Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoài Nhơn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG KHỐI HÀNH CHÍNH NHÀ nước cấp HUYỆN TRÊN địa bàn HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 59 - 64)

đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030

3.1.1.1. Các quan điểm phát triển

- Phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực,

trên cơ sở thay đổi mơ hình tăng trưởng: Nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và tồn nền kinh tế. Phát triển nhanh cơng nghiệp, thương mại và dịch vụ, coi trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nơng thơn, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, gắn Hoài Nhơn trong mối quan hệ tổng thể với các huyện trong tỉnh, đặc biệt là các đô thị thành phố Quy Nhơn, Quảng Ngãi theo tuyến đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1A để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới, nhất là phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch.

- Phát triển NNL cốt lõi, chủ chốt, coi trọng phát huy nhân tố con người, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí cho dân cư, kết hợp với phát triển khoa học cơng nghệ ..., xem đó là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện CNH - HĐH.

- Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế hài hòa với mục tiêu xã hội, trên cơ sở đảm bảo sự công bằng xã hội, mà trước hết tạo công ăn việc làm,

xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho Nhân dân. Quan tâm thỏa đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn.

- Phát triển KT - XH hài hịa với mục tiêu bảo vệ mơi trường, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch. - Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh, quốc phịng, giữ vững ổn định chính trị và an tồn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong

các giai đoạn phát triển.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu tổng quát

Phát huy mạnh các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ. Xây dựng đồng bộ và từng bước hồn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật đơ thị, nông thôn và hạ tầng xã hội, phấn đấu đạt đơ thị loại IV và thị xã Hồi Nhơn vào năm 2020, đến năm 2030 lên thành phố loại III trực thuộc tỉnh.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở phát triển kết cấu hạ tầng kết nối hoàn chỉnh với tồn tỉnh Bình Định, định hình các cụm kinh tế cơng thương nghiệp chiến lược và tăng cường đào tạo lực lượng lao động, xây dựng đội ngũ, bộ máy nhân sự trong sạch vững mạnh; mở rộng thị trường và tăng cường sản xuất hỗ trợ, hồn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp.

Phát triển bền vững nơng nghiệp, thương mại, dịch vụ và cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa. Thực hiện tốt an sinh xã hội, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần của Nhân dân gắn phát triển với bảo vệ mơi trường, đảm bảo quốc phịng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

3.1.1.3. Mục tiêu cụ thể

- Phát triển kinh tế:

+ Giai đoạn 2016 - 2025, phấn đấu tốc độ tăng GTSX bình quân ở mức 17,1%/năm. Trong đó, nơng - lâm - ngư nghiệp tăng 4,9%/năm, cơng nghiệp - xây dựng tăng 22,2%/năm, dịch vụ tăng 13,9%/năm. Tổng thu ngân sách 22.706,73 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng GTSX bình quân ở mức 17,5%/năm. Trong đó, nơng – lâm – ngư nghiệp tăng 3,7%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 18,6%/năm, dịch vụ tăng 17,8%/năm. Tổng thu ngân sách 85.530,16 tỷ đồng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp: Tỷ trọng GTSX khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tương ứng là 19,4% và 80,6% (2020); Năm 2025 là

12,1% và 87,9%; Năm 2030 là 7,6% và 92,4%; Năm 2035, tỷ trọng tương ứng là 5,0% và 95,0%.

Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng dần, các năm 2020, 2025, 2030 tương ứng là: 58,07 triệu đồng/người; 89,82 triệu đồng/người; 128,22 triệu đồng/người.

-.Về phát triển xã hội

+ Dân số trung bình vào năm 2020 là 215.800 người, năm 2025 là 221.300 người, năm 2030 là 228.600 người; giảm tỷ suất sinh hằng năm 0,1- 0,15‰.

+ Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 là dưới 10%, đến năm 2025 là dưới 7% và dưới 2% vào năm 2030.

+ Giữ vững 100% xã, phường đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. + Tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,5 - 2%/năm theo tiêu chí mới.

+ Giải quyết việc làm cho lao động địa phương: 5.000 - 6.000 người/năm.

+ Tỉ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2020 trên 90%, năm 2025 trên 95%, đến 2030 là 100% dân số.

+ Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 là 69,56% bậc mẫu giáo và mầm non, 93,33% bậc tiểu học và 94,44% bậc trung học cơ sở. Đến

năm 2025 là 75% bậc mẫu giáo, mầm non, 96% bậc tiểu học, 97% bậc trung học cơ sở. Đến năm 2030 là 80% bậc mẫu giáo và mầm non và trên 98% cho các bậc tiểu học và trung học cơ sở.

- Về môi trường

+ Đến năm 2020, 80% rác thải sinh hoạt, 100% rác thải công nghiệp và y tế được thu gom và xử lý đạt chuẩn môi trường.

+ Đến năm 2025, 100% các cụm cơng nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

+ Đến năm 2030, 100% tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh; 90% tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế. + Đảm bảo các thị trấn, trung tâm huyện có hệ thống nước máy, các cụm dân cư trên 2.000 hộ có hệ thống cấp nước tập trung.

+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức về bảo vệ môi trường. Bảo tồn, cải tạo khu vực bị ô nhiễm và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Chấm dứt tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động khai thác khống sản.

+ Tăng độ bao phủ rừng lên 45% vào năm 2020 (quốc gia 48%, tỉnh

52,5%), 47% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030.

+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng và giám sát tốt hơn để giảm thiểu thiệt hại từ bão, lũ và thiên tai do biến đổi khí hậu. Giữ gìn mơi trường biển và ven biển để phát triển du lịch.

- Về quốc phòng, an ninh

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chú trọng xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phịng tồn dân, xây dựng huyện thành khu vực phịng thủ vững mạnh tồn diện; khơng ngừng củng cố thế trận lịng dân ngày càng vững chắc. Nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước về quốc phịng - an ninh, xây dựng kinh tế kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, nhất là các địa bàn, khu vực trọng điểm.

+ Nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên; tổ chức tốt công tác huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho

các đối tượng; quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, thực hiện công tác gọi công dân nhập ngũ hằng năm đạt chỉ tiêu trên giao, quan tâm hơn nữa đến cơng tác chính sách hậu phương quân đội.

+ Đẩy mạnh phong trào quần chúng tự quản an ninh trật tự khu vực biên giới biển. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng qn sự, cơng an, biên phịng và các ngành chức năng trong đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm túc quy định về phân định lãnh hải giữa

tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thực hiện tốt cơng tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; phòng tránh khắc phục hậu quả thiên tai.

- Về cơng tác cải cách hành chính

Đến năm 2020, hồn thiện đồng bộ hệ thống thể chế trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực đầu tư, đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, đáp ứng sự phát triển KT - XH của huyện;

Phấn đấu 100% các CQHC thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG KHỐI HÀNH CHÍNH NHÀ nước cấp HUYỆN TRÊN địa bàn HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)