHTM đối mặt với nguy cơ bị chảy máu chất xám. Vì vậy, công tác đào tạo nhân lực phải gắn chặt với việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, vừa thu hút được người tài, vừa hạn chế tối đa được tình trạng nhân viên giỏi trong ngân hàng mình nhảy việc.