2.2.2.1. Lập kế hoạch đào tạo nhân lực * Xác định mục tiêu đào tạo
Khối tín dụng bán lẻ nhằm:
- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, các kỹ năng thực hiện công việc, khả năng tổ chức quản lý cho người lao động để họ có thể thực hiện hiệu quả công việc của mình.
- Giúp cho người lao động có thể nắm bắt được những xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau khi tham gia đào tạo.
- Làm cho những người lao động có thể nắm bắt và ứng dụng kịp thời vào công việc với sự thay đổi của công nghệ ngân hàng trong thời gian tới.
Mục tiêu của chương trình đào tạo nhân lực Khối tín dụng bán lẻ được xây dựng dựa trên mục tiêu chiến lược của MSB. Trong thời gian qua, MSB đã chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực Khối tín dụng bán lẻ nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Tùy vào đối tượng nhân viên, MSB xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể.
Mục tiêu tác đào tạo nhân lực Khối tín dụng bán lẻ trong giai đoạn 2017 – 2019 của MSB được tổng hợp tại bảng 2.4.
Bảng 2.4. Mục tiêu đào tạo nhân lực Khối tín dụng bán lẻ của MSB, giai đoạn 2017 - 2019
STT Đối tượng Mục tiêu đào tạo
1
Nhà lãnh đạo, nhà quản trị
Hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng cần thiết đối với cấp quản lý, các kỹ năng quản trị điều hành để tạo nên một đội ngũ cấp quản lý có tầm nhìn xa, luôn biết hoạch định tốt công việc, quản lý rủi ro, quản lý nhân sự, có khả năng thích nghi cao do phương thức kinh doanh có hiệu quả liên thục thay đổi theo từng thời kỳ
2 Nhân viên mới
Giúp nhân viên hội nhập môi trường làm việc, hiểu mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức,quy trình quản lý tại MSB; nắm vững các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử tại công sở và tâm lý hội nhập; Nắm vững các tiêu chuẩn trong phục vụ khách hàng, nắm vững mô tả công việc, chức năng nhiệm vụ đối với chức danh mà mình trúng tuyển và đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết để làm việc.
3
Nhân viên đang làm
việc
Giúp nhân viên cập nhật các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc để có thể áp dụng thành công những thay đổi của công nghệ, các sảnphẩm mới của ngân hàng. Đào tạo giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho cơ hội thăng tiến, phù hợp với lộ trình phát triển nghề nghiệp của bản thân.
(Nguồn: Khối quản trị nhân lực MSB)
Trên cơ sở mục tiêu đào tạo chung, hàng năm MSB xây dựng mục tiêu cho các chương trình đào tạo cụ thể. Tuy nhiên các mục tiêu đề ra đã có liên quan đến công việc của nhân viên, có thể thực hiện được tuy nhiên các mục tiêu đào tạo chỉ mới chỉ mang tính chất định tính, khó định lượng. Ví dụ:
- Mục tiêu của chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn tài chính cá nhân Ngân hàng đề ra là: sau khi hoàn thành khóa học học viên sẽ hiểu rõ các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình, nắm vững các quy định về khách hàng, bảo đảm tiền
vay, hiểu rõ phương pháp lập tờ trình cơ bản, hiểu biết các sản phẩm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, có được các kỹ năng gọi điện thoại, giao tiếp, phỏng vấn và phục vụ khách hàng.
- Mục tiêu Chương trình đào tạo “Nâng cao năng lực tín dụng”: Mang lại kiến thức bài bản cơ sở ra quyết định tín dụng; Vận dụng trong công việc nhận diện khách hàng, phân tích rủi ro ngành, rủi ro kinh doanh của khách hàng; phân tích tài chính và dòng tiền, cấu trúc khoản vay, nhận diện dấu hiệu cảnh báo sớm, lựa chọn chiến lược thu hồi nợ trong công tác tín dụng; Vận dụng thiết kế phát triển chương trình/sản phẩm kinh doanh theo ngành; Vận dụng vào một số dự án ngân hàng triển khai hiện tại và tương lai: Dự án định vị giá trị khách hàng, phát triển năng lực tín dụng; Huấn luyện và đào tạo đội ngũ giảng viên nội bộ chuyên sâu về mảng tín dụng có thể tham gia đào tạo lại cho đội ngũ CBNV trên hệ thống.
Như vậy, các mục tiêu của từng chương trình đào tạo đưa ra cũng chỉ mang tính chất định tính, chưa định lượng nên không đo lường được.
2.2.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo
- Đối tượng được cử đi đào tạo là cán bộ công nhân viên của MSB có đủ các điều kiện: Còn yếu và thiếu các kỹ năng trong công việc của mình; Có ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, có thành tích trong công tác, có khả năng phát triển trong chuyên môn nghiệp vụ và có đủ điều kiện chiêu sinh của các khoá đào tạo; Thu xếp được thời gian, điều kiện công tác khi tham gia đào tạo, được lãnh đạo các đơn vị và Trung tâm Hỗ trợ đào tạo đề xuất trình lên được Ban Lãnh đạo đồng ý cử đi đào tạo.
- Các trường hợp không thuộc diện xét cử đi đào tạo: Là những trường hợp không đáp ứng những điều kiện như đã quy định ở trên; Đang trong thời gian thi hành kỷ luật của Hội sở/Chi nhánh hoặc có sai phạm chờ xét xử; Không được sự đồng ý của Lãnh đạo các đơn vị; Ngành nghề đào tạo không nằm trong kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của MSB.
MSB chia làm 03 đối tượng đào tạo là những nhân sự mới và nhân sự cũ để bố trí các khóa đào tạo phù hợp. Cụ thể:
kỹ năng thuyết trình, sử dụng trang thiết bị, an toàn bảo mật thông tin…
- Nhân sự cũ: Trau dồi kiến thức về chuyên môn, về sản phẩm mới, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, sử dụng trang thiết bị mới…
- Cán bộ chủ chốt và nhân sự kế thừa: Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành...
Trong đào tạo có thì mỗi đối tượng đào tạo lại phù hợp với một loại hình đào tạo, cụ thể như sau:
- Đối với loại đào tạo thường xuyên thì thường mang tính bắt buộc chủ yếu là những người mới được tuyển dụng, những người trong thời gian học việc, những người trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu công việc.
- Đối với loại đào tạo cao đẳng, đại học là để nâng cao trình độ chuyên môn. - Với những vị trí chủ chốt và nhân sự kế thừa các vị trí này sẽ được tạo điều kiện tham gia các lớp học liên kết với các trường đại học, các doanh nghiệp, cử đi đào tạo ở nước ngoài và được Hội đồng quản trị, hội đồng nhân sự, Ban Tổng giám đốc và Khối quản trị nguồn nhân lực lựa chọn.
2.2.2.3. Lựa chọn nội dung đào tạo
Trong nhiều năm qua, công tác đào tạo được MSB đặc biệt chú trọng đầu tư bởi “con người” chính là trung tâm, có tính chất quyết định sự thành công của chiến lược “nâng cao trải nghiệm khách hàng” mà Ngân hàng đang theo đuổi. Đặc biệt, để hoạt động đào tạo được tổ chức quy mô, bài bản theo quy chuẩn của một ngân hàng hiện đại, trong năm 2017, MSB đã xây dựng Trung tâm Đào tạo với cơ sở vật chất hiện đại tại hai Trụ sở chính: Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở nhu cầu đào tạo nhân lực được xác định, các mục tiêu, đối tượng và chương trình đã được lựa chọn, Trung tâm Đào tạo của MSB đã tiến hành xây dựng chương trình đào tạo nhân lực thường xuyên theo từng năm. Trong giai đoạn 2017 – 2019 nội dung đào tạo gồm hệ thống các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nhân lực Khối tín dụng bán lẻ.
2.2.2.4. Xác định phương pháp đào tạo
Để công tác đào tạo mang lại hiệu quả cao thì bên cạnh chương trình, nội dung đào tạo hợp lý, thì việc đưa ra một phương pháp đào tạo thích hợp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. MSB cung cấp các hình thức đào tạo và phát triển đa dạng
để đáp ứng nhu cầu đào tạo của cá nhân theo nguồn lực hiện có của Ngân hàng. Các phương pháp đào tạo của MSB đối với nhân lực Khối tín dụng bán lẻ gồm có: đào tạo tập trung tại lớp, đào tạo tại chỗ, luân chuyển công việc, huấn luyện kèm cặp, đào tạo trực tuyến và đào tạo bên ngoài. Trong đó:
- Đào tạo tập trung tại lớp: Trung tâm đào tạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện tại lớp, có điểm danh, cuối khóa có kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Đây là hình thức đào tạo phổ biến nhất, nhân viên có thể được đào tạo tại Trung tâm đào tạo của MSB hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo bên ngoài. Tất cả nhân viên khi ký hợp đồng chính thức với MSB đều được cử đi đào tạo tại Trung tâm đào tạo của MSB. Tại Trung tâm đào tạo, tùy vào nội dung cần phải truyền đạt đến nhân viên, giảng viên lựa chọn sử dụng kết hợp những phương pháp giảng dạy khác nhau như: trình bày, thảo luận nhóm, diễn tập, các hoạt động huấn luyện, đóng vai, bài tập tình huống, thực hành trên máy tính...
- Đào tạo tại chỗ, theo kiểu chỉ dẫn công việc: Do các bộ phận thuộc Khối tín dụng bán lẻ trong hệ thống MSB tự thực hiện nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của nhân viên đáp ứng mục tiêu và yêu cầu công việc của đơn vị cho nhân viên chưa có khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên biệt cho chức danh đó; nhân viên mới tuyển dụng nhưng chưa được tham gia khóa học đào tạo tập trung; nhân viên đã qua đào tạo tại Trung tâm đào tạo nhưng cần được trang bị thêm kỹ năng, kèm cặp giải quyết các tình huống thực tế nhằm bảo đảm thực hiện công việc một cách thành thạo... Căn cứ vào tình hình thực tế.
Đây là hình thức đào tạo khá phổ biến bởi vì hình thức đào tạo này, MSB tiết kiệm được chi phí đào tạo, nhân viên có thể nắm bắt nhanh chóng các vấn đề thực tế. Nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng chất lượng đào tạo không cao do đào tạo không bài bản, người hướng dẫn và đào tạo trực tiếp không có khả năng truyền đạt kiến thức.
- Đào tạo trực tuyến (E-learning): Là hình thức học qua mạng máy tính nội bộ của MSB. Hiện nay, MSB đang đẩy mạnh hoạt động đào tạo trực tuyến. Trong năm 2017 MSB đã tổ chức trên 100 chương trình cho 7.842 lượt học viên Khối tín
dụng bán lẻ tham gia học online và 11.070 lượt học viên test online, đáp ứng nhu cầu học tập của toàn thể nhân viên Khối tín dụng bán lẻ của MSB.
Các CBNV nằm Khối tín dụng bán lẻ nằm trong kế hoạch tham gia đào tạo trực tuyến sẽ học trực tuyến qua máy tính cá nhân tại các Chi nhánh, nội dung học tập do Trung tâm đào tạo của MSB chuẩn bị dưới sự trợ giúp của một số chuyên gia MSB mời tư vấn, hỗ trợ.
MSB áp dụng hình thức E-learning có ưu điểm là chi phí đào tạo rất thấp vì nhân viên có thể học tại nơi làm việc thông qua hệ thống máy tính, không mất chi phí đi lại, ăn ở và số lượng học viên có thể tham gia khóa học là rất lớn. Tuy nhiên, nhược điểm rõ nhất của hình thức này là chất lượng học tập vẫn còn những hạn chế do thiếu sự tương tác trực tiếp giữa học viên và giáo viên, thời gian học lại bố trí từ 8h đến 19h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần – trong giờ làm việc để nhân viên vừa làm việc vừa kết hợp học tập nhưng việc nhân viên vừa phải hoàn thành công việc trong ngày vừa học trên e-learning nên không tránh khỏi việc học bị gián đoạn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập. Việc học tập bằng E-learning chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi học viên và hệ thống máy móc, đường truyền tín hiệu.
Mặc dù vẫn có những hạn chế nhất định cần khắc phục nhưng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển thì hình thức đào tạo E-learning có vai trò khá quan trọng trong đào tạo nhân viên Khối tín dụng bán lẻ của MSB. Hình thức này không chỉ giúp cho nhiều nhân viên có cơ hội được học tập, kết hợp vừa làm vừa học tại nơi làm việc với chi phí thấp mà E-Learning còn cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng... Tuy nhiên đào tạo trực tuyến không phải là hình thức đào tạo thay thế các hình thức đào tạo truyền thống mà nó chỉ là một giải pháp để nhân viên khối tín dụng bán lẻ của MSB có thêm cơ hội học tập với chi phí thấp hơn.
- Đào tạo bên ngoài: Ngoài việc tự tổ chức đào tạo thì hàng năm MSB cũng cử nhân viên Khối tín dụng bán lẻ tham dự khóa học tại các trường đại học trong và ngoài nước hoặc đào tạo thông qua các hội nghị, hội thảo.
2.2.2.5. Dự tính chi phí cho công tác đào tạo
Kinh phí đào tạo ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nhân lực, nó quyết định tới chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo. Ngân sách cho hoạt động đào tạo Khối tín dụng bán lẻ của MSB được lấy từ quỹ đầu tư và phát triển. Khối quản trị nguồn nhân lực của MSB có trách nhiệm dự toán kinh phí đào tạo cho toàn hệ thống. Khối quản trị nguồn nhân lực hướng dẫn các đơn vị dự trù ngân sách tài trợ đào tạo tại đơn vị vào đầu năm theo nhu cầu công việc và nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị.
Khối quản trị nguồn nhân lực chịu trách nhiệm tổng hợp kinh phí trên cơ sở dự trù của các đơn vị và ngân sách các chương trình đào tạo khác do khối quản trị nguồn nhân lực chủ trì. Ngân sách tài trợ đào tạo được Tổng giám đốc xem xét và trình Chủ tịch hội đồng nhân sự và lương thưởng phê duyệt. Các trường hợp phát sinh nhu cầu tài trợ đào tạo ngoài kế hoạch hoặc khi đã kết thúc ngân sách tài trợ đào tạo, sẽ được xem xét thực hiện vào năm sau trừ khi có sự phê duyệt của Chủ tịch hội đồng nhân sự và lương thưởng.
Chi phí đào tạo dự kiến của MSB cho đào tạo nhân lực Khối tín dụng bán lẻ được thống kê chi tiết tại Bảng 2.15.
Qua số liệu tại bảng 2.15 cho thấy kinh phí dự kiến cho đào tạo nhân lực Khối tín dụng bán lẻ của MSB đã tăng dần qua từng năm. Tuy nhiên so với tổng lợi nhuận mà Chi nhánh đạt được trong năm 2018, 2019 thì kinh phí dự kiến cho hoạt động đào tạo nhân lực Khối tín dụng bán lẻ của MSB vẫn còn hạn chế. Vì còn những kỹ năng cần thiết cho nhân lực Khối tín dụng bán lẻ chưa được đưa vào chương trình đào tạo của MSB, số lượng chương trình đào tạo và thời lượng đào tạo hàng năm vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được hết nguyện vọng của đội ngũ.
Bảng 2.5: Dự kiến kinh phí đào tạo nhân lực Khối tín dụng bán lẻ của MSB, giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Hình thức đào tạo Kinh phí So sánh (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
1 Đào tạo tại Ngân hàng 19.600 24.000 39.000 122,45 162,50